Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 35)

việc giáo dục con

Sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến người mẹ đó là nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan.

A. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con

Đối với nhóm yếu tố chủ quan xuất phát từ chính bản thân người mẹ thường sẽ là: Thu nhập cá nhân, thời gian bên con, tính cách, sức khỏe, trình độ và nghề nghiệp của người mẹ đơn thân.

Thu nhập cá nhân: Điều kiện kinh tế gia đình là một trong những yếu tố ảnh

hưởng lớn khó khăn đến tâm lí của người nẹ trong việc giáo dục con. Chúng ta không thể kết luận người mẹ giàu nuôi dạy con tốt hơn người mẹ nghèo hay ngược lại. Tuy nhiên, nếu người mẹ có thu nhập ổn định, cuộc sống kinh tế của gia đình được đảm bảo thì mẹ đơn thân sẽ có nhiều thời gian bên cạnh, chăm sóc, quan tâm, gần gũi tâm sự và giáo dục con thì sẽ tốt hơn. Khi kinh tế ổn định người mẹ đơn thân sẽ không đặt quá nhiều vào việc kiếm tiền, tinh thần mẹ thoải mái sẽ hổ trợ rất nhiều cho việc giáo dục con. Đặc biệt có nguồn lực về kinh tế họ có thể chọn cho con mình những môi trường và điều kiện giáo dục tốt nhất có thể để đứa trẻ có một môi trường học tập tốt nhất.

Tính cách: Tính cách của người mẹ sẽ quyết định phương pháp và cách thức

dạy con của họ. Cách họ tương tác với con và cách để họ vượt qua những khó khăn tâm lí. Tính cách của con người vô cùng đa dạng và phong phú nhưng có thể quy về hai nhóm tính cách nhóm hướng ngoại và nhóm hướng nội.

* Nhóm tính cách hướng ngoại: Người mẹ thường có xu hướng thể hiện cảm xúc ra bên ngoài, họ hay chia sẻ mọi thứ với con và với mọi người xung quanh mọi cung bậc cảm xúc tiêu cực và tích cực. Họ dễ dàng nổi nóng, tức giận, phản ứng nhanh, mạnh với nguồn kích thích nhưng họ lại nhanh nguội đi và trở về trạng thái ổn định.

* Nhóm tính cách hướng nội: Người mẹ có xu hướng âm thầm chịu đựng và

"gặm nhấm" những nỗi đau của mình. Họ suy nghĩ nhiều về những lỗi lầm của con và của chính bản thân họ. Họ hay có những suy nghĩ mang tính tiêu cực. Họ có phong cách trầm tĩnh, bình thản nhưng hay suy tư, u buồn.

Vì sự khác nhau giữa hai nhóm tính cách này nên có thể thấy nhóm những người mẹ có tính cách hướng ngoại nhanh chóng vượt qua được những trở ngại tâm lí hơn là nhóm những người mẹ hướng nội.

Thời gian: Phần lớn mẹ đơn thân có thời gian bên con rất ít. Người mẹ đơn

thân rất bận rộn trong việc đi làm kiếm tiền. Bởi vì đa phần những người mẹ đơn thân là trụ cột kinh tế trong gia đình nên họ phải phải chăm lo tất cả mọi mặt đời sống của mẹ và con. Chính công việc tạo ra kinh tế gia đình và các hoạt động xã hội đã chiếm gần hết thời gian của họ. Vì vậy, họ có ít thời gian được ở bên con đây là một trong những nguyên nhân tạo nên khó khăn cho người mẹ khi giáo dục con. Họ không có nhiều thời gian để chia sẻ, trò chuyện cùng con, quan tâm chăm sóc con và kịp thời nhận ra các vấn đề của trẻ để giúp trẻ. Từ đó mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa hai mẹ con cũng bị ảnh hưởng và việc giáo dục con sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trình độ: Yếu tố trình độ được nói đến ở đây không chỉ là bằng cấp, trình độ

