Kết quả đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 123 - 132)

3.4.2.1. Kết quả phiếu đánh giá của học sinh

Sau mỗi bài dạy, chúng tôi đều tiến hành đánh giá năng lực HTGQVĐ của từng HS. Như vậy, chúng tôi đánh giá qua 2 lần TN đối với mỗi PPDH.

PPDH GQVĐ

Chúng tôi cho cả nhóm cùng đánh giá từng thành viên, nhóm trưởng ghi nhận bằng phiếu đánh giá năng lực HTGQVĐ của HS gồm 4 tiêu chí: đóng góp ý kiến; chia sẻ, trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm; thu thập, xử lí thông tin; giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong nhóm.

Thống kê kết quả của 70 HS thuộc 2 lớp TN như sau:

Bảng 3.11. Bảng kết quả HS đánh giá các tiêu chí của NL HTGQVĐ theo PPDH GQVĐ Các tiêu chí Lần đánh giá Tỉ lệ % MĐ1 MĐ2 MĐ3 1. Đóng góp ý kiến Lần 1 27.14 61.43 11.43 Lần 2 15.71 54.29 30.00

2. Chia sẻ, trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm

Lần 1 40.00 55.71 4.29

Lần 2 20.00 71.43 8.57

Lần 2 21.43 52.86 25.71

4. Giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong nhóm

Lần 1 37.14 60.00 2.86

Lần 2 27.14 67.14 5.71

Bảng 3.12. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy của dữ liệu phiếu HS đánh giá NL HTGQVĐ thông qua dạy học GQVĐ

Các giá trị Lần 1 Lần 2

Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh 0,58 0,60

Độ tin cậy Spearman-Brown rSB 0,73 0,75

Kết quả thu thập được từ phiếu đánh giá của HS, có thể rút ra được các nhận định sau:

Một là, các tiêu chí đều có sự tăng lên qua 2 lần TN dạy học theo PPDH GQVĐ theo hướng tích cực. Các tiêu chí đều có sự tăng lên ở mức độ 3, đồng thời tỉ lệ HS ở mức độ 1 giảm dần sau 2 lần đánh giá. Trong giai đoạn đầu TN (lần 1), mức độ 1, mức độ 2 tỉ lệ HS đạt cao hơn so với mức độ 3. Ví dụ ở tiêu chí đóng góp ý kiến: lần 1 có 27,14% HS ở mức độ 1; 61,43% HS ở mức độ 2; mức độ 3 chỉ đạt 11,43%. Giai đoạn sau TN (lần 2), tỉ lệ HS ở mức độ 2 và mức độ 3 cao hơn HS ở mức độ 1. Ví dụ ở tiêu chí đóng góp ý kiến: lần 2 có 15,71% HS ở mức độ 1; 54,29%; 30,00% HS ở mức độ 2 và 3. Các tiêu chí còn lại cũng tương tự như tiêu chí đóng góp ý kiến. Điều này cho thấy PPDH GQVĐ theo nhóm phần nào giúp HS phát triển NL HTGQVĐ, hiệu quả tích cực.

Hai là, có sự gia tăng không đồng đều giữa các tiêu chí. Các tiêu chí đóng góp ý kiến; chia sẻ, trao đổi với các thành viên trong nhóm; thu thập thông tin có sự tăng mạnh. Điều này cho thấy, sau khi học theo PP GQVĐ theo nhóm, HS đã mạnh dạn

PPDH GQVĐ theo nhóm, các HS đã bắt đầu làm quen dần với môi trường hoạt động nhóm, HS đã bớt rụt rè, đã chia sẻ nhiều ý kiến của cá nhân. Lần 2 có 15,71% (11HS/ Tổng 70HS) ở mức độ 1, nghĩa là chưa tham gia đóng góp ý kiến của bản thân; mức độ 3 có 30,00% (21HS/70HS) đã có sự đóng góp ý kiến của bản thân, các ý kiến là chính xác, đạt hiệu quả cao. Các tiêu chí 2, 3 cũng tương tự như tiêu chí 1. Tiêu chí số 4, thông qua 2 lần dạy học GQVĐ theo nhóm, khả năng giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong nhóm của HS vẫn tăng nhưng chưa nhiều bằng các tiêu chí 1, 2, 3. Điều này có thể lí giải rằng, qua các lần học tập theo PPDH GQVĐ, trong các nhóm chủ yếu do các HS giỏi làm, các HS yếu chưa có sự đóng góp ý kiến nhiều nên trong nhóm chưa phát sinh nhiều mâu thuẫn. Do đó, qua lần 2, có xảy ra mâu thuẫn trong nhóm nhưng HS chưa kịp thích nghi để giải quyết các mâu thuẫn đó. Thường xuyên tiến hành các PPDH có sự hợp tác nhóm sẽ giúp HS có sự tiến bộ rõ rệt hơn ở mức độ 4 và các mức độ 1, 2, 3.

