Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 42)

1.5.3.1. Phương pháp điều tra

- Chúng tôi thực hiện điều tra GV bằng cách gửi và thu phiếu trực tiếp tại trường, tận dụng các buổi sinh hoạt chuyên môn, gửi mail,…

- Chúng tôi đã gửi phiếu điều tra đến các GV đang dạy học hóa học tại các trường THPT thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Bảng 1.2. Kết quả phản hồi phiếu điều tra

Stt Trường Số

lượng Stt Trường

Số lượng

1 THPT Lê Duẩn 2 10 THPT Hai Bà Trưng 2

2 THPT Nguyễn Trãi 2 11 THPT Lê Quý Đôn 2

3 THPT Lăk 2 12 THPT DTNT Nơ Trang Lơng 2

4 THPT Krông Bông 2 13 THPT Nguyễn Trường Tộ 2

5 THPT Nguyễn Công Trứ 1 14 THPT Cao Bá Quát 2

6 THPT Lý Tự Trọng 1 15 THPT Hoàng Việt 1

7 THPT Trần Đại Nghĩa 2 16 THPT TH Cao Nguyên 2

8 THPT Earok 1 17 THPT Lê Hữu Trác 1

9 THPT Việt Đức 2 28 THPT Phạm Văn Đồng 1

a) Đánh giá kết quả điều tra giáo viên

Đối với GV: Số phiếu điều tra thu hồi lại được là 30 phiếu.

Bảng 1.3. Thống kê thâm niên dạy học của GV tham gia khảo sát

Thâm niên

giảng dạy 1-5 năm 6-10 năm 10-20 năm Trên 20 năm

Số lượng 4 8 16 2

Tỉ lệ % 12.00 26.67 53.33 6.67

Hầu hết, các GV chúng tôi điều tra là những GV lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học hóa học ở Đăk Lăk (53.33% GV có thâm niên giảng dạy từ 10 đến 20 năm).

Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh thực trạng dạy học phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của GV ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện nay như sau:

Câu 1. Xin quý thầy/cô cho biết HS đã thể hiện năng lực của mình như thế nào trong học tập môn Hóa học ở trường THPT?

Bảng 1.4. Kết quả điều tra thể hiện năng lực của học sinh như thế nào trong học tập môn Hóa học ở trường THPT

Năng lực Tốt Trung bình Chưa đạt

Sử dụng ngôn ngữ Hóa học 36.67% 46.67% 16.66%

Thực hành Hóa học 6.67% 33.33% 60.00%

Tự học 56.67% 23.33% 20.00%

Giải quyết vấn đề 23.33% 43.33% 33.34%

Hợp tác 16.67% 36.67% 46.66%

Vận dụng các kiến thức vào thực tiễn 10.00% 30.00% 60.00%

Hợp tác giải quyết vấn đề 6.67% 26.67% 66.66%

Theo kết quả điều tra, đa phần các GV đều cho rằng thông qua học tập môn hóa học HS chủ yếu phát triển tốt năng lực tự học (56.67%), sử dụng ngôn ngữ hóa học (36.67%). Một số năng lực cần thiết cho đời sống thực tiễn, HS chưa phát triển tốt như: Vận dụng các kiến thức vào thực tiễn (chưa đạt 60.00%), hợp tác giải quyết vấn đề (66.66%).

Câu 2. Việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học

Bảng 1.5. Kết quả điều tra việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học Hóa học THPT

Mức độ %

Rất cần thiết 16.67

Cần thiết 43.33

Bình thường 33.33

Không cần thiết 6.67

Hình 1.3. Sơ đồ kết quả điều tra việc phát triển năng lực HTGQVĐ cho

HS trong dạy học Hóa học THPT

Theo đa số các GV, việc phát triển năng lực HTGQVĐ cho HS trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông là cần thiết (43.33%).

Câu 3. Theo thầy/cô, những biểu hiện nào dưới đây của học sinh phổ thông hiện nay khi làm việc nhóm để giải quyết vấn đề?