học vấn phổ thông mà muốn nói đến sự hiểu biết của người mẹ. Có thể có những người mẹ học không cao, không có bằng cao đẳng, đại học nhưng họ có một vốn sống sâu sắc, sự trải nghiệm cuộc sống, chính chắn trong suy nghĩ và hành động là những yếu tố giúp người mẹ nuôi dạy tốt đứa con của mình. Trình độ, kiến thức không nói lên tất cả về khả năng giáo dục con của những người mẹ đơn thân. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này trình độ tốt nghiệp lớp 12 được dùng làm thước đo mang tính chất định ước. Chúng tôi cho rằng đối với những người mẹ có trình độ

học vấn lớp mười hai và từ mười hai trở lên thì họ có sự hiểu biết, nhận thức tốt, biết cách tư duy. Khi trở thành mẹ họ sẽ có những kiến thức và kỹ năng phổ thông để nuôi dạy con, bên cạnh đó họ cũng có thể tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết khác để có thể giáo dục con tốt. Khi ấy việc giáo dục con với họ sẽ trở nên dễ dàng và suông sẽ hơn những người mẹ không có đầy đủ sự hiểu biết về sự phát triển của trẻ.

Nghề nghiệp: Công việc hàng ngày của người mẹ đơn thân sẽ có sự ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục con của mẹ đơn thân. Tính chất của công việc sẽ ảnh hưởng đến cách thức người mẹ giao tiếp với con, cách họ nói chuyện và dạy dỗ con. Bên cạnh đó nghề nghiệp người mẹ đơn thân có sự tác động đến các yếu tố khác như thu nhập cá nhân, thời gian bên con. Tuy nhiên, tính chất riêng biệt của ngành nghề như: đối tượng hoạt động, lĩnh vực, tính chất công việc, áp lực công việc, kĩ năng làm việc cũng sẽ góp phần tạo nên những khó khăn tâm lí của những người mẹ trong việc giáo dục con.

Ví dụ: Cách giáo dục con của một người mẹ làm nghề bác sĩ sẽ có phần nhẹ nhàng, mềm mỏng trong lời nói hơn một người mẹ làm nghề buôn bán ngoài chợ. Chính cách nói chuyện, sử dụng ngôn từ của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến những khó khăn tâm lí của người mẹ khi họ giáo dục con.

Sức khỏe: Thể trạng của người mẹ là một yếu tố đáng kể trong việc giáo dục

con của mẹ đơn thân. Những người mẹ có thể lực tốt là một ưu thế cho việc giáo dục con.

Ví dụ: Người mẹ có sức khỏe tốt có thể tận dụng thời gian cuối tuần để chơi thể thao (cầu lồng, bơi lội, đạp xe ...) hay đi du lịch, tham gia các hoạt động xã hội cùng con.

Có nhiều người mẹ có bệnh trong người, thể trạng yếu họ sẽ ít chịu được những căng thẳng, mệt mỏi trong việc giáo dục con. Điều cũng sẽ ảnh hưởng đến một số hoạt động trong giáo dục con như chơi cùng con hay xử phạt con.

B. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến người khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân là:

Gia đình, bạn bè, dư luận xã hội và những "vệ tinh" theo đuổi mẹ đơn thân.

Gia đình: Nguồn lực lớn nhất của phần lớn những người mẹ đơn thân là gia

đình lớn của họ. Đặc biệt là gia đình mẹ ruột. Bởi vì người mẹ thường hay bận rộn với công việc kinh tế nên việc chăm sóc, giáo dục con trẻ sẽ được giao cho ông bà. Phần lớn thời gian trong ngày đứa trẻ sẽ ở với ông bà nhiều hơn ở với mẹ nên ông bà là những người quan trọng thứ hai trong việc giáo dục con trẻ. Gia đình sẽ giúp người mẹ một phần trong việc chăm sóc và giáo dục đứa trẻ nên người. Có thể nói gia đình lớn vừa là chỗ dựa tinh thần vừa là chỗ dựa vật cho người mẹ đơn thân. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng may mắn nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ gia đình, có những người mẹ đơn thân không may không có gia đình lớn bên cạnh hay bị gia đình bỏ rơi, hất hủi họ sẽ cảm thấy vô cùng cô đơn và tủi thân. Vì thế tâm lí người mẹ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ đó hình thành những khó khăn tâm lí cho mẹ đơn thân trong quá trình nuôi dạy con.

