Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành năm 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 31 - 32)

* Mục tiêu môn Toán tiểu học nhằm giúp HS:

- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học (số tự nhiên, phân số, số thập phân); các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

- Hình thành kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

- Bước đầu phát triển năng lực tư duy, suy luận, diễn đạt, giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; hứng thú học tập; hình thành bước đầu phương pháp tự học, chủ động, sáng tạo.

* Quan điểm xây dựng chương trình

- Các nội dung chương trình được xây dựng dựa trên 3 cơ sở: liên kết chặt chẽ, thống nhất và liên tục giữa tiểu học và trung học; sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm, mở rộng và phát triển dần; gắn kết chặt chẽ hoạt động tính, đo lường, giải quyết tình huống có vấn đề của đời sống thực tế, đảm bảo học đi đôi với hành, gắn toán với thực tiễn và phục vụ thực tiễn.

- Kiến thức và kĩ năng của môn toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng hoạt động thực hành, luyện tập giải một hệ thống các bài toán.

- Trọng tâm các mạch kiến thức toán ở tiểu học (số học, đại lượng, hình học) được chú trọng ứng dụng thiết thực trong thực hành tính, đo lường, giải toán có lời văn, thực hành yếu tố thống kê đơn giản, nội dung cơ bản nhất của phân số phục vụ cho dạy học số thập phân và một số ứng dụng thực tế, yếu tố đại số tích hợp trong số học làm rõ quan hệ số lượng và cấu trúc của tập hợp số.

* Phương pháp dạy học

- GV tổ chức hoạt động học tập, tạo ra tình huống có vấn đề, tìm biện pháp lôi cuốn HS phát hiện và giải quyết vấn đề để HS rèn luyện ngôn ngữ toán học, tập dượt suy luận, hình thành phương pháp học tập khoa học, tự chiếm lĩnh tri thức mới, chủ động, sáng tạo.

- Chương trình tạo ra khả năng phát triển năng lực học toán của từng cá nhân HS: Các lớp 1, 2, 3 chủ yếu dựa vào phương tiện trực quan, hình thức tổ chức sinh động, hấp dẫn, đề cập đến những nội dung có tính tổng thể, gắn bó với kinh nghiệm đời sống trẻ em ở từng vùng, rèn kĩ năng tính, đo lường, giải toán, vẽ hình học giúp HS nắm vững kiến thức toán, có niềm vui, niềm tin trong học tập; Các lớp 4, 5 vừa dựa vào kinh nghiệm đời sống trẻ em vừa dựa vào kiến thức, kĩ năng ở lớp 1, 2, 3 sử dụng đúng mức phương tiện trực quan và tổ chức hoạt động học tập có tính chủ động, sáng tạo giúp HS làm quen các nội dung có tính khái quát, có cơ sở lí luận và vận dụng kiến thức vào học tập và đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)