Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 75 - 98)

Bảng 2.10. Bảng điểm trung bình về tính cần thiết của các biện pháp

STT BIỆN PHÁP ĐTB THỨ

HẠNG

Nhóm biện pháp giáo dục 2.47

1

Tổ chức chuyên đề: Chuyên đề nuôi con tích cực, nuôi con khoa học, tư duy tích cực để thành công và hạnh phúc, làm mẹ không khó ...

2.60 3

2 Làm phim về cuộc sống của mẹ đơn thân. 2.63 2

3

Tổ chức chương trình tập huấn cho các cán bộ hội phụ nữ phường xã về kiến thức nuôi dạy con khoa học để họ kịp thời hỗ trợ mẹ đơn thân.

2.60 4

4

Tổ chức hội thảo, tập huấn cho mẹ đơn thân các kỹ năng đối mặt với Stress, áp lực tâm lí và tự vượt qua chúng.

2.67 1

5

Tổ chức hội thảo, tập huấn cho mẹ đơn thân các kỹ năng giao tiếp cùng con, kĩ năng giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ

2.17 6

6 Phát hành các ấn phẩm giáo dục dành riêng cho mẹ

đơn thân (Sách, tạp chí, cẩm nang, phim tài liệu ...)

2.13 5

Nhóm biện pháp truyền thông xã hội 2.49

1

Tổ chức các hoạt động, chương trình truyền hình thực tế, tạo tiếng nói cộng đồng, giúp mọi người có cái nhìn tích cực hơn về mẹ đơn thân.

2.60 3

2

Kêu gọi những nhà chuyên môn (Tâm lí, bác sĩ, giáo viên...) viết và in ấn phát hành sách, báo, tạp chí có nội dung về giáo dục con dành riêng cho mẹ đơn thân.

2.63 2

tinh thần, tạo điều kiện cho mẹ đơn thân tiếp cận với các dịch vụ.

4 Thành lập các kênh hỗ trợ online cho mẹ đơn thân

(Fanpage Facebook, hôi nhóm zalo, trang wed ...)

2.70 1

5 Thành lập các sân chơi, câu lạc bộ tạo cầu nối cho

các mẹ đơn thân giao lưu với nhau.

2.48 4

6 Phát triển các dịch vụ tiện ích hỗ trợ, giúp đỡ mẹ

đơn thân (Giữ trẻ, giúp việc nhà, giao hàng...)

2.33 5

Nhóm biện pháp hành chính 2.4

1 Thành lập các tổ chức, cơ quan, hỗ trợ và bảo vệ

quyền lợi hợp pháp cho mẹ đơn thân.

2.23 1

2

Có những văn bản hành chính về chính sách hỗ trợ cho mẹ đơn thân trong việc cho con đi học ở trường.

2.60 2

Từ kết quả của bảng trên có thể thấy Tính cần thiết của nhóm các phương

pháp về truyền thông và xã hội có ĐTB cao nhất 2.49, tiếp theo là các biện pháp thuộc nhóm giáo dục ĐTB = 2.47 và nhóm còn lại ĐTB = 2.4. Sự chênh lệch điểm trung bình ở các nhóm giải pháp không nhiều, điều này cho thấy mẹ đơn thân cần được sự hỗ trợ về mọi mặt trên mọi phương diện. Cụ thể trong các biện pháp thuộc

nhóm giáo dục "Tổ chức hội thảo, tập huấn cho mẹ đơn thân các kỹ năng đối mặt

với Stress, áp lực tâm lí và tự vượt qua chúng" (ĐTB = 2.67) là biện pháp được nhóm khách thể đánh giá cần thiết nhất với họ. Tiếp theo là nên "làm những bộ phim về mẹ đơn thân" (ĐTB = 2,63) và "Tổ chức chuyên đề: Chuyên đề nuôi con tích cực, nuôi con khoa học, tư duy tích cực để thành công và hạnh phúc, làm mẹ không khó ..." (ĐTB = 2,60). Trong nhóm các giải pháp truyền thông và xã hội

"Thành lập các kênh hỗ trợ online cho mẹ đơn thân (Fanpage Facebook, hôi nhóm zalo, trang wed ...)" (ĐTB = 2,7) là biện pháp được mẹ đơn thân cảm thấy cần thiết

nhất.Bên cạnh đó họ cũng cần thiết "Có những văn bản hành chính về chính sách

thấy điều những người mẹ đơn thân cần nhất chính là kỹ năng đối mặt với áp lực và vượt qua chúng, bên cạnh đó là kỹ năng nuôi dạy con.

