Thiết kế bộ công cụ đánh giá cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 104 - 112)

2.5.2.1. Phiếu quan sát

Phiếu quan sát phải đáp ứng yêu cầu có tiêu chí quan sát rõ ràng, phù hợp với đối tượng và bám sát các tiêu chí của NL HTGQVĐ trong quá trình học tập theo học tập GQVĐ và WebQuest.

GV sử dụng phiếu quan sát để đánh giá thái độ và kĩ năng của từng HS trong nhóm được quan sát. Phiếu quan sát được thiết kế gồm 8 tiêu chí tương ứng trong bộ công cụ đánh giá năng lực HTGQVĐ, mỗi tiêu chí có 3 mức độ: mức độ 1 là năng lực thấp, mức độ 2 là năng lực trung bình, mức độ 3 là năng lực cao.

Bảng 2.1. Phiếu quan sát của GV nhằm đánh giá NL HTGQVĐ cho học sinh (PPDH WebQuest)

Lớp: ……… Nhóm: ……….. Lần: ………..

Tên HS được đánh giá: ………

Các tiêu chí MĐ1 MĐ2 MĐ3

1. Phát hiện các nguồn lực và khả năng của các thành viên trong nhóm

2. Đưa ra các nguyên tắc hoạt động nhóm

3. Đóng góp ý kiến, chia sẻ, trao đổi ý kiến của các thành viên trong nhóm

4. Phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề 5. Thu thập, xử lí thông tin

6. Lập kế hoạch

7. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề theo nguyên tắc hoạt động nhóm

Bảng 2.2. Phiếu quan sát của GV nhằm đánh giá NL HTGQVĐ cho học sinh (PPDH GQVĐ)

Lớp: ……… Nhóm: ……….. Lần: ………..

Tên HS được đánh giá: ………

Các tiêu chí MĐ1 MĐ2 MĐ3

1. Đóng góp ý kiến

2. Chia sẻ, trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm

3. Phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề

4. Thu thập, xử lí thông tin 5. Đề xuất giải pháp

6. Giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nhóm

* Đối với PPDH này, kết quả phiếu quan sát của GV dựa vào quan sát trực tiếp của GV và phiếu đánh giá của HS.

2.5.2.2. Phiếu đánh giá của học sinh

Cả nhóm dùng phiếu này để đánh giá năng lực của từng thành viên trong nhóm sau mỗi bài thực nghiệm học tập theo hướng phát triển NL HTGQVĐ cho HS. Các thành viên đánh giá các thành viên khác của nhóm (trừ bản thân HS đó).

Bảng 2.3. Phiếu đánh giá của HS nhằm đánh giá NL HTGQVĐ (PPDH WebQuest)

Lớp: ………. Nhóm: ………. Lần: ………….

Tên HS đánh giá: ………. Theo thang điểm:

3: cao

2: trung bình 1: thấp

Tổng điểm dành cho các thành viên từ 1-12 điểm

STT Họ tên Đóng góp ý kiến, chia sẻ, trao đổi ý kiến của các thành viên trong nhóm Phân tích, phát hiện, phát biểu vấn đề Thu thập, xử lí thông tin Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề theo nguyên tắc hoạt động nhóm Tổng 1 2 3 4 5 6

Bảng 2.4. Phiếu đánh giá của HS nhằm đánh giá NL HTGQVĐ (PPDH GQVĐ)

Lớp: ………. Nhóm: ………. Lần: ………….

Theo thang điểm: 3: tốt

2: trung bình 1: yếu

Tổng điểm dành cho các thành viên từ 1-12 điểm

STT Họ tên

Đóng góp ý kiến

Chia sẻ, trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm Thu thập, xử lí thông tin Giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nhóm Tổng 1 2 3 4 5

2.4.2.3. Biên bản hoạt động nhóm (dùng cho PPDH WebQuest)

Cả nhóm dùng biên bản này để ghi lại quá trình hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng là người điều khiển và đại diện nhóm ghi nhận lại thông tin trong biên bản hoạt động nhóm.

