Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong xử lý vi phạm về quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 50 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.3 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong xử lý vi phạm về quản

lý, sử dụng đất đai tại Việt Nam.

a. Tồn tại, hạn chế

- Hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất còn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương nhưng việc phát hiện của các cơ quan có thẩm quyền

còn chậm, nhiều vụ việc vi phạm nổi cộm được phát hiện chủ yếu thông qua các cơ quan báo chí, khiếu nại, tố cáo của công dân; tại một số địa phương, nhất là cấp xã người đứng đầu chính quyền cơ sở chưa thực hiện đúng trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn;

- Số trường hợp vi phạm pháp luật đất đai được thanh tra, kiểm tra phát hiện còn chưa phản ánh đúng thực tế vi phạm; việc xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai chưa kịp thời, dứt điểm, hiệu quả xử lý chưa cao; số trường hợp vi phạm nhưng chưa được đề xuất xử lý hoặc đã đề xuất xử lý nhưng chưa thực hiện còn nhiều; nhiều trường hợp khi người dân phản ánh về hành vi vi phạm về quản lý đất đai nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền quan tâm giải quyết hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết;

- Tình trạng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, kẽ hở của pháp luật để vi phạm trong quản lý đất đai nhằm trục lợi còn phổ biến ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực hoạt đông khác nhau của quản lý đất đai; nhất là trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, kể cả trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, gây bức xúc trong xã hội.

b. Nguyên nhân

- Chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi, trong từng giai đoạn đều có nhiều nội dung quy định không đầy đủ, rõ ràng chưa thống nhất, không hợp lý; bên cạnh đó, nhiều vụ việc vi phạm đã kéo dài, quá trình sử dụng đất phức tạp, dẫn đến tình trạng khó giải quyết;

- Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý, sử dụng đất đai ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu tính chủ động, phạm vi thực hiện thanh tra, kiểm tra hàng năm còn hẹp; đối tượng thanh tra, kiểm tra đã thực hiện còn ít, mới chỉ tập trung vào người sử dụng đất mà chưa chú trọng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, nhất là đối với chính

quyền các cấp xã, huyện. Việc xử lý các trường hợp vi phạm đã phát hiện còn chậm, chưa nghiêm minh, không triệt để; kết quả thanh tra, kiểm tra ít được công khai; hiệu quả thanh tra chủ yếu mới dừng ở mục đích phòng ngừa là chính, chưa thực sự có tác dụng răn đe;

- Thanh tra chuyên ngành về đất đai còn thiếu ổn định về tổ chức; lực lượng còn mỏng; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn chưa còn chưa được ổn định; trang thiết bị phục vụ hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm còn thiếu;

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật còn chưa sâu rộng, thường xuyên, nhất là các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục trong xử lý các vi phạm hành chính về quản lý đất đai chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người dân tham gia, chưa tạo được phản ứng dây chuyền, hiệu ứng lan tỏa nên nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người sử dụng đất và cán bộ công chức, viên chức còn hạn chế;

- Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm, cưỡng chế, thu hồi đất của đối tượng có sai phạm đất đai còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương, các cấp chính quyền chưa thực hiện đúng thẩm quyền, giải quyết không triệt để, đùn đẩy né tránh, thiếu trách nhiệm. Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện quyết định còn chậm, thiếu tính thực tiễn; các cơ quan chức năng có trách nhiệm thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện nên kết quả xử lý vi phạm chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2017 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)