Khái quát đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 59 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên

Từ Liêm là một huyện cũ của Hà Nội, trước khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, huyện Từ Liêm nằm về phía Tây của thủ đô, nhưng hiện hay nằm ở khu vực trung tâm của Hà Nội mở rộng. Vào 1/4/2014 huyện Từ Liêm được chia tách để thành lập hai quận mới của Hà Nội là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Từ Liêm giáp hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng về phía tây, giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân về phía đông, quận Hà Đông về phía nam và huyện Đông Anh về phía bắc.

Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 320.414 người.

13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm được thành lập gồm: Phường Thượng Cát; Phường Liên Mạc; Phường Thụy Phương; Phường Minh Khai; Phường Tây Tựu; Phường Đông Ngạc; Phường Đức Thắng; Phường Xuân Đỉnh; Phường Xuân Tảo; Phường Cổ Nhuế 1; Phường Cổ Nhuế 2; Phường Phúc Diễn; Phường Phú Diễn.

Quận Bắc Từ Liêm nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông Hồng Huyện Đông Anh.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí quận Bắc Từ Liêm

Quận nằm trong vùng đông bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng và mầu mỡ, có nhiều sông hồ chảy qua. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc và Đông Nam, cao độ trung bình là 6.0m - 6.5m. Khu vực có địa hình cao nhất tập trung ở phía Bắc dọc theo sông Hồng cao từ 8m đến 11m, khu vực có địa hình thấp nhất là những ô trũng hồ, đầm và phía Nam thuộc Quận. Đây là khu vực có địa hình địa chất khá ổn định. Tuy nhiên đất đai phần lớn là đất phù sa mới do vậy cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng [7].

Về khí hậu: Quận nằm trong khu vực khí hậu chung của Thành phố, chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mua khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24oC; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm; độ ẩm không khí cao trung bình khoảng 82%.

Về thủy văn: Trên địa bàn quận có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo, đây là 3 tuyến thoát nước chủ yếu của quận, ngoài ra quận còn có nhiều ao hồ tự nhiên và nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô.

Về nguồn tài nguyên đất: đất đai của Quận được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng, bao gồm 5 loại chính: đất phù sa sông Hồng được bồi đắt hàng năm (Phb); đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp hàng năm, không giây, không loang lổ (Ph); đất phù sa không được bồi hàng năm, có tầng loãng lổ (Ph1); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm có tầng giây (Phg); đất phù sa sông Hông không được bồi hàng năm úng nước (Phn); đất đai của Quận đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao phù hợp với mọi loại cây trồng, thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hóa nông nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đô thị.

Về tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước của Quận khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà... đây là các đường dẫn tải về tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư, bên cạnh đó có hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của quận.

Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng: tầng 1 có độ sâu trung bình 13,5m, nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chứa

Bicacbonatcanxi, có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,42- 0,93mg/l; tầng 2 có độ sau trung bình 12,4m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16-17,25mg/l; tầng 3 có độ sâu trung bình từ 40-5-m, nguồn nước dồi dào, sử dụng để khai thác với quy mô công nghiệp. Tổng độ khoáng hóa từ 0,25 - 0,65g/l. Thành phần hóa học chủ yếu là cacbonat-clorua-Natri-Canxi hàm lượng NH4 từ 0,1 - 1,45 mg/l.

Về tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Quận chủ yếu là cát và sỏi với khối lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên việc khai thác này cần phải cẩn trọng để tránh gây sáo động tới dòng chảy và gây ra nguy cơ nở bờ, sụt đê. Ngoài ra quận còn có một số ít khối lượng than bùn non phân bố ở những khu hồ, đầm. Khối lượng này hiện nay không còn nhiều và không có giá trị kinh tế cao.

Thực trạng môi trường: Theo số liệu kiểm tra cho thấy khối lượng bụi lắng có khoảng 190,6 tấn/km2/năm, cao gấp 2 lần nồng độ cho phép bụi trắng. Kết quả này được đánh giá là ô nhiễm; về nồng độ bụi lơ lửng trong không khí ở mức 0,2-0,3 mg/m3 và có xu hướng tăng vượt chỉ tiêu cho phép. Hệ thống nước mặt hiện nay nước sông Hồng có độ đục lớn hàm lượng chất lơ lửng cao. Sông nhuệ chịu lượng nước thải từ các nhánh sông tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lư, sông Sét, trung bình một ngày đêm là 2.592.000m3 và chịu nhiều nguồn nước thải khác phát sinh từ khu dân cư, du lịch, nhà hàng, các cơ sở y tế, cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo Tổng cục đo lường Việt Nam. Hệ thống nước ngầm tại phía Nam thuộc Quận có chứa hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn ô nhiễm nước dưới đất, nước bị nhiễm bẩn từ tầng trên xuống tầng dưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)