Bảng 2.5. Biên bản hoạt động nhóm (PPDH WebQuest) Tên chủ đề: ……… Tên nhóm: ………. Lớp: ……….. 1. Mục tiêu sản phẩm của chủ đề ……… 2. Nguyên tắc hoạt động nhóm

STT Nguyên tắc hoạt động nhóm Tên thành viên thực hiện tốt nguyên tắc 1

2

3. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề

STT Tóm tắt nội dung kế hoạch giải quyết vấn đề Tên thành viên đề xuất

1 2 3

4. Thực hiện kế hoạch

STT Tên thành viên Nhiệm vụ được phân công Kết quả 1

2

5. Quá trình hoạt động nhóm và điều chỉnh

STT Quá trình hoạt động nhóm

Điều chỉnh Hoạt động Mâu thuẫn phát sinh

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở cấu trúc, nội dung chương trình hóa học 10 trung học phổ thông đã trình bày ở chương 1 và các nguyên tắc, quy trình thiết kế các chủ đề dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh, xây dựng hai biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest. Vì giới hạn về thời gian và quy mô, chúng tôi chỉ chú trọng vào xem xét quá trình phát triển năng lực HT GQVĐ cho HS. Chúng tôi đã thiết kế 2 kế hoạch dạy học chủ đề clo và vấn đề nước sạch, oxi – ozon và cuộc sống. Mỗi chủ đề, chúng tôi thực nghiệm trong 2 tiết có sử dụng PPDH GQVĐ (theo nhóm) và PPDH WebQuest. Trong chương này, chúng tôi đã xây dựng bảng tiêu chí đánh giá NL HTGQVĐ cho học sinh theo 2 PPDH chúng tôi sử dụng là PPDH WebQuest và PPDH GQVĐ. Bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề gồm có: phiếu quan sát của GV, phiếu đánh giá của HS, biên bản làm việc nhóm.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với mục đích:

- Đánh giá tính phù hợp của việc dạy học các chủ đề đã lựa chọn và xây dựng. - Đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các phương pháp sử dụng chúng trong

việc phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Lựa chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm: Lựa chọn HS khối lớp 10 của trường THPT Lăk – tỉnh Đăk Lăk và trường THPT Krông Bông – Đăk Lăk, giáo viên tham gia thực nghiệm sư phạm có kinh nghiệm dạy học.

- Thiết kế phiếu điều tra và tiến hành điều tra giáo viên và học sinh về việc dạy học nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học hoá học ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Đăk Lăk.

- Thiết kế kế hoạch dạy học và công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh (phiếu quan sát của GV, phiếu đánh giá của HS, biên bản hoạt động nhóm).

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, thu thập và xử lí kết quả bằng phương pháp thống kê toán học.

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

3.3.1.1. Chọn địa bàn thực nghiệm

Với mục đích kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả năng phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10

Lựa chọn GV: Các GV có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, hăng hái,… GV dạy đồng thời cả hai lớp TN và ĐC. Tác giả đã trao đổi với các GV dạy TN về ý tưởng, mục tiêu, giáo án TN và mong muốn sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các GV nhiều kinh nghiệm, chuyên môn tốt.

Bảng 3.1. Danh sách các lớp ĐC – TN Trường THPT Thực nghiệm (TN) Đối chứng (ĐC) GV thực hiện Lớp Số HS Lớp Số HS

Lăk 10A15 32 10A16 32 Nguyễn Thị

Thu Thủy

Krông Bông 10A4 38 10A12 40 Dương Thị

Tuyết Nữ

3.3.1.3. Chuẩn bị

Lớp ĐC: GV tiến hành dạy bình thường theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không sử dụng PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest).

Lớp TN: GV tiến hành dạy các chủ đề theo phân phối chương trình và có kết hợp PPDH GQVĐ và PPDH WebQuest.

Tiến hành kiểm tra ở cả lớp TN và lớp ĐC. Sau đó chấm bài và xử lí kết quả theo phương pháp thống kê.

Trước khi tiến hành TN chúng tôi lấy bài kiểm tra học kì I để so sánh trình độ giữa lớp TN và ĐC tương đương. Kết quả như sau:

Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra trước tác động của các lớp ĐC – TN Trường Lớp Đối tượng Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lăk 10A15 TN1 32 0 0 1 1 3 3 5 9 7 3 0 10A16 ĐC1 32 0 0 1 1 3 5 9 7 4 2 0 Krông Bông 10A4 TN2 38 0 0 0 1 1 3 6 8 11 7 1 10A12 ĐC2 40 0 0 0 2 2 4 7 9 10 5 1

Bảng 3.3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động của trường THPT Lăk và THPT Krông Bông giữa lớp TN và ĐC

THPT Lăk THPT Krông Bông

TN1 ĐC1 TN2 ĐC2

Điểm trung bình (̅) 6.50 6.09 7.24 6.85

T-test độc lập (p) 0.17 0.15

Qua kết quả bài kiểm tra cho thấy giá trị xác suất ngẫu nhiên p > 0,05. Điều đó chứng tỏ chênh lệch trên là không có ý nghĩa, giá trị chênh lệch giữa hai nhóm khác nhau xảy ra là do ngẫu nhiên. Hai cặp TN và ĐC của 2 trường có trình độ kiến thức tương đương nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 104 - 112)