Bảng 1.6. Kết quả điều tra những biểu hiện của HS khi làm việc nhóm

Biểu hiện %

Chưa lập được kế hoạch công việc của nhóm 60.00

Không biết cách phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm 40.00 Không biết cách diễn đạt ý kiến của bản thân cho các bạn khác hiểu 40.00 Không đưa ra các luận cứ, ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm của

cá nhân

43.33

Chỉ một số thành viên trong nhóm làm việc 86.67

Chưa đặt lợi ích của nhóm lên trên lợi ích cá nhân 33.33 Không biết ưu, khuyết điểm của các thành viên khác trong nhóm 23.33 Chưa biết đưa ra các đề xuất giả thuyết để thực hiện nhiệm vụ 16.67

Xảy ra tranh cãi, chỉ trích, bất đồng ý kiến 46.67

Ỷ lại vào các thành viên khác 66.67

Chưa biết cách tổng hợp các ý kiến để phát biểu vấn đề 16.67

17% 43% 33% 7% Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết

Khả năng thuyết trình kết quả của nhóm trước lớp còn hạn chế 23.33 Thông qua kết quả điều tra có thể thấy, theo phần lớn các GV thì khó khăn lớn nhất của hoạt động nhóm giải quyết vấn đề là các HS có thói quen ỷ lại, chỉ một số thành viên của nhóm hoạt động (86,67%), ngoài ra còn có một số khó khăn khác của hoạt động nhóm như: HS chưa lập được kế hoạch thực hiện (60.00%), còn xảy ra tình trạng tranh cãi, chỉ trích, bất đồng ý kiến (46.67%) dẫn đến hoạt động nhóm chưa có hiệu quả.

Câu 4: Thầy/cô cho biết ý kiến về các phương pháp dạy học hóa học phần phi kim a) Những phương pháp dạy học thầy/cô thường áp dụng trong tiết dạy học Hóa học

Bảng 1.7. Kết quả điều tra về những phương pháp dạy học thường sử dụng trong tiết học hóa học phần phi kim

Phương pháp dạy học Kết quả (%)

Thuyết trình 56.67 Đàm thoại 86.67 Dạy học dự án 13.33 Giải quyết vấn đề 33.33 WebQuest 3.33 Dạy học theo chủ đề 16.67 Phương pháp khác 6.67

Trong các tiết dạy học về phi kim, các GV thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình (56.67%), đàm thoại (86.67%). Các phương pháp dạy học tích cực chưa được sử dụng nhiều: dạy học dự án (13.33%), giải quyết vấn đề (33.33%), WebQuest (3.33%), dạy học theo chủ đề (16.67%). Ngoài các phương pháp dạy học trên, một số GV còn sử dụng phương pháp dạy học khác như dạy học theo góc, làm việc nhóm,… (6.67%).

b)Xin cho biết ý kiến của các thầy/cô về việc sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề, HS sẽ phát triển những năng lực nào?

Bảng 1.8. Kết quả điều tra những năng lực HS sẽ phát triển khi học theo phương pháp dạy học chủ đề Năng lực Kết quả (%) Giải quyết vấn đề 66.67 Làm việc nhóm 86.67 Sáng tạo 53.33 Tự học 56.67 Hợp tác giải quyết vấn đề 73.33

Theo kết quả khảo sát, sử dụng phương pháp dạy học theo chủ đề sẽ giúp HS phát triển nhiều năng lực cần thiết trong thời đại mới: làm việc nhóm (86.67%), vận dụng kiến thức vào thực tiễn (76.67%), hợp tác giải quyết vấn đề (73.33%),…

Câu 5: Thầy/cô cho biết ý kiến về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề?

a)Đa phần các GV đều đã từng sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong các tiết dạy về phần hóa học phi kim, GV ít nhất là 1, nhiều nhất là 5 tiết/năm học.

b)Theo thầy cô, dạy học giải quyết vấn đề có thể phát triển được những năng lực

nào sau đây?

Bảng 1.9. Kết quả điều tra về những năng lực có thể được hình thành thông qua dạy học giải quyết vấn đề

Năng lực Kết quả (%)

Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học 36.67

Năng lực tự học 66.67

Năng lực tính toán 16.67

Năng lực hợp tác nhóm 86.67

Năng lực giải quyết vấn đề 83.33

Năng lực thực hành thí nghiệm 20.00

Năng lực giao tiếp 66.67

Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 73.33

Nhận xét: Các GV ở trường THPT đều cho rằng, dạy học GQVĐ giúp phát triển HS nhiều năng lực (năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp chiếm >50%), đặc biệt là năng lực HTGQVĐ (73.33%). Câu 6: Thầy/cô cho biết ý kiến về phương pháp dạy học WebQuest

Bảng 1.10. Kết quả điều tra về mức độ am hiểu PPDH WebQuest của GV THPT Kết quả (%) Chưa biết 26.67 Đã bi tnhưng chưa hiểu 66.67 Đã biết, đã hiểu 6.66