Bảng 2.11. Bảng điểm trung bình về tính khả thi của các biện pháp

Stt Biện pháp ĐTB Thứ hạng

Nhóm biện pháp giáo dục 2,23

1

Tổ chức chuyên đề: Chuyên đề nuôi con tích cực, nuôi con khoa học, tư duy tích cực để thành công và hạnh phúc, làm mẹ không khó ...

2,63 1

2 Làm phim về cuộc sống của mẹ đơn thân. 1,83 6

3

Tổ chức chương trình tập huấn cho các cán bộ hội phụ nữ phường xã về kiến thức nuôi dạy con khoa học để họ kịp thời hỗ trợ mẹ đơn thân.

2,20 5

4

Tổ chức hội thảo, tập huấn cho mẹ đơn thân các kỹ năng đối mặt với Stress, áp lực tâm lí và tự vượt qua chúng.

2,33 2

5

Tổ chức hội thảo, tập huấn cho mẹ đơn thân các kỹ năng giao tiếp cùng con, kĩ năng giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho trẻ

2,33 2

6 Phát hành các ấn phẩm giáo dục dành riêng cho mẹ

đơn thân (Sách, tạp chí, cẩm nang, phim tài liệu ...) 2,30 4

Nhóm biện pháp truyền thông xã hội 2,36

1

Tổ chức các hoạt động, chương trình truyền hình thực tế, tạo tiếng nói cộng đồng, giúp mọi người có cái nhìn tích cực hơn về mẹ đơn thân.

2,33 3

2

Kêu gọi những nhà chuyên môn (Tâm lí, bác sĩ, giáo viên...) viết và in ấn phát hành sách, báo, tạp chí có nội dung về giáo dục con dành riêng cho mẹ đơn thân.

3

Tăng cường các hoạt động tham vấn tâm lí hỗ trợ tinh thần, tạo điều kiện cho mẹ đơn thân tiếp cận với các dịch vụ.

2,17 6

4 Thành lập các kênh hỗ trợ online cho mẹ đơn thân

(Fanpage Facebook, hôi nhóm zalo, trang wed ...) 2,53 2

5 Thành lập các sân chơi, câu lạc bộ tạo cầu nối cho

các mẹ đơn thân giao lưu với nhau. 2,57 1

6 Phát triển các dịch vụ tiện ích hỗ trợ, giúp đỡ mẹ

đơn thân (Giữ trẻ, giúp việc nhà, giao hàng...) 2,27 4

Nhóm biện pháp hành chính 2,17

1 Thành lập các tổ chức, cơ quan, hỗ trợ và bảo vệ

quyền lợi hợp pháp cho mẹ đơn thân. 2,6 1

2 Có những văn bản hành chính về chính sách hỗ trợ

cho mẹ đơn thân trong việc cho con đi học ở trường. 1,73 2

Kết quả Tính khả thi của các nhóm giải pháp cũng tương ứng với các thứ

hạng của tính cần thiết. Nhóm khách thể nghiên cứu cho rằng. Các biện pháp truyền thông xã hội là nhóm khả thi nhất (ĐTB = 2,36), tiếp theo là các biện pháp giáo dục (ĐTB = 2,23) và cuối cùng là nhóm các biện pháp hành chánh (ĐTB = 2,17). Trong nhóm các biện pháp giáo dục, nhóm khách thể đánh giá biện pháp khả thi nhất là

"Tổ chức chuyên đề: Chuyên đề nuôi con tích cực, nuôi con khoa học, tư duy tích cực để thành công và hạnh phúc, làm mẹ không khó ..." (ĐTB = 2,63). Trong nhóm các giải pháp truyền thông và xã hội biện pháp nhóm khánh thể cho là khả thi nhất là "Thành lập các sân chơi, câu lạc bộ tạo cầu nối cho các mẹ đơn thân giao lưu với nhau" (ĐTB = 2,48). Tuy nhóm khách thể đánh giá biện pháp hành chính "Có những văn bản hành chính về chính sách hỗ trợ cho mẹ đơn thân trong việc cho con đi học ở trường" là cần thiết với họ nhưng họ lại cho rằng đây là giải pháp không khả thi (ĐTB = 1,73).

Tóm lại, khi khảo sát thực tế có thể thấy, mẹ đơn thân cần những biện pháp hỗ trợ cho họ những kiến thức và kĩ năng nuôi dạy con và kỹ năng giúp họ tự vượt qua

các căng thẳng, mệt mỏi trong việc giáo dục con. Bên cạnh đó, yếu tố truyền thông xã hội phát huy được ưu điểm của nó khi được nhóm khách thể đánh gái cao về tính cần thiết và tính khả thi. Đây chính là những điều cần lưu ý cho các ban ngành, đoàn thể trong xã hội có thể kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ mẹ đơn thân trong việc giảm bớt những khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con.

