3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Tình hình phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất, kết quả đã phát hiện nhiều vi phạm chưa xử lý:
a) ác loại hình vi phạm phổ biến thường diễn ra
(1) Vi phạm của cơ quan qu n lý nhà nước trong việc thực hiện các nội dung qu n lý đất đai bao gồm:
- Vi phạm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đủ điều kiện quy định; không đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không tuân thủ trình tự, thủ tục quy định;
- Vi phạm trong thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư, giải quyết tranh chấp đất đai còn sai sót như: Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện việc kiểm đếm, đo đạc xác định vị trí, diện
tích đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn chưa đúng, nhiều trường hợp bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, không đúng diện tích, loại đất thu hồi;
- Vi phạm trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định, cấp Giấy chứng nhận không đúng đối tượng, không đủ điều kiện, không đúng vị trí, diện tích, mục đích và thời hạn sử dụng đất;
- Vi phạm trong xác định nghĩa vụ tài chính: Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sai quy định, chưa đúng mục đích, thời điểm sử dụng đất nhằm trục lợi.
(2) Vi phạm của người sử dụng đất, trong đó:
- Đối với tổ chức thường diễn ra dưới các hình thức:
+ Sử dụng sai mục đích, sử dụng không hiệu quả, không sử dụng đất hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm đất;
+ Thực hiện các quyền không theo quy định của pháp luật đất đai như: Chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện, không đúng thủ tục;
+ Không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất;
+ Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: Nợ, chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
+ Chủ đầu tư tổ chức xây dựng công trình không đúng quy hoạch hoặc thiết kế, giấy phép xây dựng đã cấp; chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đã đầu tư xây dựng công trình và thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhất là tại các dự án phát triển nhà ở.
- Đối với cá nhân thường diễn ra dưới các hình thức:
+ Lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng trái phép; mua bán đất đai mà không thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định;
+ Gây cản trở trong việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng; không bàn giao đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất; chậm cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra; cản trở việc thanh tra, kiểm tra [6].
b) Kết quả phát hiện sai phạm qua một số đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng đất gần đây như sau
- Theo báo cáo của các Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam cho thấy: Phát hiện nhiều sai phạm như sử dụng đất không đúng quy hoạch 19.179 ha; giao đất, cho thuê đất không đúng quy định 241.995 ha; sử dụng đất sai mục đích, chậm tiến độ, không hiệu quả 21.409 ha; chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê trái pháp luật 3.237 ha; lấn, chiếm, sử dụng vượt diện tích được giao, cho thuê 22.343 ha; sai phạm về tài chính liên quan đến đất đai với tổng số tiền là 833.642 triệu đồng;
- Theo báo cáo kết quả thanh tra năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đối với 79/99 nông, lâm trường được thanh tra trên phạm vị cả nước: Có 23 đơn vị có hành vi chuyển mục đích trái phép, trong đó địa phương có kết luận, xử lý vi phạm 11 đơn vị, còn 12 đơn vị chưa có kết luận xử lý; 31 đơn vị có vi phạm khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, liên doanh, liên kết trong sử dụng đất; 22 đơn vị cho thuê lại quyền sử dụng đất trái pháp luật; 55 đơn vị đã bị lấn, chiếm đất; 03 đơn vị lấn chiếm đất của hộ gia đình, cá
nhân; 49 đơn vị chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính và 31 đơn vị giao khoán đất sản xuất không đúng quy định (Báo cáo 312/BC-TTr ngày 24/9/2013);
- Theo báo cáo kết quả thanh tra năm 2013 về việc chấp hành pháp luật đất đai trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) trên phạm vi cả nước, đã phát hiện số lượng lớn các trường hợp vi phạm, trong đó: có 80.148 trường hợp vi phạm về trình tự thủ tục cấp GCN, chiếm 71,83% tổng số trường hợp vi phạm; 14.877 trường hợp vi phạm về thời gian thực hiện thủ tục cấp GCN; 1.708 trường hợp vi phạm về luân chuyển hồ sơ khi cấp GCN; 1.921 trường hợp cấp GCN không đúng mục đích sử dụng đất; 1.618 trường hợp cấp GCN không đúng diện tích; 1.107 trường hợp cấp GCN không đúng đối tượng; 1.819 trường hợp cấp GCN không đúng thời hạn sử dụng đất; 23 trường hợp cấp GCN miễn, giảm tiền sử dụng đất không đúng quy định; 54 trường hợp cấp GCN tính giá đất không đúng theo quy định; 362 trường hợp cấp GCN xác định thời điểm sử dụng đất không đúng; 3.363 trường hợp cấp GCN có vi phạm khác; (Báo cáo 168/BC-TTr ngày 21/5/2014);
- Theo báo cáo kết quả kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng trong năm 2011 và 2014 đối với 33 dự án phát triển nhà ở trên địa bàn của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, đã phát hiện 32/33 dự án có vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng gây vướng mắc, chậm trễ trong việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở; trong đó, có 22 dự án do chủ đầu tư vi phạm dưới các hình thức như xây dựng không đúng giấy phép, không đúng quy hoạch, thiết kế được duyệt; chưa làm xong thủ tục pháp lý về đất đai, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng đã xây dựng và bán xong nhà ở; hầu hết các chủ dự án đều chậm trễ trong việc nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà. Có 14 dự án kiểm tra do lỗi của cơ quan nhà nước như chưa thực hiện đúng quy định trong việc tính, thu nghĩa vụ tài chính; áp dụng hình thức sử dụng đất không đúng (dự án
phát triển nhà vẫn cho thuê đất trả tiền hàng năm với thời hạn 20 năm); không kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án để xẩy ra nhiều vi phạm mà không phát hiện để xử lý kịp thời, dứt điểm sai phạm. Ngoài ra còn rất nhiều dự án được giao đất đã nhiều năm nhưng chưa sử dụng để hoang hóa hoặc chậm tiến độ xây dựng hoặc xây dựng xong không có người ở gây lãng phí đất đai. Mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhưng đến nay việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà thành phố Hà Nội vẫn còn rất chậm do chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ để làm thủ tục; việc xử lý vi phạm của chủ đầu tư chưa được thực hiện đáng kể.