Bảng 1.11. Kết quả điều tra về mức độ vận dụng PPDH WebQuest của GV THPT Kết quả (%) Không sử dụng 83.33 Thỉnh thoảng 16.67 Thường xuyên 0

Bảng 1.12. Kết quả điều tra về năng lực có thể phát triển thông qua dạy học WebQuest

Năng lực SL %

Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học 11 36.67

Năng lực tự học 25 83.33

Năng lực tính toán 9 30.00

Năng lực hợp tác nhóm 18 60.00

Năng lực giải quyết vấn đề 22 73.33

Năng lực thực hành thí nghiệm 5 16.67

Năng lực giao tiếp 17 56.67

Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 19 63.33

Nhận xét: Hầu hết các GV ở trường THPT có biết tới phương pháp dạy học WebQuest (66.67%) nhưng chưa biết vận dụng và chưa sử dụng phương pháp này (83.33%), chưa sử dụng thường xuyên trong dạy học (0.00%). Do đó, các năng lực hình thành của HS thông qua phương pháp dạy học này chưa được quan tâm tới nhiều. Các GV đều cho rằng phương pháp dạy học WeQuest giúp phát triển một số năng lực sau của HS: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (>=50%).

b) Đánh giá kết quả điều tra học sinh

Chúng tôi đã phát 200 phiếu điều tra cho 130 Hs trường THPT Lăk và 70 phiếu cho HS trường THPT Krông Bông.

Câu 1: Em có thích học phần hóa học phi kim không?

Bảng 1.13. Kết quả điều tra về việc HS có yêu thích hóa học phần phi kim hay không

Mức độ Kết quả (%)

Rất thích 7.50

Thích 21.00

Bình thường 63.00

Không thích 8.50 Hình 1.4. Biểu đồ kết quả điều tra việc

HS có yêu thích hóa học phần phi kim hay không

Kết luận: Dựa vào số liệu điều tra, chúng tôi nhận thấy HS chưa có hứng thú nhiều với phần hóa học phi kim lớp 10, đa số các em đều cảm thấy bình thường với phần hóa học phi kim (63.00%). GV cần tăng cường các PPDH tích cực, gắn liền các kiến thức dạy học với thực tiễn để tăng khả năng hứng thú của HS vào môn học.

Câu 2: Mong muốn của em là gì khi học môn Hóa học?

Bảng 1.14. Kết quả điều tra về mong muốn của HS thông qua học môn hóa học

Mục tiêu Kết quả (%)

Thuộc tất cả các lý thuyết Hóa học 34.50

Hiểu và làm được tất cả các bài tập Hóa học 56.00

Vừa học lý thuyết, vừa được trải nghiệm thực tế 43.00

7% 21% 63% 9% Rất thích Thích Bình thường Không thích

Câu 3: Khi học các bài về Hóa học phi kim, em thường thấy các giáo viên tổ chức dạy học như thế nào?

Bảng 1.15. Kết quả điều tra về các phương pháp GV thường tổ chức khi dạy hóa học phần phi kim

Tổ chức dạy học Kết quả (%)

Giảng suốt tiết (thuyết trình) 55.00

Đặt câu hỏi và HS trả lời (đàm thoại) 71.50

Đóng vai 0.00

Làm việc nhóm 42.50

Dạy học theo chủ đề 0.00

Dạy học WebQuest 0.00

Dạy học giải quyết vấn đề 12.00

Nhận xét: Dựa vào số liệu, chúng tôi nhận thấy, GV ở trường THPT dạy phần hóa học phi kim còn theo các cách truyền thống, thường chỉ giảng suốt tiết (55.00%) và đặt câu hỏi và HS trả lời (71.50%). GV chưa áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (đóng vai, dạy học theo chủ đề, dạy học WebQuest) để thu hút học sinh, tăng sự hứng thú của HS đối với môn học, phát triển các năng lực cần thiết cho HS.

Câu 4: Nếu được học Hóa học theo phương pháp dạy học WebQuest, em có thể thực hiện tốt mấy chủ đề/ học kì?

