Mẹ đơn thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 25 - 28)

1.2.2.1. Định nghĩa mẹ đơn thân

Trong Tiếng Anh người ta gọi những người mẹ đơn thân là "Single mother"

đây là cách gọi chính thống nhất trên thế giới về đối tượng này.

Tại Đức có từ "Alleinerziehende" nghĩa là những người giáo dục con một

mình.

Theo Klett - Davies Martina trong cuốn sách "Going ít alone ? Lone morther

in late modernity" đã định nghĩa "mẹ đơn thân là một nhóm đồng nhất, có những bất lợi tương tự nhau và họ luôn cảm thấy bị chôn vùi trong những ràng buộc và áp lực của xã hội ".

Trong khu vực Đông Nam Á, tại Hàn Quốc, Kang Eun Hwa định nghĩa "phụ

nữ làm mẹ đơn thân (phiên âm tiếng Hàn là: Mi – hon – mo) là thuật ngữ dùng để chỉ những phụ nữ không trải qua thủ tục kết hôn hợp pháp, nhưng có con và nuôi con một mình" (Nguyễn Thị Thu Vân, 2012).

Có thể thấy trên giới người ta định nghĩa cho những người phụ nữ nuôi con một mình là mẹ đơn thân. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu về hiện tượng mẹ đơn thân ngày nay và xu hướng làm mẹ đơn thân các tác giả tập trung vào nhóm đối tượng mẹ đơn thân chưa từng kết hôn.

Tác giả Lê Thi gọi nhóm phụ nữ này là "phụ nữ thiếu vắng chồng" "phụ nữ

đơn thân". Tuy nhiên, nếu dùng từ "Phụ nữ đơn thân" thì dễ gây hiểu lầm với những người phụ nữ đang còn độc thân chưa lập gia đình, đồng thời cũng chưa nói lên được vai trò làm mẹ chăm lo cho con một mình của họ.

Theo Mai Huy Bích trong quyển Xã hội học gia đình (2011), Gia đình đơn

thân là một biến thể của gia đình hạt nhân, gồm hai thế hệ (cha hoặc mẹ và con cái

cặp vợ chồng, mà chỉ có một người (hoặc mẹ hoặc cha) do nhiều nguyên nhân khác nhau (ly hôn, góa, hay đơn giản là không hoặc chưa kết hôn mà có con ...).

Từ đó, mẹ đơn thân có thể hiểu nôm na là khái niệm chỉ người phụ nữ một mình nuôi con (con ruột hoặc con nuôi) mà không cần đến vai trò của người đàn ông vì nhiều lí do.

Theo Wikipedia

Mẹ: thông thường được dùng để chỉ người phụ nữ mang thai, sinh ra và nuôi

lớn đứa trẻ. Tuy nhiên, vì sự phức tạp và các khác biệt trong các định nghĩa và vai trò của người mẹ về mặt văn hóa, xã hội và tôn giáo nên rất khó có thể có một định nghĩa chung về mẹ được chấp nhận rộng khắp.

Đơn thân: là tình trạng một người chưa lập gia đình (chưa kết hôn) hoặc

người đã ly hôn nhưng chưa kết hôn lại (tái hôn, đi bước nữa).

Theo định nghĩa như trên ta có thể hiểu "mẹ đơn thân là người phụ nữ mang

thai, sinh ra và nuôi lớn đứa trẻ mà không có người đàn ông bên cạnh, họ có thể chưa từng kết hôn hoặc đã li hôn"

Ngày nay, khi xã hội có nhiều thay đổi, sự du nhập của văn hóa Phương Tây đã làm ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống của những người trẻ về các giá trị của tình yêu, hôn nhân, gia đình và con cái. Đã bắt đầu có những người phụ nữ họ chỉ cần con mà không cần chồng, họ lựa chọn nuôi con một mình. Nên phạm trù của mẹ đơn thân ở Việt Nam được mở rộng hơn bao gồm cả những người làm mẹ nhưng chưa từng kết hôn. Tuy nhiên, số lượng những người mẹ đơn thân chủ động này ngày càng tăng nên nó nổi lên như một hiện tượng, một xu hướng mới về hôn nhân, gia đình.

Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu là những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong hoạt động giáo dục con. Cho nên khách thể nghiên cứu là những người mẹ đang nuôi dạy con một mình mà không có người đàn ông bên cạnh. Bất kể là họ đã kết hôn hay chưa từng kết hôn, đứa con do chính họ sinh ra hay là con nuôi đều được. Do đó trong đề tài này người nghiên cứu sử dụng định nghĩa mẹ đơn thân sau đây:

Mẹ đơn thân là người phụ nữ nuôi con một mình mà không có người đàn ông bên cạnh (Bất kể là họ đã kết hôn hay chưa từng kết hôn, đứa con do chính họ sinh ra hay là con nuôi)