Bạn bè: Người ta có câu "Ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ anh em" anh em ở đây có nghĩa là bạn bèl. Bạn bè là yếu tố thứ hai có sức ảnh hưởng đến mẹ đơn thân bên cạnh gia đình lớn. Đối với những người mẹ có một nhóm bạn thân hay vài người bạn tri kỉ là một điều tích cực. Bởi vì bạn bè có thể giúp mẹ đơn thân phần nào trong việc giảm tải các khó khăn tâm lí của họ trong việc giáo dục con. Vì trong thực tế, nhiều người không thể tâm sự, chia sẻ mọi chuyện với gia đình nhưng với bạn bè thì có thể bày tỏ được nỗi lòng. Đồng thời các mẹ có thể chia sẽ kinh nghiệm nuôi dạy con với nhau và hỗ trợ nhau trong việc giáo dục con. Những hội nhóm mẹ đơn thân là một nơi giúp cho những người mẹ đơn thân có thể chia sẻ được những nỗi niềm của mình, những khó khăn trong quá trình nuôi dạy con.

Ngược lại, khi một người mẹ đơn thân bị bạn bè dè biểu, so sánh và cho rằng làm mẹ đơn thân thì không thể nào nuôi dạy con tốt bằng việc có chồng để cha dạy cho con hay trẻ con chỉ nghe lời ba. Khi ấy tâm lí người mẹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Dư luận xã hội: Trong xã hội văn minh và hiện đại như ngày nay cách nhìn

nhận của mọi người về mẹ đơn thân đã có nhiều thay đổi tích cực. Người ta tôn trọng những người phụ nữ dám can đảm nuôi con một mình và thấu hiểu cho những khó khăn, vất vả của người mẹ họ có cái nhìn thiện cảm, bao dung hơn với những mẹ đơn thân.

Tuy nhiên, ở xã hội nào cũng vậy không phải ai cũng ủng hộ mẹ đơn thân. Đặc biệt là ở những vùng quê xa xôi, hẻo lánh còn nghèo nàn và lạc hậu, còn chịu sự ảnh hưởng nặng nề của lối sống xưa cũ, tư tưởng và cách nhìn nhận của xã hội về mẹ đơn thân vẫn chưa cởi mở, người ta vẫn còn những suy nghĩ tiêu cực, những lời

dèm pha dành cho những người phụ nữ "không chồng mà lại có con". Sự dè biểu,

xem thường những đứa trẻ không có cha là những "tảng đá" vô hình đè nặng lên vai

những người mẹ đơn thân. Ngay cả chính đứa trẻ khi chúng bị nghe những lời nói này từ xóm giềng, sự chỉ trích ác ý của người lớn sẽ làm cho tâm hồn đứa trẻ bị tổn thương rất nhiều. Chúng sẽ sinh ra ghét mẹ chúng đối với những đứa trẻ quá nhỏ và người mẹ cũng vì điều này mà cảm thấy đau khổ vô cùng nên sẽ rất ảnh hưởng đến việc giáo dục con.

Vì thế rất cần sự tuyên truyền của các đoàn thể xã hội để làm cho mọi người hiểu hơn về cuộc sống của mẹ đơn thân. Có những chính sách hỗ trợ phù hợp về mặt xã hội lẫn cung cấp kiến thức giáo dục con để giúp mẹ đơn thân có thể nuôi dạy con tốt hơn.

Những "vệ tinh" theo đuổi mẹ đơn thân

"Gái một con trông mòn con mắt" tình cảnh độc thân của người phụ nữ luôn được sự "dòm ngó" của những người đàn ông độc thân và kể cả những người đàn ông đã có gia đình. Trong những người theo đuổi ấy sẽ có người thật lòng muốn chăm sóc cho mẹ và con nhưng cũng không hiếm những người đàn ông với ý niệm đen tối, chỉ muốn vui đùa, trêu ghẹo thỏa mãn những nhu cầu riêng ích kỉ của bản thân mình. Do đó, với những người theo đuổi không tử tế như thế là một khó khăn cho mẹ đơn thân. Bởi sự phiền toái từ những người đàn ông này mang lại.

