So sánh sự khác biệt những vấn đề khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 54 - 56)

theo lí do trở thành mẹ đơn thân

Bảng 2.7. Sự khác biệt những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân theo lí do trở thành mẹ đơn thân

STT Lí do trở thành mẹ đơn thân ĐTB khó khăn tâm lí

1 Ly hôn 3,33

2 Chồng mất 3,26

3 Xin con nuôi 3,07

4 Thụ tinh nhân tạo 3,64

5 Sinh con nhưng không kết hôn 3,49

ĐTB chung 3,31

Kết quả bảng 2.7 cho thấy, khi dùng kiểm nghiệm Anova với độ tin cậy 95% (mức xác xuất 0,05) để so sánh mức độ khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con với lí do trở thành mẹ đơn thân thì chưa đủ điều kiện để kết luận có sự khác biệt vì mức xác xuất là 0,62 > 0,05. Tuy nhiên khi so sánh ĐTB mức độ khó khăn tâm lí giữa

các nhóm lí do trở thành mẹ đơn thân, có thể thấy ở nhóm những người mẹ sinh

con nhưng chưa từng kết hôn và thụ tinh nhân tạo có ĐTB mức độ khó khăn

tâm lí cao hơn hẳn những nhóm còn lại và ở mức độ khó khăn tâm lí cao. Điều này nói lên ở những người phụ nữ làm mẹ nhưng chưa từng kết hôn có nhiều khó khăn tâm lí hơn những người mẹ đã từng kết hôn.

Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình mức độ khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân theo lý do làm mẹ đơn thân

Có thể giải thích về kết quả này như sau: sẽ có sự khác biệt về tâm thế khi trở thành người mẹ đơn thân của người làm mẹ đơn thân chủ động và bị động. Đối với những người mẹ muốn trở thành mẹ đơn thân chủ động (Trong nghiên cứu này có thể kể đến những người phụ nữ đã ly hôn mà chính họ là người đã đề đơn ly hôn. Trong nhóm khách thể nghiên cứu có 14 mẹ đơn thân ly hôn thì có đến 11 mẹ đơn thân là người đứng chủ đơn xin ly hôn, chiếm 78,6 % và một số người góa phụ chồng mất do bệnh tật, đã ủ bệnh trong một thời gian và họ biết trước được chuyện chồng sẽ mất). Trước khi bước vào cuộc sống của mẹ đơn thân chăm sóc con một mình, họ thường có cả một kế hoạch chăm sóc và nuôi dạy con. Họ đã lường trước được những khó khăn vật chất lẫn tinh thần họ sẽ gặp phải và do có sự chuẩn bị nên

họ chủ động được trong cuộc sống, trong việc chăm sóc và nuôi dạy con. Đối với những người làm mẹ đơn thân bị động (trong nghiên cứu này là những người mẹ đơn thân bị ruồng bỏ khi mang thai hoặc sống với nhau mà không đăng kí kết hôn hay cưới hỏi) họ đột nhiên phải trở thành mẹ đơn thân tất nhiên họ phải có sự hoang mang và lo sợ và thường lí do để họ phải làm mẹ đơn thân bị động cũng chính là một nỗi đau tinh thần của họ như ly hôn, chồng mất hay bị ruồng rẫy bởi nhân tình. Do đó lúc vừa bắt đầu làm mẹ đơn thân họ đã phải chịu những tổn thương rất lớn nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục con và dư luận xã hội cũng khá ác ý với những người mẹ không chồng mà có con này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)