Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Khi đề cập vi phạm pháp luật hành chính nói chung và vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng thì trong nội hàm của nó phải

đáp ứng được các yêu cầu về yếu tố cấu thành vi phạm như: chủ thể chịu trách nhiệm hành chính, các quan hệ pháp luật hành chính về đất đai bị xâm hại, mức độ phải chịu trách nhiệm pháp lý và thiệt hại thực tế xảy ra… Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về đất đai vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” [3]. Quy định trên đã liệt kê khá đầy đủ các chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Bởi lẽ, chủ thể của trách nhiệm hành chính như đã trình bày, không chỉ là các cá nhân mà còn bao gồm cả tổ chức…

- Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trước hết cũng mang đầy đủ các đặc điểm của vi phạm hành chính nói chung. Đồng thời, nó có những đặc trưng riêng để phân biệt với các vi phạm hành chính khác. Vì vậy, có thể chỉ ra vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi trái

pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai, tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Hiện nay, văn bản để xác định hành vi và hình thức xử phạt, mức phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, Luật Đất đai năm 2013, có hiệu lực ngày 01/7/2014...

Thứ hai: hành vi đó phải là một hành vi thực tiễn đã được thực hiện

(hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có thể thực hiện bằng hành động như việc lấn, chiếm đất đai, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, sử dụng đất không đúng mục đích... hoặc không hành động như không sử dụng đất, không cải tạo, bồi bổ đất, không ngăn chặn sự xói mòn đất đai, không thực hiện dự án đúng thời hạn...

Thứ ba: hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận

thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; có thể là lỗi vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước hoặc đáng ra phải thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính, Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng bao gồm các yếu tố cấu thành giống như các dấu hiệu pháp lý của các vi phạm hành chính nói chung đó là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

- Mặt khách quan

Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đia bao gồm các dấu hiệu: hành vi trái pháp luật đất đai, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra và mối quan hệ nhân quả, địa điểm, phương tiện vi phạm.

Khi nói đến vi phạm pháp luật đất đai thì buộc phải có hành vi trái pháp luật đất đai của tổ chức hay cá nhân. Nếu không có hành vi trái pháp luật đất đai thì không có vi phạm pháp luật đất đai xảy ra. Vì vậy hành vi trái pháp luật đất đai là một yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành của vi phạm pháp luật đất đai, mà vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là một dạng của vi phạm pháp luật đất đai.

+ Hậu qu (sự thiệt hại của xã hội) do hành vi trái pháp luật gây ra được thể hiện ở chỗ nó xâm hại quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai hoặc xăm hại đến quyền lợi của người sử dụng đất.

Sự xâm hại quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai thường thể hiện trong việc định đoạt một cách bất hợp pháp số phận pháp lý của đất đai như không tuân theo những thủ tục cấp đất do pháp luật quy định, giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, mua, bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép dưới nhiều hình thức, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất khi chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền…

Xâm phạm đến quyền lợi của người sử dụng đất như mượn tạm đất sử dụng trong một thời gian nhất định nhưng đến khi hết thời hạn lại không trả lại chủ cũ mà chiếm dụng luôn để sử dụng, hoặc tự chuyển dịch ranh giới ra ngoài phần đất được giao…

Mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất quy định.

Mối quan hệ giữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với hậu quả mà nó gậy ra cho xã hội có quan hệ hữu cơ với nhau, sự thiệt hại cho xã hội là do chính hành vi vi phạm hành chính về đất đai gây ra. Song không phải mọi hành vi vi phạm hành chính về đất đai trong cấu thành của nó đều

bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả và quan hệ nhân quả mà nhiều vi phạm hành chính về đất đai chỉ cần dấu hiệu cấu thành hình thức là đủ căn cứ để xử phạt hành chính.

Ngoài ra khi nghiên cứu mặt khách quan của vi phạm hành chính về đất đai trong một số trường hợp cần xem xét thêm một số dấu hiệu khác như thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi.

- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm, bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích…

Trên phương diện pháp lý, lỗi được xác định là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, biểu hiện thái độ của người đó đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả của hành vi đó. Lỗi trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không chỉ đặt ra đối với cá nhân vi phạm mà còn đặt ra với tổ chức. Thông thường, yếu tố lỗi của tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được xác định bởi hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật hành chính phải bị áp dụng chế tài hành chính. Như vậy, không phải đối với tổ chức vi phạm hành chính chúng ta không và không thể xác định yếu tố lỗi truy cứu trách nhiệm pháp lý hành chính mà việc xem xét lỗi sẽ thông qua việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật. Lỗi trong thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thể hiện dưới hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là thái độ tâm lý của một người khi thực hiện hành vi trái pháp luật, tuy nhận thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhưng lại có ý thức xem thường, mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.

Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là lỗi của một người khi thực hiện hành vi trái pháp luật do vô tình thiếu thận trọng mà đã

không nhận thức được những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, mặc dù họ có khả năng và điều kiện xử sự theo đúng nghĩa vụ đó.

- Mục đích, động cơ trong vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng

như trong vi phạm hành chính nói chung không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan.

Mục đích của vi phạm hành chính là cái “đích” trong ý thức của người vi phạm được đặt ra cho hành vi vi phạm đạt tới. Mục đích của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chỉ có ở trong một số hành vi vi phạm nhất định và được thực hiện với lỗi cố ý ví dụ “hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác” .

Động cơ vi phạm hành chính được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Trừ những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với lỗi cố ý thì có động cơ, mục đích rõ rệt còn các vi phạm hành chính về đất đai khác thì động cơ, mục đích không rõ nét. Trong các trường hợp này vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chủ yếu do thiếu thận trọng, vô tình hay coi nhẹ các nghĩa vụ pháp lý mà vi phạm ở mức độ nhỏ và trên thực tế thiệt hại ở những trường hợp này là không đáng kể. Do đó động cơ, mục đích trong vi phạm hành chính về đất đai không coi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

-.Chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể hành chính thực hiện cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật đất đai bảo vệ. Do vậy chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là những cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể. Những hành vi này đều xâm hại đến các quan hệ pháp luật đất đai đang được duy trì, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Song

do tính chất và mức độ xâm hại của hành vi chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội để trở thành tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

- Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại. Vậy khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là những quan hệ trong sử dụng và hoạt động dịch vụ về đất đai bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại.

1.2.2. ác loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai rất đa dạng. Theo liệt kê trong Chương II, Nghị định 102/NĐ-CP, ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm 25 loại hành vi được quy định từ Điều 6 đến Điều 30 của Nghị định. Chính vì vậy, căn cứ vào khách thể trực tiếp của vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi vi phạm hành chính có thể tạm chia thành hai nhóm sau đây:

Thứ nhất, nhóm các hành vi vi phạm trong sử dụng đất đai, như:

- Sử dụng đất không đúng mục đích; - Lấn, chiếm đất;

- Huỷ hoại đất;

- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;

- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không đủ điều kiện;

- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đủ điều kiện nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Không đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, không đăng ký biến động quyền sử dụng đất, đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất, không đăng ký gia hạn sử dụng đất khi hết hạn sử dụng đất mà đang sử dụng đất;

- Gây cản trở trong việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;

- Không trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình, mốc địa giới hành chính;

- Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất;

- Chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; - Chậm hoặc không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra;

- Cản trở việc thanh tra, kiểm tra về đất đai.

Thứ hai, nhóm các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ v đất đai, như:

- Hành nghề tư vấn về giá đất mà không thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đăng ký hoạt động hành nghề;

1.2.3. Nguyên tắc xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử lý vi phạm hành chính cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Một là Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng.

Hai là: Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)