Những khó khăn tâm lí về mặt hành vi của mẹ đơn thân trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 52 - 54)

giáo dục con

Bảng 2.6. Kết quả khó khăn tâm lí về mặt hành vi của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con

STT Những khó khăn tâm lí về mặt hành vi

của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ĐTB ĐLC Thứ hạng

1 Tôi làm dùm con cho xong việc khi con

không chịu làm. 2,97 1,07 4

2 Ra lệnh, áp đặt, cưỡng chế con thực hiện

theo các ý muốn của mình. 4,10 1,02 1

3

Con tôi không thích nói chuyện với tôi, nó không bao giờ biết hỏi han hay chủ động bắt chuyện với tôi.

2,07 1,20 10

4 Sử dụng đòn roi khi dạy con 2,50 0,94 7

5 Ám thị con 2,47 1,14 8

6

Tôi thấy ngại ngùng, nên hay né tránh, không thể nào nói chuyện về sức khỏe sinh sản, giới tính với con của mình.

2,67 1,27 6

7 Tôi không thể nào thực thi những hình

phạt đối với con. 3,47 1,04 3

8 Tôi luôn cố gắng thể hiện cho con thấy

mình là một người mẹ tốt. 3,87 1,01 2

9 Dùng tiền để khống chế con 2,03 0,99 11

10 Tôi bối rối khi phải giải thích với con về

Bố nó. 2,30 1,29 9

11 Con không chịu nghe lời tôi nói. 2,83 1,20 5

Có 11 hành vi khó khăn cụ thể của nhóm khó khăn về mặt hành vi trong việc giáo dục con của mẹ đơn thân. ĐTB cho nhóm khó khăn hành vi là 2,84 ở MĐKK trung bình. Từ bảng trên cho thấy, trong việc giáo dục con khó khăn hành vi với

người mẹ đơn thân, ở thứ bậc cao nhất là khó khăn về việc “Ra lệnh, áp đặt, cưỡng

chế con thực hiện theo các ý muốn của mình.” (ĐTB = 4,10) tương ứng với mức độ

cao. Thứ hạng thứ hai và ba lần lượt là hành vi "Tôi luôn cố gắng thể hiện cho con

thấy mình là một người mẹ tốt." (ĐTB = 3,87) và "Tôi không thể nào thực thi những hình phạt đối với con." (ĐTB = 3,47) nằm ở MĐKK trung bình. Đây là mặt khó khăn duy nhất có tới 4 hành vi gây khó khăn được mẹ đơn thân đánh giá ít xảy ra với họ có ĐTB từ 2,03 đến 2,50. Hành vi được các mẹ đơn thân đánh giá ít sự ảnh

hưởng nhất với họ là "Dùng tiền để khống chế con" (ĐTB = 2,03).

Qua kết đã được nêu ở trên có thể thấy mẹ đơn thân không quá gặp khó khăn trong hành vi giáo dục con. Chỉ có duy nhất một hành vi được nhóm mẹ đơn thân

đánh giá ảnh hưởng ở mức độ cao là việc “Ra lệnh, áp đặt, cưỡng chế con thực hiện

theo các ý muốn của mình.” (ĐTB = 4,10). Việc những đứa trẻ ngang ngạnh không chịu nghe lời buộc lòng người mẹ phải dùng đến cách cuối cùng áp đặt, cưỡng chế là điều không xa la khi dạy một đứa trẻ. Tuy nhiên, với những người mẹ đơn thân họ phải đối mặt với việc này thường xuyên hơn, bởi lẽ trẻ con thường sợ nên hay nghe lời người Bố hơn là Mẹ. Nhưng một điều đáng chú hơn là có đến năm hành vi được nhóm khánh thể nghiên cứu đánh giá ở mức độ ít ảnh hưởng đến họ được sắp

xếp theo thứ tự giảm dần MĐKK như sau "Sử dụng đòn roi khi dạy con" (ĐTB =

2,50), Ám thị con (ĐTB = 2,47), "Tôi bối rối khi phải giải thích với con về Bố nó." (ĐTB = 2,30) "Con tôi không thích nói chuyện với tôi, nó không bao giờ biết hỏi han hay chủ động bắt chuyện với tôi." (ĐTB = 2,07), "Dùng tiền để khống chế con" (ĐTB = 2,03). Trong khi, khó khăn nhận thức và khó khăn thái độ ở mẹ đơn thân nằm ở mức độ cao mà khó khăn hành vi lại rơi vào mức độ ít khó khăn đến khó khăn trung bình điều này có thể giải thích như sau: Trong nhóm khánh thể nghiên cứu này có đến 76,5% mẹ đơn thân có trình độ trên 12, điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của thế giới tỉ lệ mẹ đơn thân có trình độ ngày càng cao. Bởi vì có kiến thức và kỹ năng trong việc dạy con, cho nên khi tương tác với đứa trẻ họ

không gặp nhiều khó khăn. Mặc dù khó khăn nhận thức và khó khăn thái độ ở mức độ cao nhưng với trình độ và sự hiểu biết họ có thể vượt qua và làm chủ được cảm xúc và suy nghĩ của mình để tránh việc ảnh hưởng đến con. Nên những hành vi có thể gây ra tổn thương sâu sắc đến tâm lí đứa trẻ như đòn roi, thù dọa (ám thị), khống chế bằng việc không cho con tiền điều không xảy ra thường xuyên trong hành vi

dạy con của mẹ đơn thân. Bên cạnh đó thứ hạng thấp khó khăn cho hành vi "giải

thích với con về người bố của chúng" (hạng 9) hay việc "con không thích nói chuyện cùng mẹ" (hạng 10) đã nói lên mối quan hệ gần gũi gắn bó của mẹ và con, người mẹ đơn thân làm tốt trong việc tâm sự, trò chuyện cùng con.

Chị L.A nói về những khó khăn trong hành vi khi tương tác với con như sau:

"Có nhiều khi con ngỗ nghịch, chị giận đến run người, tay giơ lên rồi nhưng chị kiềm lại được, chị không muốn đánh con hay nặng lời với con, chị biết khi nóng giận lời nói xác thương ghê lắm" (chị cười khi nói về điều này).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)