Giải pháp cụ thể trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 102 - 113)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.6.2. Giải pháp cụ thể trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

3.6.2.1. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT/2014 của UBND thành phố Hà Nội và kế hoạch số 76/KH-UBND/2016 của UBND quận Bắc Từ Liêm

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 04/CT/ 2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đồng thời chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót, bất cập và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; xử lý nghiêm những hành vi, vi phạm chính sách, lợi dụng sơ hở của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, lập lại trật tự kỷ cương đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp, các cấp Ủy, chính quyền UBND quận Bắc Từ Liêm cần thực hiện một số giải pháp:

Các cấp Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đưa nội dung tăng cường công tác quản lý đất đai vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của cấp mình, ngành mình để chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai thực hiện. Đồng thời, có kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp Uỷ, chính quyền, đoàn thể, cán bộ và nhân dân.

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại các địa phương, đơn vị nhằm phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý và xử lý vi phạm đất đai, đặc biệt là những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Từ đó xây dựng kế hoạch, đề xuất biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định và chủ động công khai các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tạo sự đồng thuận cao của dư luận xã hội trong quá trình thực hiện. Đồng thời, bố trí phân công cán bộ chuyên trách theo dõi việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai tại các phường thuộc quận.

3.6.2.2. Thực hiện tốt việc công bố công khai và qu n lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để các hoạt động giao quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất, thu hồi đất đạt hiệu quả cao đồng thời cũng là cơ sở để hạn chế các vi phạm hành chính về đất đai. Đây là một nội dung quan trọng để phòng chống vi phạm hành chính về đất đai.

Công bố công khai việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có biện pháp kiểm tra theo dõi việc thực hiện, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng đất thực tế, tránh tình trạng quy hoạch “treo”.

3.6.2.3 Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Để phục vụ cho công tác quản lý đất đai được chặt chẽ hơn đồng thời cũng nhằm góp phần hạn chế vi phạm hành chính về đất đai thì quận Bắc Từ Liêm cần hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Hiện nay các phường của quận đều đã có bản đồ địa chính nhưng hầu hết chưa được cập nhật biến động đầy đủ, một số phường bản đồ có độ chính xác chưa cao, có nhiều bất cập như: không thể hiện kích thước cạnh, tọa độ, sai diện tích, hình thể, sai chủ sử dụng, đo bao

không xác định được ranh thửa,...các sổ địa chính còn thiếu thông tin. Vì vậy quận cần rà soát và đối với các phường có biến động nhiều đề nghị Thành phố cho đo vẽ thành lập bản đồ địa chính mới gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính một cách đồng bộ.

3.6.2.4 Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quy n cấp cơ sở và các cán bộ chuyên ngành khi để x y ra tình trạng vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai

Chủ tịch UBND các phường có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra quản lý các biến động về đất đai trên địa bàn mình. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai, Chủ tịch UBND phường phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm hành vi vi phạm theo quy định; đối với hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý, phải kịp thời báo cáo UBND quận để xử lý hoặc báo cáo UBND thành phố xử lý theo thẩm quyền.

Địa phương nào để xảy ra tình trạng vi trong lĩnh vực đất đai mà không có biện pháp xử lý, ngăn chặn, Chủ tịch UBND phường đó cùng cán bộ địa chính phường, cán bộ phòng Tài nguyên môi trường phụ trách địa bàn phường đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận và trước pháp luật.

3.6.2.5 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác qu n lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính v đất đai

Trong những năm tới, để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cần phải quán triệt chủ trương: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, và năng lực thực hiện” UBND quận cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong công tác tổ chức cán bộ, tạo mọi điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động ban hành, tổ

chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với các biện pháp cụ thể sau:

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải thực sự gương mẫu. Người cán bộ phải đoàn kết, nhất trí, giữ vững đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, kiên quyết chống quan liêu, tham ô, lãng phí, hết lòng, hết dạ phục vụ nhân dân, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Mạnh dạn sử dụng, đề bạt đội ngũ cán bộ trẻ, có phẩm chất, đạo đức và năng lực, được đào tạo chính quy vào giữ các chức vụ có liên quan đến công tác đất đai. Có quan điểm tích cực trong việc sắp xếp các cán bộ kém năng lực, không đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao, xử lý kiên quyết, nghiêm minh những cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho vi phạm pháp luật về đất đai. Phải có kế hoạch, phương thức kiểm tra, đánh giá năng lực cán bộ, phân loại trình độ cán bộ để có kế hoạch đào tạo hiệu quả.

Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ làm công tác xây dựng hoặc tham mưu ban hành văn bản pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng, tránh tình trạng “đội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung chưa ngang tầm nhiệm vụ” Do tính chất phức tạp của lĩnh vực đất đai, đội ngũ cán bộ này cần phải chuyên sâu lĩnh vực đất đai, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và yêu cấu nhiệm vụ của chức danh đảm nhận, ngoài ra phải am hiểu nhiều lĩnh vực khác như kiến thức pháp lý, xây dựng, tài chính, thuế...

3.6.2.6.Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động qu n lý, sử dụng đất đai

Quận Bắc Từ Liêm là một quận mới được thành lập, có tốc độ đô thị hóa nhanh, công tác quản lý, sử dụng đất đai và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai càng có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới, vì vậy đòi hỏi cần phải tăng cường kiểm tra, thanh tra,

giám sát hoạt động quản lý và sử dụng đất đai, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Để có quyết định đúng và trúng, giải pháp được thực hiện tối ưu, sai sót được phát hiện kịp thời, hạn chế những vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, các hành vi vi phạm pháp luật đất đai phải được xử lý nghiêm khắc như một số điểm sau:

p dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra, thanh tra như các hình thức thường xuyên, đột xuất, định kỳ, phương pháp trực tiếp và gián tiếp, phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra dài hạn và ngắn hạn, tránh kiểm tra hoặc thanh tra một cách tuỳ tiện hoặc khi các cá nhân, đơn vị “có vấn đề”, có đơn tố cáo…rồi mới thanh tra, kiểm tra.

