Nguyên tắc lựa chọn thí nghiệm để tổ chức hoạt động học tập tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh tiền giang trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 48 - 49)

Trong thực tiễn dạy và học mơn hĩa học lớp 11 THPT, gần như ở mỗi tiết lên lớp đều cần sử dụng TN để phục vụ cho nội dung bài học [29]. Người GV ngồi việc chuẩn bị TN với các dụng cụ, hĩa chất cần thiết vẫn chưa đủ, mà cịn phải quan tâm

đến việc phát huy tính tích cực, tính độc lập của HS qua việc tiến hành TN. Chính nhờ việc làm này, HS tìm tịi được kiến thức mới, chứng minh được lí thuyết đã học hoặc củng cố, khắc sâu kiến thức. Hơn nữa, việc sử dụng TN tạo cho HS niềm say mê khoa học, kích thích sự tìm tịi nghiên cứu, phát triển được kĩ năng quan sát, biết tích lũy hình ảnh một cách đầy đủ theo yêu cầu khách quan để rút ra những kết luận đúng đắn; giúp các em tiếp thu bài học một cách chủ động, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Sử dụng TN theo hướng tích cực là sử dụng TN kích thích tư duy, giúp HS chú ý, quan tâm đến chúng, từ đĩ ham thích tìm hiểu để tự bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ. Theo chúng tơi, các TNHH cĩ thể sử dụng để phát huy được tích cực của HS phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

- Thí nghiệm phục vụ cho trọng tâm bài học, nội dung kiến thức HS cần lĩnh hội. Phù hợp với thời gian lên lớp của mỗi tiết học (chú ý số lượng TN).

Phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (cĩ đủ hĩa chất, dụng cụ...tiến hành), TN phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng.

- Thí nghiệm đảm bảo an tồn, thành cơng, trực quan.

- Qua TN cĩ thể khai thác những nội dung kiến thức quan trọng của bài học.

- Thí nghiệm sử dụng kiến thức hĩa học để thúc đẩy hoạt động nhận thức và phát hiện ra tính quy luật của sự vật một cách mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh tỉnh tiền giang trong dạy học phần hóa vô cơ lớp 11 trung học phổ thông​ (Trang 48 - 49)