Vị trí, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phần kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 50 - 55)

TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. Phân tích chương trình hóa học lớp 10 nước CHDCHD Lào.

2.1.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phần kiến thức hóa học học

 Vị trí và vai trò.

Trong chương trình Hóa học lớp 10 nước CHDCND Lào chỉ có phần hóa học vô cơ trong đó đã được chia ra 6 chương. Chương 1, 2, 3, 6, gồm các phần của lí thuyết chủ đạo: cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn, liên kết hóa học. Sự phân bố các lí thuyết chủ đạo này ở đầu chương trình lớp 10 đã thể hiện vai trò chủ đạo của chúng trong sự hình thành kiến thức Hóa học.

Kiến thức trong 4, chương này gồm các lí thuyết chủ đạo là cơ sở lí thuyết của chương trình Hóa học THPT, giúp nghiên cứu cấu trúc của các chất và mối quan hệ nhân quả giữa thành phần cấu tạo và tính chất của các chất. Nó có giá trị phương pháp luận, có vai trò quan trọng ở tất cả các giai đoạn tổng kết và khái quát hóa kiến thức. Sự tổng kết các vấn đề trên cơ sở lí thuyết chủ đạo tạo điều kiện phát triển tư duy lí thuyết, một phương pháp nhận thức, học tập cơ bản của bộ môn Hóa học.

Chúng có vai trò củng cố và phát triển các khái niệm, định luật hóa học cơ bản mà HS đã tiếp thu ở chương trình Hóa học THCS như: nguyên tố hóa học, chất hóa học, phản ứng hóa học,…

Thông qua việc nghiên cứu các lí thuyết chủ đạo này mà hình thành thế giới quan khoa học, cơ sở của phép biện chứng.

 Mục tiêu cơ bản.

- Để biết thành phần cấu tạo của nguyên tử, điện tích và khối lượng của hạt nhân nguyên tử, sự chuyển động của các electron trong nguyên tử và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu (nhóm A); biết được mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố.

- Để biết được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn. Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố hóa học với vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn và tính chất của nguyên tố. Qui luật biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, ái lực electron, độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim, tính axit – bazơ của các oxit và hiđroxit trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Để biết sự hình thành liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. Biết tính chất chung của hợp chất ion và tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.

- Để hiểu được thế nào là chất oxi hóa, chất khử, sự khử, sự oxi hóa, và phản ứng oxi hóa – khử. Biết cách lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử.

- Để biết khái niệm về tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

Về kĩ năng.

- Nhận xét và rút ra các kết luận về thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử từ các thí nghiệm.

- Lập kế hoạch, vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hóa học: nguyên tử khối, đồng vị, viết cấu hình electron nguyên tử, quan hệ giữa vị trí và cấu tạo, vị trí và tính chất, so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận,…; hoặc một đề tài nghiên cứu nhỏ liên quan đến hóa học.

- Viết phương trình hóa học thể hiện: sự hình thành cation, anion; sự trao đổi electron giữa kim loại và phi kim để tạo thành phân tử hợp chất ion; sự hình thành một số phân tử có liên kết cộng hóa trị. Sử dụng độ âm điện để dự đoán về mặt lí thuyết loại liên kết hóa học. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị, tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. Xác định hóa trị và số oxi hóa.

- Tìm được chất khử, chất oxi hóa. Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron.

- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học để điều khiển phản ứng hóa học.

- Làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác: tóm tắt, hệ thống hóa, phân tích, kết luận,…

Về giáo dục tình cảm và thái độ.

- Hứng thú học tập môn Hóa học.

- Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS.

- Ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật nói chung, của Hóa học nói riêng vào đời sống, sản xuất, bảo vệ môi trường.

- Có thái độ học tập tích cực: tư duy khái quát, học tập một cách có hệ thống, biết suy luận có quy luật, có logic, sáng tạo.

- Rèn luyện các đức tính: cẩn thận, cần cù, tỉ mỉ, chính xác, khoa học trong công việc.

 Cấu trúc và nội dung.

Bảng 2.1. Cấu trúc và nội dung các chương trong Sgk Hóa học 10 và Sgk Thí nghiệm hóa học 10

