Những khó khăn tâm lí về mặt nhận thức của mẹ đơn thân trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 48 - 50)

giáo dục con

Bảng 2.4. Kết quả cụ thể những khó khăn tâm lí về mặt nhận thức của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con

Số TT Khó khăn tâm lí về mặt nhận thức của mẹ

đơn thân trong việc giáo dục con ĐTB ĐLC

Thứ hạng

1

Tôi nghĩ mình là một người mẹ không tốt khi không cho con một người bố, một gia đình trọn vẹn .

3,13 1,28 7

2

Đứa con của tôi quá thiệt thòi và nó cần được bù đắp đầy đủ vật chất và tình thương của mình.

3,93 0,79 5

3 Tôi cần là một tấm gương hoàn hảo cho con. 4,17 0,70 2

4 Tôi không thể nào hiểu nổi con đang nghĩ gì. 2,87 1,07 11

5 Tôi không có đầy đủ kiến thức về sự phát

triển từng giai đoạn lứa tuổi của con. 3,23 0,82 6

6

Con luôn cần sự có mặt, che chở của tôi. Tôi nghĩ con khó có thể làm được việc gì nếu không có tôi bên cạnh.

2,70 1,09 12

7 Nguy hiểm, lừa đảo luôn có mặt ở mọi nơi

khi con đi ra ngoài một mình. 4,57 0,50 1

8 Tôi không thể bắt con làm việc nhà, tôi sợ

con mệt muốn con tập trung học tập. 2,93 1,26 9

9 Tôi phải cố gắng mua cho con những thứ mà

những đứa trẻ khác có. 3,00 1,26 8

10 Điều gì lúc nhỏ tôi muốn mà không được,

bây giờ tôi sẽ mua hết cho con. 2,90 1,30 10

11 Tôi nghĩ khi mình đi thêm bước nữa con sẽ

không được chăm sóc tốt. 4,03 0,99 4

12 Tôi thà hi sinh ở vậy một mình để lo cho con

được tốt nhất. 4,07 0,83 3

Trong 12 khó khăn nhận thức, có đến 5 khó khăn mẹ đơn thân đánh giá là MĐKK cao (ĐTB từ 3,93 đến 4,57). Trong 5 khó khăn này, mẹ đơn thân gặp khó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khăn nhiều nhất với suy nghĩ "Nguy hiểm, lừa đảo luôn có mặt ở mọi nơi khi con đi

ra ngoài một mình" (ĐTB = 4,57). Khó khăn nhận thức đứng thứ hai và ba lần lượt là "Tôi cần là một tấm gương hoàn hảo cho con (ĐTB = 4,17), "Tôi thà hi sinh ở vậy một mình để lo cho con được tốt nhất" (ĐTB = 4,07). Bảy khó khăn còn lại mẹ

đơn thân đánh giá khó khăn ở mức trung bình, với thứ bậc thấp nhất là ý nghĩ "Con

luôn cần sự có mặt, che chở của tôi. Tôi nghĩ con khó có thể làm được việc gì nếu không có tôi bên cạnh."(ĐTB =2,7).

Kết quả này cho chúng ta thấy rất phù hợp với thực tế phần đông nỗi lo lắng

của những người mẹ là lo lắng cho sự an toàn cho con "Nguy hiểm, lừa đảo luôn có

mặt ở mọi nơi khi con đi ra ngoài một mình" nên nhận thức này có ĐTB cao nhất

trong nhóm cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, người mẹ với suy nghĩ thái quá sẽ gây khó

khăn cho họ trong việc giáo dục con khi kiểm soát con quá mức, không cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài cánh cửa cổng và có cơ hội giao tiếp với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó người mẹ luôn muốn trong mắt con mình là người mẹ hoàn hảo nên luôn tạo áp lực cho bản thân cố gắng bằng mọi cách để được điều đó. Nhu cầu hạnh phúc lứa đôi, được chia sẻ, yêu thương luôn là mong muốn của người phụ nữ. Tuy nhiên, tình yêu thương của người mẹ còn cao cả hơn cả hạnh phúc riêng tư của

mình nên người mẹ luôn có suy nghĩ "Tôi thà hi sinh ở vậy một mình để lo cho con

được tốt nhất" nhưng vô tình khi người mẹ dồn tất cả sự yêu thương cho đứa con, sẽ đòi hỏi ở con cao hơn, mong đợi nhiều hơn sẽ làm đứa trẻ sẽ cảm thấy ngột ngạt và đôi khi người mẹ sẽ bị hụt huẫng bởi những mong đợi của chính mình. Trong nhóm

này suy nghĩ "Con luôn cần sự có mặt, che chở của tôi. Tôi nghĩ con khó có thể làm

được việc gì nếu không có tôi bên cạnh." là được đánh giá gây khó khăn thấp nhất (ĐTB= 2,07). Thực tế những người mẹ đơn thân là những người do kinh tế chính trong gia đình, nên phần lớn thời gian họ sẽ đi làm chứ không bên cạnh con, việc chăm sóc con sẽ có người hỗ trợ cho họ thông thường là gia đình lớn hoặc người giúp việc hay vú nuôi. Nên suy nghĩ này đứng cuối bảng là hợp lí.

H.D (30 tuổi), chị nói "Mình thương con lắm, con còn nhỏ mới 4 tuổi, biết con rất cần mẹ, mình cũng sợ không có mình bé sẽ không ngoan, nhưng vì cuộc sống của hai mẹ con nên mình phải chấp nhận đi làm xa nhà, mỗi tuần chỉ về nhà vào cuối tuần, nhưng ở nhà có ông bà ngoại chăm cháu, ngày nào cũng gọi zalo thấy mặt con nên mình cũng bớt lo hơn"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 48 - 50)