Kết quả điều tra học sinh sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 132 - 175)

(1) Không đồng ý (2) Đồng ý (3) Hoàn toàn đồng ý

Bảng 3.21. Bảng tỉ lệ % kết quả điều tra thái độ của HS sau TN

STT Nội dung Mức độ đồng ý

(1) (2) (3)

1

PPDH WebQuest giúp em nhận ra ưu và nhược điểm của bản thân và các thành viên trong nhóm

28.57% 58.57% 12.86%

2

PPDH WebQuest giúp em hiểu bài và nắm chắc kiến thức hơn so với các tiết học thông thường

44.29% 44.29% 11.43%

3 Các nhiệm vụ được giao ở WebQuest bám sát

nội dung học và phù hợp với trình độ HS 44.29% 45.71% 10.00% PPDH GQVĐ theo nhóm giúp em nhận ra ưu

7

Em cảm thấy hứng thú hơn vừa học kiến thức, vừa tìm hiểu về các vấn đề của thực tiễn (dạy học theo chủ đề)

28.57% 55.71% 15.71%

8

Em đã hợp tác để giải quyết các vấn đề tốt hơn thông qua cùng nhau GQVĐ và giải quyết nhiệm vụ đặt ra

31.43% 54.29% 14.29%

9

PPDH WebQuest và GQVĐ theo nhóm tạo tinh thần thoải mái, giúp em tích cực hơn trong học tập

37.14% 50.00% 12.86%

10 Em muốn tiếp tục hợp tác với các bạn để giải

quyết các vấn đề trong hóa học và cuộc sống 27.14% 58.57% 14.29%

Thông qua kết quả khảo sát cho thấy, PPDH WebQuest và PPDH GQVĐ giúp HS nắm được các kiến thức, hiểu bài hơn; giúp HS tự tin hơn khi trình bày ý kiến cá nhân; tạo tinh thần thoải mái, giúp HS tích cực hơn trong học tập. Các nhiệm vụ, vấn đề phù hợp với trình độ HS. Phần lớn HS mong muốn có nhiều hơn các tiết học chủ đề có nội dung gắn với kiến thức thực tiễn; mong muốn được tiếp tục hợp tác với các HS khác để giải quyết các vấn đề trong hóa học và cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi có các kế hoạch dạy học chủ đề, thang đo NL, bộ công cụ đánh giá NL HTGQVĐ đã xây dựng ở chương 2, đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 cặp lớp TN – ĐC với 2 kế hoạch dạy học.

Đã tiến hành TNSP ở 2 trường THPT Lăk – Đăk Lăk và THPT Krông Bông – TPHCM, thực hiện 2 kế hoạch dạy học áp dụng phương pháp dạy học GQVĐ và PPDH WebQuest với sự tham gia của 2 GV và 70 HS ở 2 lớp TN. Chúng tôi tiến hành đánh giá NL HTGQVĐ của HS 4 lần sau mỗi bài dạy TN (2 lần đánh giá NL HTGQVĐ thông qua PPDH GQVĐ, 2 lần đánh giá NL HTGQVĐ thông qua PPDH WebQuest) bằng phiếu đánh giá năng lực, biên bản hoạt động nhóm và xây dựng 2 đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của HS.

Dựa vào kết quả thu được, đã tính toán các tham số thống kê và phân tích số liệu. Kết quả NL HTGQVĐ của HS ở 2 lớp TN được cải thiện rõ rệt qua các lần TN, mức độ ảnh hưởng của tác động là khá lớn. Điều này cho thấy giả thuyết khoa học của nghiên cứu là đúng đắn: Phát triển năng lực HT GQVĐ cho HS thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 THPT bằng 2 biện pháp: sử dụng PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest. Đồng thời, khi trải qua quá trình, đã rút ra được một số kinh nghiệm khi tổ chức các PPDH nhằm phát triển NL HTGQVĐ cho HS thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài đã hoàn thành đầy đủ mục đích và nhiệm vụ đề ra với kết quả như sau: 1. Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề: lịch sử nghiên cứu NL HTGQVĐ; các biểu hiện của NL HTGQVĐ và cách kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chủ đề;PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest.

