Phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác GDHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 80)

9. Bố cục đề tài

2.5. Cơ sở đề xuất giải pháp

2.5.4.2. Phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác GDHN

a) Mục đích:

- Để cơng tác giáo dục HN đạt hiệu quả cao thì việc phát triển đội ngũ GV là biện pháp quan trọng cần thực hiện.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về GDHN trong thời gian tới, chúng ta cần có một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chun mơn sâu, có năng lực sư phạm về dạy nghề và hướng nghiệp, đặc biệt có tay nghề thực hành giỏi.

b) Nội dung và cách thực hiện:

- Trước mắt, để có giáo viên tham gia hoạt động GDHN, các trường THPT được khảo sát cần tận dụng hết đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sẵn có cùng với giáo viên kỹ

68

thuật, dạy nghề tại trường tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn giáo viên hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế ở các trường THPT. Tiếp đó, phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ này để họ nâng cao tay nghề, thực hiện tốt hơn vai trị của mình trong hoạt động GDHN.

- Hợp đồng với giáo viên ở các trường TCCN và dạy nghề về dạy hướng nghiệp cho học sinh. Vận động các nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề truyền thống của địa phương và đất nước.

- Liên kết với các trường DN, các trung tâm đào tạo, các chuyên gia tư vấn HN ngoài nhà trường để lập kế hoạch phối hợp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV làm công tác HN.

- Xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm PHHS, cựu học sinh đã ra trường và thành đạt.

- Tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng, các buổi sinh hoạt chuyên đề về công tác GDHN nhằm tạo điều kiện cho GV trao đổi học tập kinh nghiệm.

- Cử giáo viên và cán bộ quản lý đi tham quan, học tập ở một số trường làm tốt công tác hướng nghiệp.

- Tổ chức cho GV tìm hiểu các CSSX, các trường DN ở địa phương, thông qua các cơ sở này để bồi dưỡng tay nghề cho GV tạo điều kiện cho GV nắm được nội dung, hình thức, phương pháp HN trong và ngoài lớp, tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các GV.

- Cần thành lập phòng hướng nghiệp, tổ tư vấn hướng nghiệp ngay tại trường. Người tham gia công tác tư vấn là: giáo viên tư vấn chuyên nghiệp tốt nghiệp khoa tâm lý giáo dục, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên kỹ thuật – hướng nghiệp hoặc mời cộng tác viên TVHN thu hút từ các trường THCN, TCN, các trường Cao đẳng, đại học, các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất....của thành phố…. Đó là những người có những hiểu biết nhất định về tâm lý giáo dục, có năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh học sinh, các cựu học sinh hoặc phụ huynh học sinh am hiểu về nghề. Xây dựng chế độ làm việc và quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ và từng thành viên của Tổ TVHN.

- Hàng tháng, trong các buổi họp rút kinh nghiệm về chuyên môn của nhà trường thì tổ TVHN cũng phải có phần sơ kết của tình hình GDHN. Việc sơ kết thường xuyên

69

theo định kỳ hàng tháng giúp cho hoạt động nhanh chóng đưa vào nề nếp ổn định, đó như là một hoạt động thường xuyên bên cạnh các hoạt động chuyên môn khác của nhà trường. Hàng năm, Báo cáo về hướng nghiệp phải chỉ ra được những ưu điểm và tồn tại, bài học kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan từ các phía để rút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)