Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 82 - 84)

Bước 1:Soạn các bài giảng thực nghiệm.

Soạn các bài giảng thực nghiệm có sử dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS lớp 10 THPT. Gồm các bài sau:

Bài 1: Công thức hóa học. Bài 2: Phản ứng hóa học. Bài 3: Cân bằng hóa học.

Bước 2: Gặp GV tham gia thực nghiệm.

Trao đổi với các GV tham gia thực nghiệm về mục đích và cách thức thực hiện kế hoạch dạy cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm.

Tiến hành giảng dạy ở lớp TN và lớp ĐC theo trình tự các bước sau:

Bảng 3.2. Các bước tiến hành giảng dạy ở lớp TN và ĐC

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Bước 1 Đều tiến hành giảng dạy bình thường, sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Bước 2 Sử dụng giáo án tự học và tài liệu tự học để rèn luyện bài tập ở nhà sau mỗi bài học và kết thúc chương.

Tự ôn tập lý thuyết và chuẩn bị bài mới theo các câu hỏi trong phần ôn tập (lý thuyết).

- Sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập để rèn luyện bài tập ở nhà.

Tự học lý thuyết và chuẩn bị bài mà không có câu hỏi hướng dẫn.

Bước 3 Sử dụng tài liệu tự học để tự ôn tập chương ở nhà.

Sử dụng sách giáo, sách bài tập để tự ôn tập chương.

Bước 4 Tiến hành kiểm tra 1 tiết theo hình thức trắc nghiệm khách quan, đề chung và được trộn thành 4 đề.

Bước 5: Kiểm tra.

- Cho HS các lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra 1 tiết theo hình thức trắc nghiệm ở cuối 2 chương 5.

- Đề kiểm tra 1 tiết chương công thức, phản ứng và cân bằng hóa học.

- Đề kiểm tra 1 tiết chương Khí,Chất lỏng và Thể chất(chất cứng) (xem phần phụ lục).

- Chấm bài theo thang điểm 10.

- Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ 0 đến 10 điểm và chia làm ba nhóm: + Nhóm giỏi: 8 – 10 điểm.

+ Nhóm trung bình và khá: 5 – 7 điểm. + Nhóm yếu kém: dưới 5 điểm.

Bước 6: Xử lí kết quả kiểm tra.

Để xử lý kết quả thực nghiệm, chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Chúng tôi tiến hành:

- Lập bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích. - Vẽ đồ thị các đường lũy tích.

- Tính các tham số thống kê đặc trưng. a. Trung bình cộng i i i n X X n   ni: Tần số của các giá trị xi. n: Số HS tham gia thực nghiệm.

b.Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

2 2 ( ) 1 i i n X X S n    

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

c. Hệ số biến thiên V: đại lượng này dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình khác nhau hoặc 2 mẫu có qui mô rất khác nhau.

100%

S

V x

X

Nếu V trong khoảng 0 -10%: độ dao động nhỏ.

Nếu V trong khoảng 10 -30%: độ dao động trung bình. Nếu V trong khoảng 30 -100%: độ dao động lớn.

Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình: kết quả thu được đáng tin cậy. Với độ dao động lớn: kết quả thu được không đáng tin cậy.

d. Sai số tiêu chuẩn m: tức khoảng sai số của điểm trung bình. Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng .

Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy. e. Đại lượng kiểm định Student

n: số HS của nhóm thực nghiệm.

Chọn xác suất α từ 0,01  0,05. Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị tα,k với độ lệch tự do k = 2n – 2.

+ Nếu t ≥ tα,k thì sự khác nhau giữ a và là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. + Nếu t < tα,k thì sự khác nhau giữa và là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.

+ Về mặt định lượng: thực hiện các bài kiểm tra.

+ Về mặt định tính: tổ chức thăm dò ý kiến của GV và HS về các vấn đề tự học qua các phiếu điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)