2. Điều tra thực trạng phát triển NL HTGQVĐ trong dạy học ở trường THPT ở Đăk Lăk làm cơ sở thực tiễn của đề tài

3. Nghiên cứu mục tiêu, phân tích nội dung chương trình hóa học phần phi kim lớp 10 THPT. Từ đó đề xuất các nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học. Trên cơ sở các nguyên tắc, đã thiết kế 4 kế hoạch dạy học chủ đề áp dụng PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest trong phần hóa học phi kim lớp 10 THPT nhằm phát triển NL HTGQVĐ cho HS.

4. Đã xây dựng bộ công cụ đánh giá NL HTGQVĐ cho HS THPT.

5. Tiến hành TNSP 02 kế hoạch dạy học theo chủ đề sử dụng PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest nhằm phát triển NL HTGQVĐ cho HS của 2 lớp tại 2 trường THPT Lăk và THPT Krông Bông.

Kết quả TNSP đã khẳng định các biện pháp sử dụng PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest được đề xuất đã phát triển NL HTGQVĐ cho HS và góp phần nâng cao chất lượng học tập hóa học của HS.

2. Khuyến nghị

- Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tăng cường nhiều đợt tập huấn chuyên môn để trang bị kiến thức về chuyên môn, phương pháp, kĩ thuật dạy học, tạo điều điện về cơ sở vật chất để GV có nhiều cơ hội sử dụng các PPDH, kĩ thuật dạy mới, góp phần nâng cao chất lượng GD ở Việt Nam.

Tăng cường hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại cho phòng học như: máy vi tính, máy chiếu, bàn ghế phù hợp, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm đầy đủ để phục vụ cho các PPDH tích cực (PPDH WebQuest, PPDH GQVĐ, PPDH dự án, PPDH theo góc,…), giúp các tiết học diễn ra thuận lợi hơn.

Khuyến khích GV và tổ chức HS học không chỉ trong không gian lớp học mà còn ở vườn trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế,… ngoài xã hội nhằm bước đầu trang bị cho HS các kĩ năng mềm, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho HS khi bước vào đời.

Sĩ số mỗi lớp học nên vừa phải (30 – 35HS/lớp) tạo thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động dạy học và việc quản lí của GV với từng HS.

- Với giáo viên

Nội dung đề tài mà chúng tôi nghiên cứu không chỉ dừng lại ở đây, PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest có thể áp dụng cho các chủ đề khác trong các nội dung khác thuộc bộ môn hóa học chương trình cơ bản hay nâng cao ở THPT. Ngoài ra, để phát triển NL HTGQVĐ của HS thì GV có thể sử dụng các PPDH khác có hoạt động nhóm và xây dựng các tình huống có vấn đề như: PPDH theo góc, PPDH hợp tác, PPDH dự án,… Các GV sử dụng dạy học theo chủ đề, PPDH GQVĐ, PPDH WebQuest có thể áp dụng theo từng cụm bài, từng chương, tích hợp liên môn, tùy thuộc vào đối tượng HS và điều kiện cụ thể của từng trường.

Với chương trình giáo dục đổi mới như hiện nay, GV cần nhanh chóng tìm hiểu, tự trang bị các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện nay (2017) để mạnh dạn áp dụng các PPDH tích cực, thu hút sự hứng thú, tìm tòi tri thức, khám phá tri thức của HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ban chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Hà Nội.

Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường. (2010). Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Dự án phát triển giáo dục

trung học phổ thông. Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn hóa học. Tài liệu tập huấn. Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Công văn số 5555 về việc hướng dẫn sinh hoạt

chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục trung học. (2014). Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học.

Tài liệu tập huấn.