Ví dụ: Người đàn ông theo đuổi mẹ đơn thân họ cho rằng một mình người phụ nữ không thể nào chăm sóc và nuôi dạy được một đứa trẻ nên người, lúc nào trong

nhà cũng cần phải có một người đàn ông làm trụ cột. Họ làm cho người mẹ bị hoang mang và lo sợ khi giáo dục con về việc người đàn ông là trụ cột gia đình nhưng trong chính gia đình mình thì không có đàn ông. Nhưng người phụ nữ lại không thích người đàn ông ấy nên cảm thấy ông ấy rất phiền.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu về khó khăn tâm lí và mẹ đơn thân là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, nghiên cứu về mẹ đơn thân được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều ở mặt khó khăn vật chất. Khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân thì hiếm có và đặc biệt khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con thì rất hiếm.

Khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con là những thiếu hụt, cản trở hoặc vướng mắc trong tâm lí của mẹ đơn thân, mà điều đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động giáo dục con mà họ cần vượt qua để thực hiện thành việc giáo dục con. khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con biểu hiện ở ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi.

Về mặt nhận thức: Mẹ đơn thân thường gặp cả hai dạng khó khăn tâm lí về

nhận thức: Khó khăn khi nhận thức về chính bản thân mình trong vai trò làm mẹ với

trách nhiệm giáo dục con. Dạng thứ hai khó khăn khi nhận thức về việc giáo dục

con thường là do người mẹ không có đầy đủ kiến thức về sự phát triển tâm sinh lí

của đứa trẻ, không nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của con

Về mặt thái độ: Mẹ đơn thân không điều khiển được trạng thái cảm xúc của

mình, nhạy cảm thái quá và biểu lộ cảm xúc không phù hợp. Những biểu hiện khó

khăn cụ thể về mặt thái độ như sau: Thái độ mâu thuẫn; Không kiềm chế được cảm

xúc bản thân; Cảm thấy bất lực trong việc dạy con; Mệt mõi, căng thẳng, stress; Để tâm trạng mình phụ thuộc vào con .

Về mặt hành vi: Người mẹ đơn thân có khó khăn tâm lí trong hoạt động thường biểu hiện hành vi thiếu tự nhiên, gò bó, lúng túng, hành động không phù hợp với tình huống, bối cảnh Một số biểu hiện khó khăn tâm lí về mặt hành vi của

mẹ đơn thân: Khó khăn trong việc tâm sự, trò chuyện, chia sẻ tâm tư tình cảm với

con; Ngại ngùng khi nói chuyện, cung cấp kiến thức giới tính cho con; Khó khăn khi thực thi trừng phạt và hình thức khen thưởng cho con; Cố gắng thể hiện mình là người mẹ tốt; Giải thích các thắc mắc của con về bố chúng

Những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con gồm có yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Chương 2.

THỰC TRẠNG NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA MẸ ĐƠN THÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON 2.1. Thể thức nghiên cứu

2.1.1. Mẫu khách thể

Đề tài nghiên cứu trên 30 mẹ đơn thân, hiện có con trong độ tuổi từ 3 tuổi đến 25 tuổi, tại TPHCM và Bình Dương, cụ thể thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Thống kê đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Lí do làm mẹ đơn thân Trình độ Ly hôn Chồng mất Xin con nuôi Thụ tinh nhân tạo Sinh con nhưng không kết hôn Từ lớp 12 trở lên Dưới lớp 12 Số lượng 14 7 4 1 4 23 7 Tỷ lệ % 36,8 % 18,4% 10,5% 2,6% 10,5% 76,5% 23,3% Tổng 30 30

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng A) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi A) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Bảng hỏi mở thăm dò ý kiến về những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con

Mục đích: nhằm thu thập các thông tin cần thiết để làm tư liệu xây dựng bảng hỏi chính của đề tài.

Nội dung: chúng tôi tổ chức thăm dò ý kiến 20 mẹ đơn thân thuộc các ngành nghề, trình độ khác nhau về các vấn đề khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 35)