Bảng 1.16. Kết quả điều tra về tần suất làm chủ đề WebQuest trong 1 học kì của HS Kết quả ( ) 1 chủ đề/học kì 85.00 2 chủ đề/học kì 12.00 3 chủ đề/học kì 0.00 4 chủ đề/học kì 0.00

Ý kiến khác 3.00 Hình 1.5. Biểu đồ về kết quả điều tra về tần suất làm chủ đề WebQuest trong 1

học kì

Nhận xét:Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy HS còn mới lạ với

85 12 0 0 3 1 chủ đề/học kì 2 chủ đề/học kì 3 chủ đề/học kì 4 chủ đề/học kì Ý kiến khác

dạy học WebQuest, lo lắng về khả năng sử dụng công nghệ thông tin của bản thân, lo lắng về thời gian thực hiện chủ đề. Do đó, các em thường chỉ làm tốt 1 chủ đề trong 1 học kì (85.00%), một số HS còn cho rằng không thể thực hiện được chủ đề nào khi được học theo phương pháp WebQuest.

Câu 5: Dạy học giải quyết vấn đề

Em được học phương pháp dạy học giải quyết vấn đề như thế nào?

Bảng 1.17. Kết quả điều tra về tần suất học PPDH GQVĐ ở trường THPT

% Chưa bao giờ 5.50

Thỉnh thoảng 54.50

Thường xuyên 40.00 Hình 1.6. Biểu đồ kết quả điều tra về tần suất học PPDH GQVĐ ở trường THPT

Nhận xét: Đa phần các HS đều nhận xét các GV thỉnh thoảng sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề vào môn học (54.50%).

Khi làm việc nhóm để giải quyết vấn đề, các em thường gặp phải những khó khăn nào sau đây?

Bảng 1.18. Kết quả điều tra về những khó khăn HS gặp phải khi làm việc nhóm GQVĐ

%

Chưa lập được kế hoạch công việc của nhóm 34.50

Không biết cách phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm 41.50 Không biết cách diễn đạt ý kiến của bản thân cho các bạn khác hiểu 10.50

Chưa bao giờ

Thỉnh thoảng Thường xuyên

Chưa biết đưa ra các đề xuất giả thuyết để thực hiện nhiệm vụ 15.50

Xảy ra tranh cãi, chỉ trích, bất đồng ý kiến 43.00

Ỷ lại vào các thành viên khác 58.00

Chưa biết cách tổng hợp các ý kiến để phát biểu vấn đề 13.50 Khả năng thuyết trình kết quả của nhóm trước lớp còn hạn chế 21.00

Nhận xét: Dựa vào kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy, khi hoạt động nhóm, đa số các em HS đều gặp khó khăn trong vấn đề tổ chức nhóm, chỉ một số cá nhân trong nhóm làm việc (62.00%), các em thường ỷ lại vào các thành viên giỏi trong nhóm (58.00%). Ngoài ra, các em chưa biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân, thường hay xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi không theo hướng góp ý tiến bộ mà theo hướng đấu tranh gay gắt, chỉ muốn ý kiến của bản thân là đúng.

Kết luận: Kết quả điều tra đã phản ánh một thực trạng là:

Các GV đã nắm được những năng lực cần hình thành cho HS theo định hướng giáo dục mới của chương trình giáo dục tổng thể, tuy nhiên các GV chưa áp dụng, chưa hiểu các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh như dạy học WebQuest, dạy học theo chủ đề. Các phương pháp GV thường sử dụng trong dạy học hóa học chủ yếu vẫn là các phương pháp dạy học truyền thống như dạy học thuyết trình, đàm thoại. Các phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, dạy học làm việc nhóm đã được các GV áp dụng, tuy nhiên còn ít, các GV còn cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học của các phương pháp này, đặc biệt là làm việc nhóm cho HS, chưa khắc phục được các nhược điểm của làm việc theo nhóm.

HS cảm thấy hứng thú với các tiết học có kiến thức thực tiễn, vận dụng kiến thức vào các vấn đề thực tiễn.

Chúng tôi nhận thấy: NL HTGQVĐ là một năng lực quan trọng và nên được đưa vào mục tiêu các năng lực cần phát triển trong dạy học. Các phương pháp dạy học theo chủ đề, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học WebQuest đều có thể phát triển được năng lực này. GV cần sử dụng các hình thức tổ chức, biện pháp quản lí giúp HS phát huy được khả năng cao nhất khi làm việc nhóm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, chúng tôi đã nghiên cứu tổng quan về cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua chương trình dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông. Cơ sở lí thuyết của đề tài là lịch sử nghiên cứu về vấn đề, tổng quan về năng lực nói chung và năng lực hợp tác giải quyết vấn đề nói riêng, các phương pháp dạy học tích cực theo chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)