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con cho thấy mẹ đơn thân gặp khó khăn tâm lí mức độ cao ở mặt thái độ và mặt nhận thức. Còn mặt hành vi thì MĐKK trung bình.

Mặt nhận thức có năm khó khăn mẹ đơn thân gặp phải ở mức độ cao là: Nguy

hiểm, lừa đảo luôn có mặt ở mọi nơi khi con đi ra ngoài một mình; Tôi cần là một tấm gương hoàn hảo cho con; Tôi thà hi sinh ở vậy một mình để lo cho con được tốt nhất.

Mặt thái độ có đến 7 trên 9 thái độ gây khó khăn ở mức cao và rất cao cho cho

mẹ đơn thân vì sự xuất hiện thường xuyên của chúng. Bao gồm: Tôi cảm thấy áp

lực, căng thẳng, mệt mỏi muốn buông xuôi; Tôi cảm thấy vui khi con tôi vui và khi con bị đau hay buồn tôi vô cùng đau khổ; Tôi muốn phạt con nhưng khi thực hiện tôi thấy rất đau lòng nên thường bỏ qua cho con.

Mặt hành vi chỉ có một hành vi được nhóm khách thể đánh giá khó khăn ở

mức độ cao là: Ra lệnh, áp đặt, cưỡng chế con thực hiện theo các ý muốn của mình.

Còn các hành vi ở mức khó khăn trung bình là: Tôi luôn cố gắng thể hiện cho con

thấy mình là một người mẹ tốt; Tôi không thể nào thực thi những hình phạt đối với con.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê những khó khăn theo lí do làm mẹ đơn thân với nhóm vấn đề khó khăn tâm lí được khảo sát. Tuy nhiên quan sát điểm trung bình chung ta thấy điểm trung bình mức độ những khó khăn tâm lí của nhóm mẹ đơn thân sinh con nhưng không kết hôn cao hơn hẳn các nhóm làm mẹ đơn thân khác.

Kết quả khảo sát cho thấy, khi gặp khó khăn mẹ đơn thân thường tự mình giải quyết vấn đề sau đó mới tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác

Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân. Trong đó nhóm yếu tố chủ quan có tác động mạnh mẽ hơn nhóm yếu tố khách quan. Yếu tố

chủ quan ảnh hưởng rất nhiều nhất đến mẹ đơn thân là: Tính cách của mẹ; Thu nhập

cá nhân; Thời gian bên con; Trình độ. Còn đối với yếu tố khách quan là: Gia đình lớn dư luận xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con được hiểu là những vấn đề nảy sinh trong quá trình mẹ giáo dục con. Những vấn đề này gây nhiều bất lợi và cản trở việc giáo dục con của người mẹ, đòi hỏi mẹ đơn thân phải nỗ lực vượt qua. khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân được thể hiện qua ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi.

Kết quả khảo sát thực trạng những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con cho thấy trong việc giáo dục con mẹ đơn thân gặp khó khăn ở mức độ cao về mặt nhận thức và thái độ và khó khăn tâm lí về mặt hành vi mức độ trung bình.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về MĐKK tâm khó khăn tâm lí với lí do làm mẹ đơn thân. Tuy nhiên, điểm trung bình khó khăn tâm lí của nhóm mẹ đơn thân sinh con nhưng chưa từng kết hôn cao hơn nhóm mẹ đơn thân đã từng kết hôn.

Khi gặp khó khăn, đa số mẹ đơn thân đều tự mình giải quyết vấn đề hơn là tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Khi tìm kiếm sự hỗ trợ từ những nguồn lực khác, nguồn lực mà nhóm đối tượng nghiên cứu lựa chọn nhiều nhất là từ phía gia đình. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn mẹ đơn thân chưa giải quyết được.

Trong các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lí cho mẹ đơn thân ở mức độ cao, nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân chủ quan các đến từ chính bản thân của người mẹ. Đây là kết quả đáng phải lưu ý để giúp mẹ đơn thân giảm thiểu những khó khăn tâm lí. Muốn làm được điều này bản thân người mẹ đơn thân phải có những sự thay đổi, điều chỉnh, nổ lực vượt qua những khó khăn từ chính bản thân mình.

