Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 69 - 72)

A) Cơ sở lí luận

Thứ nhất: khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con biểu hiện ở ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi.

Khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con là những thiếu hụt, cản trở hoặc vướng mắc trong tâm lí của mẹ đơn thân, mà điều đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động giáo dục con mà họ cần vượt qua để thực hiện thành việc giáo dục con. Khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con biểu hiện ở ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi.

Về mặt nhận thức: Người mẹ đơn thân thường gặp cả hai dạng khó khăn tâm

về nhận thức cơ bản: dạng thức nhất khó khăn khi nhận thức về chính bản thân mình trong vai trò làm mẹ với trách nhiệm giáo dục con.

Về mặt thái độ: Người mẹ đơn thân thường có những biểu hiện khó khăn cụ

như sau: Thái độ mâu thuẫn; Không kiềm chế được cảm xúc bản thân; Cảm thấy bất lực trong việc dạy con; Mệt mõi, căng thẳng, stress; Để tâm trạng mình phụ thuộc vào con .

Về mặt hành vi: Thường có những biểu hiện như sau: Tâm sự, trò chuyện, chia sẻ tâm tư tình cảm với con; Cung cấp kiến thức giới tính cho con; Trừng phạt và khen thưởng; Người mẹ cố gắng thể hiện mình là người mẹ tốt; Giải thích các thắc mắc của con về bố chúng.

Thứ hai: Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Tóm lại, người mẹ đơn thân gặp khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con trên cả ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Vì vậy, muốn giúp người mẹ đơn thân giảm bớt những khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con thì các biện pháp phải tác động vào cả ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. Bên cạnh đó còn có hai tố chủ quan và khách quan tác động vào những khó khăn ấy, nên trong các giải pháp phải hướng đến việc giải quyết cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

B) Cơ sở thực tiễn

Từ kết quả thu được qua khảo sát thực tế những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. Những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân được biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, thái độ, hành vi được trình bày cụ thể như sau:

Nhóm mẹ đơn thân trong nghiên cứu có mức độ khó khăn tâm lí là khó khăn trung bình. Tuy nhiên, khi xét riêng mức độ về từng mặt nhận thức, thái độ và hành vi. Có thể thấy khó khăn về mặt nhận thức và mặt thái độ ở mức độ khó khăn tâm lí cao. Chỉ có ở mặt hành vi, khó khăn ở mức trung bình. Cụ thể khó khăn ở từng mặt các mẹ đơn thân gặp phải như sau:

Về mặt nhận thức

Trong nhóm khó khăn này, ba suy nghĩ làm mẹ đơn thân gặp khó khăn ở mức

độ rất nhiều lần lượt từ hạng nhất đến hạng ba là: "Nguy hiểm, lừa đảo luôn có mặt

ở mọi nơi khi con đi ra ngoài một mình", "Tôi cần là một tấm gương hoàn hảo cho con", "Tôi thà hi sinh ở vậy một mình để lo cho con được tốt nhất"

Tóm lại, về mặt nhận thức nguồn gốc của những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân có nguyên nhân sâu xa như sau: Vì người mẹ đơn thân không thể dạy cho con các kĩ năng nhận diện, phòng chống và đối phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống nên mới luôn có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá mức cần thiết

cho con khi cho con ra ngoài. Bên cạnh đó người mẹ thiếu sự tin tin về bản thân mình nên mới luôn cố gắng làm người hoàn hảo. Khi người mẹ dành quá nhiều tình cảm hơn mức cần thiết cho con mình thì họ dễ rơi vào những suy nghĩ lệch lạc và làm cho bản thân mình mệt mỏi khi con không được như những gì mà người mẹ mong đợi.

Về mặt thái độ

Đứng đầu trong nhóm khó khăn về mặt thái độ là trạng thái "Tôi cảm thấy áp

lực, căng thẳng, mệt mỏi muốn buông xuôi". Tiếp theo vị trí thứ hai và ba lần lượt là

"Tôi cảm thấy vui khi con tôi vui và khi con bị đau hay buồn tôi vô cùng đau khổ" và "Tôi muốn phạt con nhưng khi thực hiện tôi thấy rất đau lòng nên thường bỏ qua cho con".

Những khó khăn về mặt thái độ của những người mẹ đơn thân xuất phát từ việc người mẹ đơn thân không có kĩ năng ứng phó với stress, không biết cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Bên cạnh đó họ cũng không biết cách quản lí cảm xúc bản thân. Người mẹ nuông chiều theo cảm xúc yếu đuối của mình, thương con nhưng thiếu lí trí.

Về mặt hành vi

Trong việc giáo dục con khó khăn hành vi với người mẹ đơn thân, ở thứ bậc

cao nhất là khó khăn về việc "Ra lệnh, áp đặt, cưỡng chế con thực hiện theo các ý

muốn của mình". Thứ hạng thứ hai và ba lần lượt là hành vi "Tôi luôn cố gắng thể hiện cho con thấy mình là một người mẹ tốt." và "Tôi không thể nào thực thi những hình phạt đối với con."

Có thể thấy khi muốn hạn chế, giảm bớt đi những khó khăn tâm lí về mặt hành vi của người mẹ đơn thân trong việc giáo dục con thì nên tập trung vào những việc cung cấp cho người mẹ những kĩ năng cần thiết trong việc giáo dục con. Đồng thời là kĩ năng tư duy tích cực, thay đổi nhận thức từ bên trong người mẹ để họ cảm thấy tự tin hơn về mình từ đó những khó khăn về hành vi của mẹ đơn thân mới được giảm bớt.

Trong các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong

cách, thu nhập cá nhân, thời gian gian bên con được nhóm khách thể đánh giá mức

độ ảnh hưởng nhiều và rất nhiều thì điều cần quan tâm nhất là "Trình độ" trình độ ở

đây sẽ không nói đến vấn đề bằng cấp hay ngành học mà muốn nói đến những kiến thức và kĩ năng nuôi dạy con của người mẹ.

Bên cạnh đó yếu tố khách quan tuy không ảnh hưởng nhiều bằng yếu tố chủ quan trong việc tạo nên khó khăn tâm lí cho người mẹ nhưng hai yếu tố được người

mẹ đơn thân đánh giá ảnh hưởng nhiều đến họ là gia đình và dư luận xã hội. Trong

đó yếu tố "dư luận xã hội" nên được các ban ngành đoàn thể, các tổ chức trong xã

hội quan tâm để giúp cho người mẹ đơn thân có tiếng nói trong cộng đồng, để giúp họ giảm bớt được những áp lực từ dư luận xã hội gây nên.

Từ thực tiễn cho thấy người mẹ thực sự gặp khó khăn tâm lí trên ba mặt nhận thức thái độ và hành vi. Do đó, muốn giúp người mẹ đơn thân giảm bớt những khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con thì các biện pháp phải tác động vào cả ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. Bên cạnh đó yếu tố chủ quan là yếu tố tác động chính đến người Mẹ nên các biện pháp cần hướng vào giải quyết các vấn đề bên trong người mẹ. Tuy nhiên gia đình lớn và dư luận xã hội cũng có sự ảnh hưởng nhiều đến khó khăn tâm lí của người mẹ. Điều này cần được chú ý đối với các biện pháp hỗ trợ từ gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)