1.2.2.2. Đặc điểm tâm lí của mẹ đơn thân

Thứ nhất: Mạnh mẽ, độc lập, quyết đoán, có tính chịu đựng cao

Những người mẹ nuôi con một mình thường có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Bởi lẽ, họ phải một mình giải quyết tất cả mọi thứ trong cuộc sống của họ. Đặc biệt là những người mẹ đơn thân chủ động, khi quyết định nuôi con một mình mà không cần có người bạn đời bên cạnh, họ đã lên cả kế hoạch làm mẹ. Do đó, họ phải thật sự bản lĩnh mới có thể chịu trách nhiệm và làm tốt trách nhiệm của một người mẹ đối với đứa con của mình. Họ là những người chịu áp lực tốt để có thể cân bằng mọi thứ từ công việc xã hội đến công việc nhà và nuôi dạy con. Chính phần tính cách này trong con người của họ đã giúp họ làm tốt trách nhiệm thiêng liêng và cao cả của một người mẹ đối với con.

Thứ hai: Cảm thấy có lỗi với con

Trong tâm trí của những người mẹ đơn thân dù ít hay nhiều họ vẫn cảm thấy có lỗi với con. Bởi vì, họ nghĩ mình đã không cho con được một gia đình trọn vẹn có đầy đủ cả cha lẫn mẹ như những đứa trẻ khác. Đối với những trường hợp người mẹ sau khi li hôn cảm giác tội lỗi này càng nhiều hơn. Họ tự trách chính mình đã làm một người vợ không tốt để dẫn đến việc li hôn và vì thế con họ mới không có cha. Cảm giác tội lỗi này có thể theo họ suốt đời, có những trường hợp nặng còn làm cho người phụ nữ bị sa sút tinh thần và stress sau khi ly hôn.

Thứ ba: Cảm giác cô đơn, lẻ bóng cần sự giúp đỡ, chia sẻ, lắng nghe

Tuy là những người phụ nữ độc lập, quyết đoán nhưng rồi cũng có những phút giây họ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Phụ nữ là những người giàu cảm xúc nên những lúc đêm về, sau một ngày làm việc mệt mõi làm sao họ tránh khỏi những phút chạnh lòng khi chỉ có một mình. Đặc biệt là những khi con bệnh, mẹ bệnh là lúc họ rất cần đến sự chia sẽ của mọi người xung quanh: Gia đình, bạn bè, xóm giềng... Đối với họ được chia sẽ và lắng nghe là một nguồn động viên to lớn giúp họ vượt qua những nỗi buồn, những vất vả, khó khăn trong cuộc sống của mình.

Thứ tư: Đặt hết mọi tâm tư tình cảm vào con

Khi trở thành mẹ đứa con thường trở cả thành thế giới của mẹ. Con là nguồn sống, nguồn an ủi và nguồn động lực cho mẹ làm việc. Khi người phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân họ thường có xu hướng đặt hết mọi tâm tư, kỳ vọng, sự yêu thương của bản thân vào đứa trẻ. Nhưng vô tình chính sự yêu thương, kì vọng quá mức của mẹ đặt vào con sẽ làm đứa trẻ cảm thấy bị ngột ngạt, nó cảm thấy trách nhiệm của nó quá nặng nề với mẹ. Và chính người mẹ cũng sẽ dễ rơi vào trạng thái hụt huẫng khi thấy con ngày càng trưởng thành, ngày càng rơi xa vòng tay của mẹ. Khi con có bạn bè, người yêu hay có vợ, chồng. Họ sẽ có cảm giác giống như bị cướp mất con.

Thứ năm: Có xu hướng bù đắp cho con bằng vật chất

Bao giờ người mẹ cũng muốn dành mọi điều tốt nhất cho con. Nhưng lại không thể cho con một người cha như con mong muốn người mẹ lại càng muốn bù đắp lại cho con những điều khác như: Thời gian bên con, sự yêu thương hay tiền bạc, của cải, vật chất, luôn muốn cho con một cuộc sống đầy đủ để con không cảm thấy thiếu hụt, xấu hổ với bạn bè. Vì thế, họ cố gắng mua cho con những món đồ chơi, vật dụng đắc tiền. Con thích gì sẽ chiều theo ý của con. Tuy nhiên, phần lớn các mẹ đơn thân không nhận ra rằng tình cảm chỉ có thể bù đắp bằng tình cảm và không gì có thể thay thế được vai trò của một người cha.

Thứ sáu: Hy sinh hạnh phúc cá nhân vì con

"Gái một con trông mòn con mắt" những người phụ nữ sau khi có con họ sẽ trở nên mặn mòi, chính chắn, có nét quyến rũ riêng nên không thiếu người theo đuổi và vì thế không khó để những người mẹ đơn thân này có thể tìm được cho mình một bến đổ mới. Nhưng họ sợ khi có gia đình mới đứa con của họ sẽ không được chăm sóc tốt, sợ người chồng mới sẽ không thương con riêng của mình. Nên kể cả một số người mẹ trẻ cũng chọn việc một mình nuôi con trưởng thành. Họ chấp nhận hi sinh hạnh phúc đôi lứa của mình để dành mọi sự chăm sóc yêu thương tốt nhất cho con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)