Sử dụng thí nghiệm cho giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh tiền giang trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 27 - 30)

1.5.5.1. Sử dụng thí nghiệm khi nghiên cứu bài mới

a) Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên khi nghiên cứu bài mới Các hình thức phối hợp lời nĩi của GV với biểu diễn TN [12].

Hình thức 1: GV dùng lời nĩi hướng dẫn HS quan sát, HS nhờ sự quan sát cĩ thể rút ra được kiến thức về những tính chất cĩ thể tri giác trực tiếp được của đối tượng quan sát.

Hình thức 2: GV dùng lời nĩi hướng dẫn HS quan sát các sự vật và các quá trình. Trên cơ sở những kiến thức sẵn cĩ của HS mà GV hướng dẫn HS làm sáng tỏ và trình

bày ra được những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng mà HS khơng thể nhận thấy được trong quá trình tri giác trực tiếp.

Hình thức 3: HS thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất đơn giản của các sự vật trước tiên từ lời nĩi của GV, cịn việc biểu diễn các phương tiện trực quan nhằm khẳng định hoặc cụ thể hĩa các thơng tin mà GV đã thơng báo.

Hình thức 4: Trước tiên GV thơng báo cho HS về các tính chất, quá trình, định luật mà HS khơng thể nhận thức được bằng sự tri giác trực tiếp, sau đĩ GV mới biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa cho thơng báo bằng lời của mình.

Tuy hình thức 1 và hình thức 2 phát huy tính chủ động của HS hơn nhưng hình thức 3 và hình thức 4 vẫn cĩ điểm mạnh riêng. Kiến thức HS nhớ theo hình thức 1 và hình thức 2 bền vững hơn so với kiến thức HS nhớ theo hình thức 3 và hình thức 4. Tuy nhiên, muốn cĩ kết quả giảng dạy tốt thì GV cần lựa chọn linh hoạt hình thức nào cho phù hợp với hồn cảnh cụ thể như đối tượng HS, sự chuẩn bị về kiến thức của GV cho HS, mức độ phức tạp của kiến thức chứa đựng trong TN.

b) Thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu bài mới

Hiện nay, TN của HS khi nghiên cứu tài liệu mới thường được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu và phương pháp minh họa.

1.4.5.2. Sử dụng thí nghiệm khi luyện tập, ơn tập, củng cố

a) Thí nghiệm thực hành của học sinh trong PTN Ý nghĩa của các bài Thực hành hĩa học

Thí nghiệm thực hành là hình thức TN do HS tự làm khi hồn thiện kiến thức nhằm minh họa, ơn tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo hĩa học. Đây là dạng TN mà HS tập triển khai nghiên cứu các quá trình hĩa học như: nghiên cứu tính chất các chất, điều chế các chất, nhận biết các chất, giải bài tập thực nghiệm. Đây là phương pháp học tập đặc thù của mơn học cĩ tác dụng giáo dục, rèn luyện cho HS một cách tồn diện cĩ ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trí dục, đức dục, phát triển cho HS vì các lí do sau:

- Bài thực hành giúp HS nắm vững kiến thức và thiết lập được lịng tin vào khoa học, hình thành và nâng cao hứng thú học tập bộ mơn.

- Trong quá trình TN, HS phải phát huy tối đa các HĐ của mọi giác quan và HĐ tư duy.

- Thí nghiệm thực hành là PP học tập cĩ ưu thế nhất trong việc rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo hĩa học cho HS nhất là các kĩ năng, thao tác sử dụng hĩa chất, dụng cụ TN, kĩ năng quan sát, mơ tả hiện tượng TN và kĩ năng vận dụng kiến thức hĩa học.

- Thơng qua bài THTN mà GV hình thành ở HS PP nghiên cứu hĩa học như phát hiện, đề xuất vấn đề nghiên cứu, dự đốn lí thuyết, lựa chọn dụng cụ hĩa chất và xây dựng phương án tiến hành TN, quan sát trạng thái màu sắc các chất tham gia phản ứng, tiến hành các thao tác TN và quan sát mơ tả hiện tượng TN.

- Thơng qua bài thực hành TN mà rèn luyện cho HS những đức tính của người nghiên cứu khoa học như phong cách làm việc nghiêm túc, bố trí chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng và khoa học, cần thận và thành thạo trong thao tác, khách quan trong mơ tả hiện tượng TN, các kết luận được đưa ra phải dựa trên cơ sở lí thuyết chặt chẽ …

Như vậy các bài thực hành TN cĩ vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường phổ thơng nhằm hình thành và phát triển NL hành động, NL nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy tích cực sáng tạo cho HS, tăng cường tính chủ động cho HS.

Những yêu cầu sư phạm cần đảm bảo khi tiến hành bài thực hành thí nghiệm

Khi tiến hành giờ thực hành TN, GV cần chú ý đảm bảo các yêu cần sư phạm sau: - Giờ học TNTH cần phải chuẩn bị thật tốt. GV phải tổ chức cho HS nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm TN thực hành (trong sách hoặc do GV soạn ra) nhằm giúp HS nắm vững mục đích của TN và hiểu rõ các điều kiện của TN. Cần cố gắng chuẩn bị những phịng riêng dành cho các giờ TNTH.

Với những lớp lần đầu tiên vào PTN, GV cần giới thiệu những điểm chính trong nội quy của PTN.

- Phải đảm bảo an tồn: Những TN với các chất nổ, chất độc, một số axit đặc như H2SO4 đặc, HNO3 … thì khơng nên cho HS làm. Nếu cho HS làm thì phải chú ý theo dõi, nhắc nhở để đảm bảo an tồn tuyệt đối.

- Các TN phải đơn giản đến mức tối đa nhưng đồng thời phải rõ. Các dụng cụ TN cũng phải đơn giản, tuy nhiên cần đảm bảo chính xác, mĩ thuật, phù hợp với yêu cầu về mặt sư phạm. Cần cố gắng dùng những lượng nhỏ hĩa chất sẽ giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác trong cơng việc, tinh thần tiết kiệm của cơng. Ngồi ra cĩ một số TN nếu dùng lượng nhỏ hĩa chất sẽ an tồn hơn.

- Khi chọn TNTH, GV cần tính đến tác dụng của các TN đĩ tới việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

- Phải đảm bảo duy trì trật tự trong lớp khi làm TN. Giờ TNTH khơng thể đạt kết quả tốt nếu HS mất trật tự, khơng chú ý đến những lời nhận xét, chỉ dẫn của GV, từ đĩ dễ dẫn đến khơng an tồn trong TNTH.

- Giáo viên phải theo dõi sát cơng việc của HS, chú ý tới kĩ thuật TN của HS và trật tự chung của lớp, uốn nắn và giúp đỡ kịp thời các nhĩm khi cần thiết. Khơng nên làm thay cho HS, khơng can thiệp vào cơng việc của các em hoặc hỏi những câu hỏi khơng cần thiết. Tuy vậy cũng khơng thể thờ ơ, khơng giúp đỡ cho HS, khơng chỉ dẫn cho các em thấy những sai lầm, thiếu sĩt để các em kịp thời điều chỉnh.

b) Sử dụng thí nghiệm hĩa học khi luyện tập, ơn tập, tổng kết

Sử dụng TN hĩa học khi luyện tập, ơn tập, tổng kết cĩ thể được thực hiện vào cuối giờ học, đầu giờ học sau hoặc sau khi học xong một chương, một phần của chương trình nhằm chính xác hĩa các khái niệm đã được học, tăng cường tính vững chắc và hệ thống của kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh tiền giang trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)