Campbell J. (1968). Individual versus group problem solving in an industrial sample.

Journal of Applied Psychology, (52), tr 205-210.

Dillenbourg P. (ed.) (1999). Collaborative learning: Cognitive and computational approaches. Advances in Learning and Instruction Series, Elsevier Science,

Inc, New York, NY.

Dự án Việt Bỉ. (2010). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Đặng Thị Oanh và Nguyễn Thị Sửu. (2015). Phương pháp dạy học môn Hoá học ở

trường Phổ thông. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Đặng Thị Oanh. (2010). Lí luận cơ bản một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích

cực. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Đặng Thị Thanh Bình. (2011). Dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, (25),

tr.94-100. Nhận từ http:// www.vjol.info/ index.php/sphcm/article /view/14787/13284

Đỗ Thị Quỳnh Mai. (2015). Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm dạy học phân hóa trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường Trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục. Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội. Hà Nội.

Fiore S.M et al. (2017). Collaborative Problem Solving: Considerations for National

Assessment of Education Progress. Tham khảo từ

https://nces.ed.gov/nationsreportcard/pdf/researchcenter/collaborative_problem _solving.pdf.

Griffin & E. Care. (2015). Assesment and Teaching of 21st Century Skills, Methods and Approach (Eds) Springer. Dordrecht.

Griffin & E. Care. (2014). An approach to assessment of collaborative problem solving.

Research and Practice in Technology Enhanced Learning, 9 (3), page 367-388.

Tham khảo từ https://pdfs. semanticscholar.org/ 4977/4a2487a992840523c1 aad26e363b48ae4133.pdf

Hoàng phê et al. (2003). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng.

OECD. (2017). PISA 2015 results (Volume V) Collaborative Problem Solving.

Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD). (2013). PISA 2015 Collaborative Problem Solving Frameworks. Tham khảo từ

https://nces.ed.gov/nationsreportcard/pdf/researchcenter/collaborative_problem _solving.pdf.

Nguyễn Công Khanh. (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Cương. (2008). Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng và Cao Thị Thặng. (2010). Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học.

Nguyễn Văn Hùng và Thái Xuân Đệ. (2014). Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Văn hóa – Thông tin.

Nguyễn Xuân Trường et al. (2013). Hoá học 10 (Tái bản lần thứ bảy). Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Kenneth and Patricia Heller. (2010). Cooperative problem solving in physics a user’s

manual. USA: University of Minnesota.

Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội. (2016). Dạy học theo định hướng hình thành

và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. Hà Nội: Nxb Đại học

Sư phạm.

Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà và Dương Thị Anh. (2016). Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam. Tạp chí

quản giáo dục, (80), tr.8-13. Nhận từ http://www.academia.edu/23625005/N%C4%83ng_l%E1%BB%B1c_h%E1% BB%A3p_t%C3%A1c_gi%E1%BA%A3i_quy%E1%BA%BFt_v%E1%BA% A5n_%C4%91%E1%BB%81_trong_d%E1%BA%A1y_h%E1%BB%8Dc_v% C3%A0_%C4%91%C3%A1nh_gi%C3%A1_b%E1%BA%ADc_trung_h%E1 %BB%8Dc_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam.

Trần Nữ Mai Thy và Jef Peeraer. (2010). Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Trần Thị Thu Huệ. (2012). Phát triển một số năng lực của học sinh trung học phổ

thông thông qua phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học vô cơ.

Luận án tiến sĩ giáo dục học. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Hà Nội. Trần Trung Ninh (chủ biên). (2017). Dạy học tích hợp hóa học – vật lí – sinh học. Hà

Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Trịnh Văn Biều và Lê Thị Thanh Chung. (2017). Phương pháp luận nghiên cứu khoa

học. TPHCM: Nxb Đại học Sư phạm.

