Nhận xét, đánh giá chung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 98 - 100)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.3. Nhận xét, đánh giá chung:

Qua nghiên cứu công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm rút ra nhận xét:

1. Ưu điểm:

Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của quận được đề cao. Sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Quận ủy Bắc Từ Liêm công tác quản lý đất đai trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp, ý thức của người dân cũng được tốt hơn trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, luật xây dựng; kỷ cương trong quản lý đất đai dần được tăng cường, việc sử dụng đất đai đã có hiệu quả góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

Các cấp chính quyền và các cơ quan tham mưu của quận đã chỉ đạo và hướng dẫn các phường xây dựng kế hoạch trong công tác xử lý vi phạm về đất đai được tiến hành tương đối thường xuyên đã góp phần phát hiện kịp thời các vụ vi phạm và đẩy nhanh tiến độ xử lý.

Đội ngũ cán bộ công chức thuộc phường có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai cũng đã được củng cố đáng kể góp phần đưa ra hướng giải quyết vi phạm hành chính về đất đai đúng pháp luật, hợp lòng dân.

2. Hạn chế, khó khăn vướng mắc:

Chính quyền một số phường còn chưa kiên quyết, chưa thường xuyên trong công tác: tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai, hoạt động xây dựng, đô thị và môi trường chưa thường xuyên, chưa liên tục trong quần chúng nhân dân; trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường còn thiếu, đặc biệt là cán bộ chuyên môn trong công tác xử lý vi phạm còn thiếu cương quyết chưa đử sức răn đe, hệ thống chính quyền một số cơ sở còn né tránh trách nhiệm chưa thực sự vào cuộc.

Sự quan tâm chỉ đạo của Cấp Ủy của một số phường còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn còn xảy ra và phổ biến là tình trạng giao đất trái thẩm quyền, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chiếm đất, xây dựng nhà trái phép trên đất công, đất nông nghiệp, vi phạm hành lang thủy lợi, chuyển nhượng trái phép...

Pháp luật về xử lý vi phạm nói chung và xử lý vi phạm hành chính về đất đai nói riêng chưa cụ thể và bộc lộ một số điểm thiếu thống nhất, khó vận dụng. Như: mặc dù luật xử lý vi phạm hành chính được đưa ra nhưng vẫn chưa giải quyết được toàn bộ nội dung khái quát của vi phạm hành chính mà không phải là tội phạm hình sự, hành vi nào là hành vi chính mà xem nhẹ dựa vào các quy định của bộ luật hình sự. Trong khái niệm vi phạm hành chính cũng chưa hoàn toàn chính xác vì xử phạt vi phạm hành chính chỉ là một chế tài bên cạnh các chế tài khác có thể được áp dụng khi xử lý vi phạm hành chính như: biện pháp ngăn ngừa, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định...

Việc xử lý vi phạm về pháp luật đất đai của một số địa bàn trên toàn quận chưa kiên quyết, triệt để còn nể nang nên còn một số trường hợp tái phạm hoặc phát sinh vi phạm tiếp. Một số vi phạm trong lĩnh vực đất đai còn chưa được xử lý nghiêm, chế tài chưa đủ mạnh và gây phát sinh khiếu nại, tố cáo. Các quyết định xử lý chủ yếu là yêu cầu các tổ chức cá nhân vi phạm khắc phục hậu quả và trả lại hiện trạng ban đầu như trước khi vi phạm, các cá nhân có sai phạm phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó một số vụ vi phạm đã được phát hiện nhưng chưa xử lý kịp thời gây nghi hại cho quần chúng, suy giảm lòng tin của nhân dân và sự nghiêm minh của pháp luật. Một số vi phạm tuy được xử lý nhưng không được kiểm tra giám sát chặt chẽ nên việc thi hành quyết định xử phạt chậm hoặc vẫn để tái phạm.

Đối với các sai phạm mặc dù đội Quản lý trật tự xây dựng, UBND các phường đã phát hiện, lập hồ sơ tuy nhiên chưa xử lý dứt điểm, do vậy nhiều trường hợp đã lập hồ sơ nhưng vẫn phát sinh vi phạm, vẫn để vi phạm một số trường hợp còn để các cơ quan báo chí và có đơn thư khiếu kiện kéo dài ở một số phường như Cổ Nhuế, Thượng Cát, Đông Ngạc...

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định nhưng nhìn chung chất lượng xử lý vi phạm chưa cao, cán bộ xử lý vẫn còn hạn chế, chưa kiên quyết chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tổ chức bộ máy quản lý đất đai chưa được tăng cường và kiện toàn kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)