Về phía khách quan, nguyên nhân của các khó khăn này chủ yếu là do dư luận xã hội, từ đó cho thấy các đơn vị truyền thống, các đoàn thể ban ngành nên có những chương trình, dự án hỗ trợ cộng đồng, làm cho mọi người có sự nhìn nhận đúng đắn, tích cực hơn về mẹ đơn thân. Để những người mẹ đơn thân được sống trong một xã hội công bằng, với sự đón nhận và yêu thương của mọi người.

Với kết quả nghiên cứu thực trạng nêu trên nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết cũng được chứng minh.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các ban ngành đoàn thể, hội liên hiệp phụ nữ thành phố

Tổ chức các hoạt động, chương trình truyền hình thực tế, tạo tiếng nói cộng đồng, giúp mọi người có cái nhìn tích cực hơn về mẹ đơn thân.

Phát triển các dịch vụ y tế, xã hội chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người mẹ đơn thân.

Tăng cường các hoạt động tham vấn tâm lí hỗ trợ tinh thần, tạo điều kiện cho

mẹ đơn thân tiếp cận với các dịch vụ.

Thành lập các kênh hỗ trợ online cho mẹ đơn thân (Fanpage Facebook, hôi nhóm zalo, trang wed ...)

Thành lập các sân chơi, câu lạc bộ tạo cầu nối cho các mẹ đơn thân giao lưu với nhau.

Phát triển các dịch vụ tiện ích hỗ trợ, giúp đỡ mẹ đơn thân (Giữ trẻ, giúp việc nhà, giao hàng...)

2.2. Đối với gia đình lớn của mẹ đơn thân

Không thành kiến, kì thị, bỏ rơi, nói lời ác ý, sử dụng bạo lực đối với mẹ đơn thân.

Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ , hỗ trợ cuộc sống và việc chăm sóc nuôi dưỡng con cháu phụ với mẹ đơn thân.

Động viên, quan tâm, chia sẽ những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân.

Quan tâm đến đời sống tinh thần của mẹ đơn thân, rủ rê họ tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch cùng gia đình lớn, giúp họ có một đời sống tinh thần khỏe mạnh.

Lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ đối với gia đình lớn. Cố gắng thực hiện những điều đó bằng tất cả sự yêu thương.

Có cái nhìn bao dung, vị tha và thấu hiểu đối với mẹ đơn thân.

2.3. Đối với chính bản thân người mẹ đơn thân

học cách tư duy tích cực.

Hãy lựa chọn cho mình những hình thức xả stress phù hợp, để tạo sự cân bằng trong cảm xúc. Biết cách quản lí cảm xúc tích cực và đôi lúc hãy thể hiện đúng với cảm xúc của mình.

Chủ động tìm đến sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè và xã hội khi cần thiết, để giúp bản thân vượt qua khó khăn tâm lí

Tìm hiểu, trang bị thêm cho mình những kiến thức và kĩ năng nuôi dạy con và chọn lọc những phương pháp thật sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của hai mẹ con, để áp dụng vào việc giáo dục chính đứa con của mình.

Tham gia vào các hội nhóm, câu lạc bộ mẹ đơn thân để giao lưu, kết nối với cộng đồng. Để có thể nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ khi cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amato PR, Keith B (1991), Parental divorce and the well -being of children: a

meta- analisis, Psychol Bull 110: 26-26.

Bella DePaulo Ph.D (2004), Single Out, USA.

Bock J. (2000), Doing the right thing? Single mothers by choice and the struggle

for legitimacy. Gender & Society, 14, 62–86. 10.1177/089124300014001005

Ellen Lipman (1997), Single motherhood and mental health: implications for

primary prevention. The British Medical Journal.

Golombok, Susan, Sophie Zadeh, Susan Imrie; Venessa Smith and Tabitha Freeman

(2016), Single Mothers by Choice: Mother–Child Relationships and

Children's Psychological Adjustment. Journal of Family Psychology. 30.4.2016: 409–418. NCBI. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26866836.

Graham (2012), Choosing single motherhood? Single women negotiating the

nuclear family ideal In Cutas D & Chan S. (Eds.), Families: Beyond the nuclear ideal (pp. 97–109). London, UK: Bloomsbury Academic.

Graham S. Ebethaj F, & Richards M (2014), Stories of an absent “father”: Single

women negotiating relatedness from donor profiles In Freeman, Cambridge, UK: Cambridge University Press; 10.1017/CBO9781139814737.015

Hertz R. (2006), Single by chance, mothers by choice: How women are choosing

parenthood without marriage and creating the new American family. New York, NY: Oxford University Press.

Hetherington E. M., & Stanley-Hagan M. (1999), The adjustment of children with

divorced parents: A risk and resiliency perspective. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 40, 129–140. 10.1111/1469-7610.00427.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 75 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)