Nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 62 - 63)

Dựa trên cơ sở của cấu trúc, chương trình môn Hóa học 10 trung học phổ thông, chúng tôi ghiên cứu, xác định nguyên tắc, lựa chọn nội dung và xây dựng hệ thống chủ đề dạy học theo định hướng phát triển NL HTGQVĐ. Việc lựa chọn nội dung chủ đề dạy học theo định hướng phát triển NL HTGQVĐ tuân theo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Các chủ đề dạy học phải bám sát nội dung dạy học, đảm bảo

mục tiêu giáo dục của chương trình hóa học.

Khi thiết kế các chủ đề dạy học phải đảm bảo các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển các năng lực, phẩm chất của bài học, hướng đến mục tiêu giáo dục trong tương lai.

GV phải dựa trên cơ sở các nội dung, mục tiêu bài học, mục tiêu phát triển NL

HTGQVĐ để thiết kế các hoạt động học tập, các tình huống có vấn đề,… sao cho khi

giải quyết các vấn đề, HS cần có sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau và khi kết thúc bài học thì các tình huống, vấn đề đã được giải quyết, đồng thời các mục tiêu bài học cũng đạt được.

- Nguyên tắc 2: Chủ đề dạy học phải là những chủ đề phức hợp, tích hợp kiến

thức, tình huống có vấn đề, đòi hỏi sự hợp tác giữa các HS, tạo điều kiện để HS phát triển các NL nói chung và NL HTGQVĐ nói riêng.

Khi thiết kế các chủ đề dạy học nhằm phát triển NL HTGQVĐ cho học sinh, thiết kế các tình huống, tình huống có vấn đề là việc hết sức quan trọng. Các tình huống phải phù hợp với nội dung, nêu rõ được trọng tâm của bài học.

Hóa học là một “nhánh” của khoa học tự nhiên, các kiến thức về hóa học mang tính logic, khoa học, chính xác. Do đó, khi thiết kế các chủ đề dạy học môn Hóa học, GV phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, tính hệ thống, nêu đủ nội

dung và làm rõ trọng tâm của bài học.

- Nguyên tắc 4: Các chủ đề dạy học phải đảm bảo tính giáo dục và giáo dục vì

sự phát triển bền vững, tạo điều kiện để HS phát triển các NL xã hội, hình thành thái độ tích cực trong cuộc sống, sinh hoạt cộng đồng.

- Nguyên tắc 5: Chủ đề dạy học phải tăng tính hành dụng, tính thực tiễn, quan

tâm tới những vấn đề về sinh hoạt, sản xuất, đời sống mang tính xã hội, thời sự.

- Nguyên tắc 6: Việc xây dựng các bài học/chủ đề tích hợp dựa trên chương trình hiện hành, có nguồn tư liệu phong phú, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, địa phương sinh sống, tạo điều kiện để HS các vùng miền có thể khai thác, sử dụng, tạo ra những sản phẩm hay, bổ ích, có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)