Hoạt động giáo dục con của mẹ đơn thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 28 - 31)

1.2.3.1. Giáo dục con là chức năng của gia đình

Giáo dục con cái là một trong những chức năng quan trọng của gia đình. Trong một gia đình truyền thống, người cha thường đóng vai trò trụ cột trong việc

giáo dục con, cha sẽ đóng vai “hung thần” nghiêm khắc, cương nghị là người có quyền lực để giữ nề nếp trong gia đình và là người xử phạt khi con phạm lỗi lầm.

Người mẹ sẽ đóng vai trò “bà tiên” nhẹ nhàng khuyên bảo, tâm sự cùng con. Sự

phối hợp hợp giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con sẽ làm cho đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, biết vâng lời, có phép tắt.

Trong gia đình mẹ đơn thân, người mẹ cũng thực hiện chức năng giáo dục con như chức năng chính của gia đình truyền thống. việc giáo dục con của mẹ đơn thân cũng hướng đến hai nhiệm vụ: phát triển trí tuệ và giáo dục đạo đức. Tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất là trong quá trình giáo dục này người mẹ phải đóng hai vai vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ. Đôi lúc phải dịu dàng, mềm mỏng với con nhưng có khi phải cứng rắn, cương quyết để dạy con. Do đó việc nuôi dạy con đối với người mẹ đơn thân là một vấn đề nan giải, một trách nhiệm nặng nề.

Giáo dục con của mẹ đơn thân là một quá trình giáo dục tổng thể, bao gồm toàn bộ những tác động có hệ thống, có mục đích của cha mẹ đến trẻ, giúp hình thành và phát triển nhân cách cho con cái.

1.2.3.2. Nội dung và phương pháp giáo dục con cái của mẹ đơn thân

Dân gian có câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” câu tục ngữ này có phần quy

chụp khi mọi trách nhiệm về việc dạy dỗ con không tốt sẽ được đỗ lỗi hết về phía

người mẹ. Bởi vì ông bà ta cho rằng một đứa trẻ "hư" là do sự nuông chiều quá mức

của người mẹ, người bà những người nuôi dạy con theo cảm xúc, luôn chiều chuộng con cháu. Mặc khác, câu tục ngữ trên muốn nói đến tầm quan trọng của người mẹ trong việc giáo dục con và sự ảnh hưởng của người phụ nữ trong gia đình đến các giá trị đạo đức và sự hình thành nhân cách của một đứa trẻ.

Giáo dục gia đình khác với giáo dục nhà trường sẽ không có một chương trình cụ thể, một nội dung khoa học bài bản. Thông thường người mẹ sẽ dạy con những kiến thức thường nhật, để đáp ứng và giải quyết những vấn đề diễn ra hàng ngày xung quanh trẻ, sẽ linh động theo thực tế cuộc sống của mẹ và con. Nội dung giáo dục này sẽ phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người mẹ, sự gần gũi của mối quan hệ giữa mẹ và con và quan trọng hơn hết là khả năng tiếp thu của đứa trẻ. Dù

vậy nội dung giáo dục con của mẹ đơn thân vẫn xoay quanh một số nội dung sau đây:

Thứ nhất: Trò chuyện, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, sinh hoạt vui chơi cùng con.

Thứ hai: Động viên, khích lệ, khen thưởng khi con làm tốt, đồng thời giải thích phân tích cho con nghe những lỗi lầm của mình, định hướng khắc phục cho trẻ và đôi khi là ra những hình phạt phù hợp, thích đáng để trẻ nhận ra sai lầm của mình.

Thứ ba: "Tiên học lễ, hậu học Văn" lễ nghĩa, phép tắt, những giá trị đạo đức là

những điều người Mẹ dạy cho con đầu tiên.

Thứ tư: Cung cấp kiến thức và hướng dẫn một số kĩ năng sống cho trẻ.

Thứ năm: Người mẹ cũng chính hình mẫu, là tấm gương phản chiếu cho con những giá trị về đạo đức và lối sống, từ đó định hình sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Ngoài những nội dung kể trên, trong một gia đình mẹ đơn thân do ly hôn hay hay những đứa trẻ sinh ra ngoài gia thú, đặc biệt là người mẹ chọn làm mẹ đơn thân chủ động mà chưa từng kết hôn thì có những điều khác biệt mà người mẹ đơn thân

sẽ phải nói, diễn giải cho con hiểu rõ. Đó là là giải thích cho con nghe thích đáng

về bố của chúng. Đứa trẻ rất nhạy cảm chúng sẽ nhanh nhận ra sự khác biệt tại sao

bạn bè mình có bố còn mình thì không. Bố mình là ai ? Hàng tá câu hỏi được đặt ra

trong đầu của trẻ? Trong cuốn sách "Mẹ xấu" của nhà văn Sung-Kyung Park (Văn

Ngọc Minh Quyên dịch). Kể về cuộc sống của một đứa trẻ lớn lên với một bà mẹ

đơn thân và cha cậu mãi mãi là ẩn số. "Từ hồi bé tôi đã lẻo đẽo theo mẹ hỏi về bố.

Hiển nhiên, tôi mong chờ một câu trả lời không có nữa lời dối trá. Nhưng trái với mong muốn của tôi, chưa bao giờ mẹ thẳng thắn trả lời. Mẹ luôn lảng tránh câu hỏi, như người có thói quen vay nợ chậm trả tìm cách trốn chủ nợ". Bà "Mẹ xấu"

này chưa bao giờ cho cậu biết gì về cha ngay cả cái tên cha cậu là gì với lí do "Khi

biết tên ai đó rồi thì mọi việc sẽ trở nên rất khó khăn" và từ lúc đó trong cậu đã hình

thành suy nghĩ "Trên thế gian này, có những người tuyệt đối sẽ không bao giờ hạnh

mẹ xấu và con của những bà mẹ xấu. Tôi và mẹ đều thuộc nhóm sẽ không thể trở nên hạnh phúc" (Sung - Kyung Park, 2015).

Khi không được giải thích hợp lí về cha của mình những đứa trẻ sẽ rất hay nghi ngờ và buồn bả và làm cho đứa trẻ trở nên tự ti, mặc cảm về bản thân. Nên điều cần thiết là người mẹ phải giải thích cho con hiểu về ý nghĩa và giá trị sự có mặt của chúng trên cuộc đời này, đối với mẹ, với xã hội và chính bản thân chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)