Ba là, đã đánh giá độ tin cậy thông qua bảng kết quả kiểm định độ tin cậy. Kết quả thu được ở cả 2 lần là 0,73 và 0,75 ( > 0,7). Như vậy chứng tỏ kết quả HS đánh giá NL HTGQVĐ như ở bảng 3.11 là đáng tin cậy. Điều này có thể khẳng định rằng HS phát triển được NL HTGQVĐ thông qua PPDH GQVĐ theo nhóm mà GV đã áp dụng.

PPDH WebQuest

Đã cho cả nhóm cùng đánh giá từng thành viên, nhóm trưởng ghi nhận bằng phiếu đánh giá năng lực HTGQVĐ của HS gồm 4 tiêu chí: Đóng góp ý kiến, chia sẻ, trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm; Phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề; thu thập, xử lí thông tin; thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề theo nguyên tắc hoạt động nhóm.

Bảng 3.13. Bảng kết quả HS đánh giá các tiêu chí của NL HTGQVĐ theo PPDH WebQuest Các tiêu chí Lần đánh giá Tỉ lệ % MĐ1 MĐ2 MĐ3

1. Đóng góp ý kiến, chia sẻ, trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm

Lần 1 25.71 61.43 12.86

Lần 2 10.00 61.43 28.57

2. Phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề

Lần 1 41.43 52.86 5.71

Lần 2 30.00 62.86 7.14

3. Thu thập, xử lí thông tin Lần 1 38.57 45.71 15.71

Lần 2 21.43 58.57 20.00

4. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề theo nguyên tắc hoạt động nhóm

Lần 1 31.43 65.71 2.86

Lần 2 18.57 75.71 5.71

Bảng 3.14. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy của dữ liệu phiếu HS đánh giá NL HTGQVĐ thông qua dạy học WebQuest

Các giá trị Lần 1 Lần 2

Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh 0,55 0,60

Độ tin cậy Spearman-Brown rSB 0,71 0,75

Kết quả thu thập được từ phiếu đánh giá của HS, có thể rút ra được các nhận định sau:

Một là, các tiêu chí đều có sự tăng lên qua 2 lần TN dạy học theo PPDH WebQuest theo hướng tích cực. Các tiêu chí đều có sự tăng lên ở mức độ 3, đồng thời tỉ lệ HS ở mức độ 1 giảm dần sau 2 lần đánh giá. Trong giai đoạn đầu TN (lần

Hai là, có sự gia tăng không đồng đều giữa các tiêu chí. Các tiêu chí 1 có sự tăng mạnh. Điều này có thể giải thích do sự ảnh hưởng qua lại giữa PPDH WebQuest và PPDH GQVĐ. Chúng tôi thực hiện xen kẽ tiết dạy theo PPDH GQVĐ với tiết dạy theo PPDH WebQuest. Các tiêu chí 1 đều là tiêu chí chung cho NL HTGQVĐ ở các PPDH khác nhau. Do đó, mức độ tăng của tiêu chí này phụ thuộc vào mức độ tăng của HS thông qua PPDH GQVĐ. Đối với tiêu chí 3, mặc dù đều là tiêu chí xử lí thông tin, tuy nhiên, khác với PPDH GQVĐ, HS chỉ cần xử lí các thông tin trên giấy, sách vở thông thường thì đối với PPDH WebQuest, HS cần thực hiện xử lí các thông tin thông qua internet. Do đó, tiêu chí này còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng máy tính và internet của HS. Tuy nhiên, các tiêu chí này, nếu được luyện tập thường xuyên và dựa vào sự cố gắng của HS sẽ được tiến bộ nhiều hơn.

Ba là, đã đánh giá độ tin cậy thông qua xác định hệ số tin cậy Spearman – Brown và so với bảng kết quả kiểm định độ tin cậy. Kết quả hệ số tin cậy thu được ở 2 lần là 0,71 và 0,75 (>0,7). Như vậy chứng tỏ kết quả HS đánh giá NL HTGQVĐ như ở bảng 3.13 là đáng tin cậy. Điều này có thể khẳng định rằng HS phát triển được NL HTGQVĐ thông qua PPDH WebQuest mà GV đã áp dụng.

