Sử dụng phương pháp dạy học WebQuest

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 66 - 68)

WebQuest có thể áp dụng cho tất cả các loại hình trường học với điều kiện là HS có kĩ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lí các thông tin dạng văn bản. Bên cạnh đó, HS cũng phải có kiến thức cơ bản trong thao tác với máy tính và Internet.

Tiến trình thực hiện dạy học WebQuest:

Bước 1: Giới thiệu

GV giới thiệu các chủ đề. Thông thường, một WebQuest bắt đầu với việc đặt ra một tình huống có vấn đề thực sự với người học, tạo động cơ cho người học tự muốn quan tâm tới đề tài và muốn tìm giải pháp cho đề tài.

Bước 2: Xác định nhiệm vụ

HS được giao các nhiệm vụ cụ thể. Tính phức tạp của nhiệm vụ phụ thuộc vào đề tài và vào nhóm đối tượng. Nhằm phát triển NL HTGQVĐ cho HS, các nhiệm vụ

Giới thiệu (GV) Xác định nhiệm vụ (HS) Hướng dẫn nguồn thông tin (GV) Thực hiện (HS) Trình bày (HS) Đánh giá (GV+HS)

Bước 3: Hướng dẫn nguồn thông tin

GV hướng dẫn nguồn thông tin để xử lí nhiệm vụ, chủ yếu là các trang trong mạng internet đã được GV lựa chọn và liên kết, ngoài ra còn có những chỉ dẫn về các tài liệu khác.

Bước 4: Thực hiện

HS thực hiện nhiệm vụ trong nhóm ở ngoài tiết học. GV đóng vai trò tư vấn.

Bước 5: Đánh giá

GV và HS cùng đánh giá kết quả, tài liệu, phương pháp và hành vi học tập trong WebQuest.

Nhằm phát triển NL HTGQVĐ, chúng tôi chỉ thực hiện các WebQuest nhỏ trong thời gian 2 tiết học với các dạng nhiệm vụ: Tái hiện thông tin (bài tập tường thuật), lập ra các sản phẩm (bài tập sáng tạo). Phần đánh giá, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá NL HTGQVĐ của HS.

Ví dụ: “Thực phẩm biến đổi gen”

GV giới thiệu chủ đề: Với khái niệm “thực phẩm biến đổi gen” nhiều người nghĩ đến những quả cà chua to, có thể để được hàng tháng, đỏ tươi, thơm ngon. Nhưng hiện nay “thực phẩm biến đổi gen” đang gây ra những tranh luận trái chiều. Đối với nhiều người thì “thực phẩm biến đổi gen” là sản phẩm của quỷ dữ. Với những người khác thì nó là giải pháp cho vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt là các nước nghèo.

Vậy thái độ của chúng ta đối với “thực phẩm biến đổi gen” như thế nào?

Nhiệm vụ của HS: Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ đóng một vai trò khác nhau để chuẩn bị cho “Hội nghị thế giới về dinh dưỡng”:

Nhóm 1: Các nhà bảo vệ môi trường trả lời câu hỏi: “thực phẩm biến đổi gen có phá

hủy môi trường của chúng ta không?”

Nhóm 2: Các nhà khoa học trả lời câu hỏi: “thực phẩm biến đổi gen có phải là giải

pháp cho vấn đề dinh dưỡng của thế giới hay không?

Nhóm 3: Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng trả lời câu hỏi: “Người tiêu dùng cần phải

Nhóm 4: Các nhà lập pháp trả lời câu hỏi: “Có cần phải đánh dấu thực phẩm biến đổi

gen không? Vì sao?”

Các nhóm thực hiện các nhiệm vụ, sau đó trình bày và báo cáo kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 66 - 68)