Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 64 - 66)

Dạy học giải quyết vấn đề là quá trình dạy học được tổ chức thông qua việc giải quyết các vấn đề. Hình thức dạy học này phù hợp trong hầu hết các tình huống và phương pháp dạy học.

Nhằm phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thì HS phải thực hiện giải quyết các vấn đề theo nhóm, không thực hiện cá nhân. GV phải thiết kế các tình huống có vấn đề để các thành viên của nhóm cùng tham gia giải quyết vấn đề. Để HS có thể thực hiện đầy đủ quy trình HTGQVĐ thì các vấn đề phải có độ phức tạp nhất định và thời gian hoạt động nhóm đủ dài. Một tiết học GV có thể thiết kế từ 1 đến 3 tình huống có vấn đề để HS hoạt động nhóm là phù hợp. Các vấn đề nên là các phần trọng tâm của bài học, để HS có thể hiểu bài, nắm bài tốt hơn.

Tiết học tổ chức dạy học giải quyết vấn đề thông thường nhằm phát triển NL HTGQVĐ thì GV là người đưa ra vấn đề, HS hoạt động nhóm, hợp tác để nhận biết vấn đề, tìm phương án giải quyết và cùng nhau giải quyết vấn đề.

Ví dụ 1: Khi dạy về bài flo – brom – iot, nhằm phát triển NL HTGQVĐ cho

HS, GV có thể đưa ra tình huống phân biệt muối ăn và muối iot như sau:

Cơ thể tiếp nhận được một phần iot cần thiết dưới dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến những bệnh tai hại như: bướu cổ, đần độn, câm điếc,… Để khắc phục sự thiếu iot, người ta phải cho thêm hợp chất của iot vào thực phẩm như: muối ăn, bột nêm, sữa kẹo,… Muối ăn là muối có trộn thêm 1 lượng nhỏ hợp chất của iot (thường là KI).

Tại Trung Quốc, nạn bán muối giả có dán nhãn chứa iot đang tăng lên. Giới chức y tế nước này khuyến cáo rằng muối giả có thể gây ra sự rối loạn phát triển cho trẻ sơ sinh. Li Sumei, giám đốc phòng thí nghiệm quốc gia về rối loạn do thiếu iot cho biết: “Người tiêu dùng thường không thể phân biệt được muối iot và muối giả iot vì tất cả các gói đều giống nhau và đều in chữ “muối iot””.

Vậy, làm thế nào để người tiêu dùng phân biệt được muối ăn và muối iot?

Các nhóm HS sẽ thảo luận trong thời gian GV đặt ra, giải quyết tình huống dựa trên các kiến thức đã có về muối ăn và muối iốt.

Ví dụ 2: Khi dạy về các hợp chất của clo, phần muối ăn, GV có thể đưa ra tình

GV thực hiện thí nghiệm: Có 3 cốc đựng ba dung dịch trong suốt. Thả 3 quả trứng như nhau vào 3 cốc trên. Hiện tượng xảy ra ở 3 cốc như sau:

Cốc 1: quả trứng chìm xuống đáy cốc Cốc 2: quả trứng nổi lên mặt nước Cốc 3: quả trứng lơ lửng

Em hãy giải thích hiện tượng trên?

Các nhóm HS sẽ thảo luận trong thời gian GV đặt ra, giải quyết tình huống dựa trên các kiến thức đã có về tính chất vật lí của muối ăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề thông qua dạy học hóa học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 64 - 66)