3.4.2.2. Kết quả phiếu đánh giá của giáo viên

PPDH GQVĐ

Kết quả đánh giá NL HTGQVĐ thông qua dạy học GQVĐ chúng tôi sử dụng thông tin của phiếu đánh giá HS, phiếu quan sát của GV. Vì điều kiện không cho phép GV có thể quan sát tất cả HS lớp TN trong một tiết dạy. Do đó, mỗi lớp TN, chúng tôi chọn một nhóm cố định để quan sát và đánh giá NL HTGQVĐ của HS qua 2 tiết dạy bằng phiếu quan sát GV. Kết quả thu được từ việc quan sát 18 HS của 2 nhóm TN thu được như sau:

Bảng 3.15. Bảng kết quả điểm trung bình của từng tiêu chí Điểm trung bình từng tiêu chí

Tiêu chí 1 2 3 4 5 6

Lần 1 1.67 1.67 1.44 1.78 1.61 1.44

Hình 3.16. Đồ thị đường tiến bộ NL HTGQVĐ của HS nhóm TN Bảng 3.16. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy của dữ liệu phiếu GV đánh giá NL HTGQVĐ

Các giá trị Lần 1 Lần 2

Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh 0,74 0,79

Độ tin cậy rSB 0,85 0,88

Bảng 3.17. Bảng kiểm định t-test phụ thuộc đánh giá năng lực HTGQVĐ của nhóm TN từ phiếu đánh giá của GV

Lần 1 Lần 2

Điểm trung bình 1,60 1,84

Độ lệch chuẩn 0,13 0,18

Mức độ ảnh hưởng 1,80

T-test phụ thuộc 2,83x10-4

Dựa vào kết quả đánh giá NL HTGQVĐ của GV ở bảng 3.15 cho thấy: các tiêu

1.67 1.67 1.44 1.78 1.61 1.44

1.94 2

1.72 2 1.83 1.56

TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6

Đường tiến bộ 6 tiêu chí của NL HTGQVĐ của nhóm TN

Các tiêu chí số 1 (đóng góp ý kiến , 2 (chia sẻ, trao đổi ý kiến), 4 (thu thập, xử lí thông tin) có mức tiến bộ cao hơn hẳn so với các tiêu chí khác, nhất là tiêu chí 2. Điều này cho thấy mỗi khi hoạt động nhóm, cần sự đóng góp ý kiến, tương tác hay liên hệ với nhau, HS đã có sự tương tác tốt hơn, cùng nhau huy động sự hiểu biết của tập thể nhóm để GQVĐ.

Các tiêu chí số 3 (phân tích vấn đề) và tiêu chí số 5 (đề xuất giải pháp) có sự tiến bộ thấp. Điều này có thể giải thích là do các tiêu chí này còn phụ thuộc vào kiến thức của HS nên sự tiến bộ cần thời gian dài mới thấy rõ. Tuy nhiên, điểm trung bình của các tiêu chí này cũng không quá thấp phần nào cũng cho thấy dạy học bằng PP GQVĐ giúp HS có sự tiến bộ trong việc nhìn nhận, phân tích vấn đề và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề.

Kết quả kiểm định độ tin cậy phiếu đánh giá của GV theo bảng 3.16 như sau: giá trị độ tin cậy Spearman – Brown là 0,85 và 0,88 (đều > 0,7) cho thấy rằng dữ liệu trên là đáng tin cậy.

Bảng kiểm định t-test cho thấy: Mức độ ảnh hưởng (ES) sau 2 lần là 1,80 (>1). Điều này có nghĩa là PPDH GQVĐ mà chúng tôi áp dụng có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển NL HTGQVĐ cho HS. Giá trị xác suất xảy ra ngẫu nhiên (p) là 2,83x10-4< 0,05 cho thấy rằng sự chênh lệch điểm trung bình lần 2 so với lần 1 có ý nghĩa cao, sự chênh lệch này không thể xảy ra do ngẫu nhiên. Như vậy, điểm trung bình NL HTGQVĐ của HS thật sự tăng hơn thông qua PPDH GQVĐ.

PPDH WebQuest

Đã đánh giá NL HTGQVĐ của 2 lớp TN (10A15, 10A4) với 70 HS. Kết quả đánh giá NL HTGQVĐ thông qua dạy học WebQuest chúng tôi sử dụng thông tin ở biên bản hoạt động nhóm, phiếu đánh giá của HS, điền kết quả vào phiếu quan sát của GV. Thông qua đó, chúng tôi thu được kết quả đánh giá NL HTGQVĐ cho HS qua dạy học WebQuest.