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. (2016). Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Vụ Giáo dục Trung học. (2013). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV khối THPT. Phương pháp dạy học tích cực (tr. 53-108). Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG (GIÁO VIÊN) ... PL1 Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG (HỌC SINH) ... PL5 Phụ lục 3: PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 CƠ BẢN THPT ... PL7 Phụ lục 4: KẾ HOẠCH DẠY HỌC THỰC NGHIỆM 1 ... PL10 Phụ lục 5: KẾ HOẠCH DẠY HỌC THỰC NGHIỆM 2 ... PL18 Phụ lục 6: BÀI KIỂM TRA LẦN 1 (15 PHÚT) ... PL26 Phụ lục 7: BÀI KIỂM TRA LẦN 2 (45 PHÚT) ... PL30

Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG (GIÁO VIÊN)

Trường Đại học Sư phạm TPHCM

Lớp: Lí luận và phương pháp dạy học hóa học K27

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CỦA GV

VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 THPT Kính chào quý thầy/cô!

Để góp phần nâng cao hiệu quả việc “phát triển năng lực hợp tác giải quyết

vấn đề cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 THPT”, kính

mong quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây (Các câu trả lời của quý thầy/cô chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu).

Thông tin cá nhân

Giới tính: ………... Năm sinh: ……… Nơi công tác: ………. Tỉnh/thành phố: ……… Thời gian dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông: ………

Thầy/cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào nội dung đưa ra hoặc điền vào phần còn trống.

Câu 1. Xin quý thầy/cô cho biết HS đã thể hiện năng lực của mình như thế nào trong học tập môn Hóa học ở trường THPT?

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học: Tốt ; Trung bình ; Chưa đạt 

- Năng lực thực hành Hóa học: Tốt ; Trung bình ; Chưa đạt 

- Năng lực tự học: Tốt ; Trung bình ; Chưa đạt 

- Năng lực giải quyết vấn đề: Tốt ; Trung bình ; Chưa đạt 

- Năng lực hợp tác: Tốt ; Trung bình ; Chưa đạt 

- Năng lực vận dụng các kt vào thực tiễn: Tốt ; Trung bình ; Chưa đạt 

- Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề: Tốt ; Trung bình ; Chưa đạt 

Câu 2. Theo thầy/cô, việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho HS trong dạy học hóa học ở trường phổ thông là

Câu 3. Theo thầy/cô, những biểu hiện nào dưới đây của học sinh phổ thông hiện nay khi làm việc nhóm để giải quyết vấn đề?

Chưa lập được kế hoạch công việc của nhóm

Không biết cách phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm Không biết cách diễn đạt ý kiến của bản thân cho các bạn khác hiểu Không đưa ra các luận cứ, ý kiến thuyết phục để bảo vệ quan điểm của cá nhân

Chỉ một số thành viên trong nhóm làm việc

Chưa đặt lợi ích của nhóm lên trên lợi ích các nhân

Không biết ưu, khuyết điểm của các thành viên khác trong nhóm Chưa biết đưa ra các đề xuất giả thuyết để thực hiện nhiệm vụ Xảy ra tranh cãi, chỉ trích, bất đồng ý kiến

Ỷ lại vào các thành viên khác

Chưa biết cách tổng hợp các ý kiến để phát biểu vấn đề

Khả năng thuyết trình kết quả của nhóm trước lớp còn hạn chế

Câu 4. Thầy/cô cho biết ý kiến về các phương pháp dạy học hóa học phần phi kim

a) Những phương pháp dạy học thầy/cô thường áp dụng trong tiết dạy học Hóa học phần phi kim?

- Thuyết trình  - Dạy học giải quyết vấn đề 

- Đàm thoại  - Dạy học webquest 

- Dạy học dự án  - Dạy học theo chủ đề 

Phương pháp khác: ………..

Câu 5. Thầy/cô cho biết ý kiến về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

a) Thầy/cô đã từng dạy học bằng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong phần Hóa học phi kim bao nhiêu tiết trong năm học?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 132 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)