Chức năng kế hoạch hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 39 - 40)

9. Bố cục đề tài

1.3. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ

1.3.3.1. Chức năng kế hoạch hóa

Hoạch định là quá trình người cán bộ quản lý, giáo viên lập kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp, thiết kế một cách khoa học, gắn với điều kiện thực tế đảm bảo kế hoạch được thực hiện có hiệu quả. Lập kế hoạch GDHN tạo được tiền để để thực hiện chức năng tiếp theo tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo hướng nghiệp. [21,50]

Nội dung cơ bản của chức năng kế hoạch GDHN phải thể hiện: xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các hoạt động hướng nghiệp, thứ hai phải bảo dảm các điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định để thực hiện mục tiêu, sau cùng là xác định các biện pháp thực hiện để thành công hoạt động GDHN.

Kế hoạch công tác hướng nghiệp cần được thiết kế, logic, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế về các nguồn lực và các tác động từ bên ngoài là cơ sở ban đầu rất quan trọng mang tính định hướng cho việc thực hiện kế hoạch đạt kết quà như mong muốn. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN giúp các nhà quản lý nhà trường tập trung chú ý vào mục tiêu hoạt động GDHN, dự kiến trước khả năng ứng phó với những thay đổi của môi trường giáo dục, lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo ra sự thống nhất ý chí, hành động của các tác nhân hướng nghiệp vào việc thực hiện mục tiêu chung của CTHN; đồng thời tạo điều kiện cho nhà quản lý dễ dàng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình của các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.

Như vậy, kế hoạch hóa chương trình hướng nghiệp là chức năng cơ bản nhất, mang tính “mở đường” cho việc thực hiện các chức năng quản lí khác. Tất các CBQL đều phải bắt đầu chu trình quản lý của mình bằng việc thực hiện chức năng kế hoạch hóa thơng qua việc lập kế hoạch hoạt động hướng nghiệp theo từng cấp quản lý để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả bền vững cả các hoạt động hướng nghiệp.

29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 39 - 40)