Bảng 3.18. Bảng đánh giá các tiêu chí của dạy học HTGQVĐ theo PPDH WebQuest

Điểm trung bình từng tiêu chí

Tiêu chí 1 2 3 4 5 6 7 8

Lần 1 1.66 1.73 1.87 1.64 1.77 1.56 1.71 1.43

Lần 2 1.90 1.94 2.19 1.77 1.99 1.70 1.87 1.63

Hình 3.17. Đồ thị đường tiến bộ NL HTGQVĐ của HS nhóm TN Bảng 3.19. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy của dữ liệu phiếu GV đánh giá NL HTGQVĐ

Các giá trị Lần 1 Lần 2

Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh 0,70 0,77

Độ tin cậy rSB 0,82 0,87

Bảng 3.20. Bảng kiểm định t-test phụ thuộc đánh giá năng lực HTGQVĐ của nhóm TN từ phiếu đánh giá của GV

1.66 1.73 1.87 1.64 1.77 1.56 1.71 1.43 1.9 1.94 2.19 1.77 1.99 1.7 1.87 1.63 TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7 TC8

Đường tiến bộ 8 tiêu chí của NL HTGQVĐ của nhóm TN

Dựa vào kết quả đánh giá NL HTGQVĐ của GV ở bảng 3.18 cho thấy: các tiêu chí đều có sự tăng dần. Ví dụ tiêu chí 1 ở lần 1 là 1,66, lần 2 là 1,90. Các tiêu chí khác đều tương tự. Mặt khác, đồ thị đường tiến bộ NL HTGQVĐ của HS nhóm TN (hình 3.8) cho thấy đường biểu diễn điểm các tiêu chí của lần sau cao hơn so với lần đầu (đường biểu diễn điểm của lần 2 nằm trên đường biểu diễn điểm của lần 1). Như vậy có thể nhận thấy NL HTGQVĐ của HS có chiều hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên xét cụ thể mức độ tăng của các tiêu chí không đồng đều.

Các tiêu chí số 3 (đóng góp, chia sẻ, trao đổi ý kiến với các thành viên khác) có mức tiến bộ cao hơn hẳn so với các tiêu chí khác. Điều này được giải thích là HS có sự hợp tác nhóm khi học PP GQVĐ nên khi học bằng PP WebQuest, kĩ năng tương tác của HS tăng lên rõ rệt qua 4 lần hợp tác. Tiêu chí số 4 (phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề) mặc dù được tiếp xúc qua 2 lần học bằng PP GQVĐ và 2 lần học bằng PP WebQuest nhưng tiêu chí này không có sự tiến bộ vượt bậc như tiêu chí số 3. Điều này được giải thích là tiêu chí này còn phụ thuộc vào trình độ, kiến thức của HS. Mặc dù vậy nhưng tiêu chí này có điểm trung bình không quá thấp (lần 1 là 1,64, lần 2 là 1,77). Do đó, cần có thêm thời gian, có thêm các tình huống có vấn đề để HS có thể phát hiện vấn đề nhanh, chính xác hơn.

Các tiêu chí số 6 (lập kế hoạch) và tiêu chí số 8 (theo dõi quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh) là các tiêu chí có mức độ tiến bộ thấp hơn các tiêu chí khác. Tiêu chí số 6 là tiêu chí có mức tăng thấp nhất. Điều này là do tiêu chí lập kế hoạch của HS phụ thuộc vào trình độ của bản thân HS. Tuy nhiên, đã có sự tiến bộ qua 2 lần thực hiện WebQuest. Do đó, HS cần thêm thời gian để phát triển tiêu chí này.

Nhìn chung, trong bảng 3.18 các tiêu chí có mức điểm trung bình cao hơn các tiêu chí khác là tiêu chí 1 (phát hiện các ưu nhược điểm của các thành viên trong nhóm), 2 (đưa ra và thực hiện các nguyên tắc hoạt động nhóm), 3 (đóng góp, chia sẻ, trao đổi ý kiến), 7 (thực hiện giải quyết vấn đề theo nguyên tắc nhóm). Có thể giải thích rằng trong quá trình rèn luyện, HS đã quen dần với sự giao tiếp, hợp tác để giải quyết vấn đề. Các tiêu chí trên cho thấy HS có sự tiến bộ rõ rệt về 2 mặt là hợp tác và GQVĐ.

Kết quả kiểm định độ tin cậy phiếu đánh giá của GV theo bảng 3.19 như sau: giá trị độ tin cậy Spearman – Brown là 0,82 và 0,87 (đều > 0,7) cho thấy rằng dữ liệu trên là đáng tin cậy.

Bảng kiểm định t-test cho thấy: Mức độ ảnh hưởng (ES) sau 2 lần là 1,49 (>1). Điều này có nghĩa là PPDH GQVĐ mà chúng tôi áp dụng có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc phát triển NL HTGQVĐ cho HS. Giá trị xác suất xảy ra ngẫu nhiên (p) là 1,54x10-5<0,05 cho thấy rằng sự chênh lệch điểm trung bình lần 2 so với lần 1 có ý nghĩa cao, sự chênh lệch này không thể xảy ra do ngẫu nhiên. Như vậy, điểm trung bình NL HTGQVĐ của HS thật sự tăng hơn thông qua PPDH WebQuest.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 123 - 132)