Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 37 - 39)

9. Bố cục đề tài

1.3. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

- Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện – kỹ thuật, cho hoạt động GDHN: nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh, trong đó có giáo dục

27

hướng nghiệp. Quản lý tốt không đơn thuần chỉ là bảo quản tốt cơ sở vật chất, mà phải phát huy tối đa năng lực của chúng cho việc dạy học và giáo dục, đồng thời huy động từ các lực lượng xã hội, trang bị những trang thiết bị mới có giá trị đảm bảo công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Để hoạt động GDHN đạt hiệu quả cao, nhà quản lý giáo dục phải đảm bảo cơ sở vật chất – kỹ thuật, phương tiện cho hoạt động GDHN. Quản lý cơ sở vật chất cụ thể: [20,26]

 Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện, cơ sở vật chất – kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động GDHN ( đồng bộ giữa điều kiện trường lớp với phương thức tổ chức hoạt động GDHN; giữa chương trình, sách giáo khoa với cơ sở vật chật – kỹ thuật, phương tiện cho hoạt động GDHN);

 Bố trí hợp lí các yếu tố của cơ sở vật chất – kỹ thuật trong khu vực nhà trường, trong lớp học, trong các loại phòng chức năng;

 Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, cơ sở vật chất – kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục nói chung, hoạt động GDHN nói riêng;

 Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì phương tiện, cơ sở vật chất – kỹ thuật của nhà trường.

- Quản lý nguồn tài chính trong nhà trường, đồng thời huy động nguồn tài chính ngồi nhà trường nhằm trang bị, xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường.

- Quản lý nhân lực: Tổ chức tốt đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên dạy kỹ thuật, giáo viên phụ trách tư vấn học đường đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng tốt công tác giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời quản lý tốt giáo viên và tập thể học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình giáo dục hướng nghiệp của nhà trường trong giờ chính khóa và ngoại khóa.

- Quản lý tốt chương trình, thời gian, chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phù hợp với tình hình phát triển ngành nghề của địa phương, bảo đảm nghiêm túc, có phương pháp, đúng chương trình và giáo trình hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong quản lý phải có biện pháp theo dõi và kiểm tra kịp thời, thanh tra uốn nắn.

28

- Quản lý việc học tập hướng nghiệp của học sinh trong giờ học ở nhà trường và tham quan học tập ở các cơ quan xí nghiệp. Bao hàm quản lý về thời gian và chất lượng học tập, quản lý tinh thần thái độ và phương pháp học tập. [20,26]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn quận 1, thành phố hồ chí minh​ (Trang 37 - 39)