Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 44 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3. Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều cố gắng đổi mới hệ thống chính sách, pháp luật đất đai phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003 đã đánh giá việc thi hành Luật Đất đai thời gian qua còn nhiều hạn chế, tồn tại như việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, việc quản lý quy hoạch còn hạn chế; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ, còn sử dụng lãng phí, hiệu quả sử dụng không cao; tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều, dưới nhiều hình thức, chậm được xử lý, nhất là tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép, giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, không sử dụng hoặc sử dụng đất chậm hoặc bỏ hoang hóa đất, lấn, chiếm, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng đất trái phép,…); thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, do chưa kiểm soát được tình trạng “giao dịch ngầm”; tình trạng khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp, nhất là trong việc thu hồi đất, bồi thường khi thực hiện các dự án đầu tư, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển đất nước, làm giảm hiệu lực pháp luật đất đai và hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai [4].

Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012-2016, trong đó yêu cầu phải “tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giao đất, sử dụng đất đối

với các dự án đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Kiên quyết thu hồi đất sử dụng không đúng theo quy định của pháp luật đất đai, sử dụng lãng phí, kém hiệu qu . Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ làm giá, tăng giá, trục lợi, vi phạm quy định pháp luật v qu n lý, sử dụng đất đai. Tập trung kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật v qu n lý, sử dụng đất đai”[5].

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế hiện nay nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)