Phải công khai và dân chủ hoá trong quá trình kiểm tra, thanh tra. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành công khai. Việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kết luận vi phạm về đất đai phải dựa trên những căn cứ, chứng cứ rõ ràng, không được quy chụp hoặc theo ý kiến chủ quan của người thanh tra, kiểm tra. Chính quyền các phường, cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của mình về việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đất đai.

Hoàn thiện bộ máy thanh tra, kiểm tra; coi trọng chất lượng, đảm bảo đủ số lượng, xứng đáng là “tai, mắt”, của Đảng, của chính quyền các cấp Đảng, chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để bộ máy thanh tra, kiểm tra các cấp hoạt động thuận lợi; giúp đỡ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt, nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, có uy tín với quần chúng. Đảm bảo nguyên tắc mọi vi phạm pháp luật về đất đai đều phải bị xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kỳ ai dù ở cương vị công tác nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép một ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Kiên quyết chống mọi hành vi bao

che, nương nhẹ, nể nang người vi phạm pháp luật đất đai dưới bất kỳ hình thức nào.

Triệt để tuân thủ trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Thực tế đã phản ánh, nhiều cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thoả thuận sử dụng “giải pháp dung hoà”, “cả hai cùng có lợi” bằng cách “cưa đôi” số tiền bị xử phạt; người có thẩm quyền xử phạt nhận số tiền này, coi là tiền của riêng mình và “bỏ qua” vi phạm không làm thủ tục xử phạt đối với cá nhân vi phạm.

KẾT LUẬN

1. Vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là thực trạng khá phổ biến trong hoạt động sử dụng đất của người dân cũng như các tổ chức. Cơ quan nhà nước xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đồng thời có những giải pháp hạn chế vi phạm pháp luật đất đai là hết sức cần thiết để giúp nhà nước trong lỗ lực xác lập cơ chế quản lý chặt chẽ và sử dụng đất đai hiệu quả; góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, qua đó góp phần lập lại trật tự kỷ cương, phòng chống vi phạm, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai; đảm bảo sự công bằng ổn định trong hoạt động sử dụng đất.

2. Quận Bắc Từ Liêm là quận mới được thành lập ngày 1/4/2014 trên cơ sở tách huyện Từ Liêm cũ và có quá trình đô thị hóa khá nhanh nên có những đặc điểm khác biệt về vi phạm hành chính đất đai giữa hai giai đoạn trước và sau khi thành lập quận.

Qua nghiên cứu thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại quận Bắc Từ Liêm cho thấy trong giai đoạn trước khi thành lập quận (2010 - 1/4/2014) có tổng số 3113 vụ với các dạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm 4 dạng chủ yếu: lấn, chiếm đất công (chủ yếu là lấn chiếm đất nông nghiệp, đất ao, hồ, thùng đấu trong khu dân cư); tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp mà không xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sử dụng đất giao trái thẩm quyền; mua bán trái phép đất nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vi phạm này là do công tác quản lý đất đai chưa được chặt chẽ, hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, lạc hậu và do nhận thức về pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế. Trong giai đoạn từ khi thành lập quận đến nay (1/4/2014 - 2017) có 1990 vụ với các dạng vi phạm hành chính về đất đai chủ yếu là tự chuyển đổi mục đích sử dụng, lấn, chiếm đất. Nguyên nhân chính do ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn kém, công tác

phổ biến giáo dục pháp luật đất đai chưa tốt; công tác quản lý đất đai bị buông lỏng tại một số phường tại thời điểm thành lập quận.

3. Trong công tác xử lý vi phạm hành chính tại quận Bắc Từ Liêm từ năm 2010 đến tháng 1/4/ 2014 đã lập biên bản 3113 vụ vi phạm. Tuy nhiên hoạt động xử phạt mới xử lý được 2172 vụ và còn tồn đọng lại 70 vụ chưa xử lý do tính phức tạp của hành vi cũng như tính chất mức độ vi phạm. Sau khi thành lập quận công tác xử lý vi phạm trên địa bàn được đẩy mạnh nhưng việc phát sinh vi phạm vẫn khá cao lên tới 1990 trường hợp vi phạm trên tổng diện tích 38,96 ha của tổng 13 phường, đã xử lý 1541 vụ, còn tồn đọng 68 trường hợp. Tuy việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai ở Quận Bắc Từ Liêm đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng cũng còn những bất cập, hạn chế, yếu kém nhất định, vẫn còn để tồn đọng những vụ chưa xử lý và diễn biến phức tạp. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về đất đai còn hạn chế; một bộ phận đội ngũ cán bộ này thiếu trách nhiệm, né tránh; việc xử lý vi phạm không nghiêm, không có tính răn đe, ngăn ngừa và giáo dục.

4. Những giải pháp chủ yếu góp phần hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại quận Bắc Từ Liêm gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân; Thực hiện tốt việc công bố công khai và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của quận; Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở và các cán bộ chuyên ngành khi để xảy ra tình trạng vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính về đất đai; Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận.

KIẾN NGHỊ

Thứ nhất, UBND quận Bắc Từ Liêm cần tiếp tục xử lý dứt điểm các trường hợp còn tồn tại hay có yếu tố tái phạm vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn quận, nhằm giải quyết triệt để những tồn tại của vấn đề cũng như để nâng cao trật tự kỉ cương của pháp luật, có tính răn đe với các hành vi cố ý, cố tình tái phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 102 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)