Sgk Hóa học 10 Thí nghiệm Chương 1: Kiến thức cơ bản về Hóa học

6 tiết: - 2 lí thuyết - 3 luyện tập - 1 kiểm tra 1 tiết

Bài 1. Khái niệm và sự phân biệt trong Hóa học

Bài 2. hóa chất đo lường

Bài 1. Khái niệm và sự phân biệt trong hóa học

Bài 2. Hóa chất đo lường Chương 2: CÁC CHẤT VÀ THAY ĐỔI TRONG CÁC HỢP CHẤT

12 tiết: - 3 lí thuyết - 2 luyện tập

2tiết: - 2 lí thuyết - 2 luyện tập

- 1 kiểm tra 1 tiết - 1 thực hành

Bài 3. Các chất và đặc tính của hợp chất Bài 4. Bảng tuần hoàn

Bài 5. Chất duy nhất, hợp chất Bài 6. Tách hợp chất

Bài 7. Thay đổi sức mạnh của hệ thống

Bài 3. Các chất và đặc tính của hợp chất Bài 4. Bảng tuần hoàn

Bài 5. Chất duy nhất, hợp chất Bài 6. Tách hợp chất

Bài 7. Thay đổi sức mạnh của hệ thống Chương 3 Câu trúc kết cấu

8 tiết: - 5 lí thuyết - 2 luyện tập - 1 kiểm tra 1 tiết

2tiết: - 1 lí thuyết - 1 luyện tập - 1 kiểm tra 1 tiết

Bài 8. Mô hình nguyên tử

Bài 9. Năng lượng và sắp xêp điện tử Bài 10. Quy định hóa học

Bài 8. Mô hình nguyên tử

Bài 9. Năng lượng và sắp xếp điện tử Bài 10. Quy định hóa học

Chương 4 Liên hệ định lượng

8 tiết: - 2 lí thuyết - 2 luyện tập - 1 kiểm tra 1 tiết

2 tiết: - 1 lí thuyết - 1 luyện tập - 1 thực hành

Bài 11. Khối lượng nguyên tử Bài 12. Khối lượng phân tử Bài 13. Mol

Bài 11. Khối lượng nguyên tử Bài 12. Khối lượng phân tử Bài 13. Mol

Chương 5 CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

8 tiết: - 3 lí thuyết - 2 luyện tập - 1 kiểm tra 1 tiết

Bài 14. Công thức hóa học

Bài 15. Phản ứng hóa học và cân bằng phương trình hóa học

Bài 16. Tính toán từ công thức hóa học và tỷ lệ phần trăm của sản phẩm

Bài 14. Công thức hóa học

Bài 15. Phản ứng hóa học và cân bằng phương trình hóa học

Bài 16. Tính toán từ công thức hóa học và tỷ lệ phần trăm của sản phẩm

Bài 17. Tộc độ phản ứng hóa học Bài 17. Tộc độ phản ứng hóa học Chương 6 CHẤT KHÍ, CHẤT MỀM VÀ CHẤT RẮN

6 tiết: - 3 lí thuyết - 2 luyện tập - 1 kiểm tra 1 tiết

Bài 18. Chất khí Bài 19. Chất lỏng Bai 20. Chất rắn Bài 18. Chất khí Bài 19. Chất lỏng Bai 20. Chất rắn

Trong luận văn này chúng tôi đã chọn một số vấn đề để làm Thực nghiệm sư phạm, các vấn đề chúng tôi đã chọn gồm có các nguyên tố hóa học, chất hóa học, phản ứng hóa học và tốc độ phản ứng.

 Những vấn đề cơ bản của các chương 5 Hóa học lớp 10.

 Vị trí và vai trò.

Trong chương trình Hóa học 10 nói về công thức hóa học, phản ứng hóa học và cân bằng phương trình hóa học , tính toán từ công thức hóa học và tỷ lệ phần trăm của sản phẩm và tộc độ phản ứng hóa học. Sau khi nghiên cứu lí thuyết chủ đạo nên chúng có vị trí và vai trò:

- Hoàn thiện và phát triển các nội dung của lí thuyết chủ đạo và vận dụng các kiến thức lí thuyết để nghiên cứu giải thích tính chất các công thức hóa học, phản ứng hóa học và cân bằng phương trình hóa học và tộc độ phản ứng hóa họcLàm rõ mối quan hệ qua lại chặt chẽ, biện chứng giữa: thành phần. Mối quan hệ giữa tính chất của các chất với ứng dụng và phương pháp điều chế chất, phương pháp bảo quản và sử dụng các chất.

- Giúp hoàn thiện phát triển khái niệm chất hóa học.

- Hình thành cho HS phương pháp tư duy, phương pháp nhận thức hóa học: khoa học thực nghiệm có lập luận trên cơ sở lí thuyết. Trong nhận thức HS được hình thành, hoàn thiện tư duy, sự suy lí trên cơ sở lí thuyết chủ đạo:

Từ cấu tạo chất dự đoán tính chất các chất và kiểm nghiệm bằng thực nghiệm hóa học.

Từ các chất cụ thể suy luận cấu tạo nguyên tử, dạng liên kết trong phân tử trên cơ sở lí thuyết chủ đạo.

Mục tiêu cơ bản.

Về kiến thức.

- Để biết Công thức hóa học, phản ứng hóa học và cân bằng phương trình hóa học và tộc độ phản ứng hóa học.

Về kĩ năng.

Tiếp tục hình thành và củng cố một số kĩ năng:

- Quan sát, làm một số thí nghiệm về công thức hóa học, phản ứng hóa học và cân bằng phương trình hóa học và tộc độ phản ứng hóa học. Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Vận dụng những kiến thức đã được học về: Cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử, độ âm điện…. Để giải thích một số tính chất của các đơn chất và hợp chất.

- Giải một số bài tập định tính và định lượng có liên quan đến kiến thức trong chương.

Về giáo dục tình cảm, thái độ.

Thông qua nội dung dạy học về tính chất hóa học và ứng dụng của các việc đã được học và làm, giáo dục cho HS:

- Lòng say mê học tập, yêu khoa học, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa họa, kĩ thuật, …

- Có ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là nguồn nước và môi trường không khí, thái độ đúng đắn đối với các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ý thức bảo vệ tầng ozon.

- Có ý thức phòng bệnh do thiếu iot.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)