Sự thể hiện của từng HS qua các buổi học thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 108 - 125)

Kết quả được trình bày theo từng HS để nhìn thấy rõ sự thay đổi của của các em qua các buổi học.

HỌC SINH A

Trước khi thực nghiệm

Về kiến thức toán, em nắm được cách thực hiện các phép tính với số tự nhiên, phân số và số thập phân, biết vận dụng các dạng toán đã học vào giải toán ở mức đơn giản nhưng thao tác làm tính hơi chậm, vượt quá thời gian quy định. Bên cạnh đó, em phân tích đề chưa kĩ nên vẫn còn sai sót nhỏ, chưa biết vận dụng sáng tạo. Trong lớp, em luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao, có tinh thần hợp tác tốt, hòa đồng vui vẻ với các bạn, nhưng vẫn còn nhút nhát, chưa tự tin khi phát biểu ý kiến và chủ động nêu

Trong khi thực nghiệm

- Ngày học thứ nhất trên lớp, em có sự bỡ ngỡ khi tiết học được tích hợp hai môn Toán và Địa lý và khá hứng thú khi tìm hiểu về địa lí địa phương. Nhưng đối với bài toán tìm hiểu về nghề nghiệp tại địa phương, em lúng túng khi yêu cầu vẽ biểu đồ cột, em tham gia thảo luận nhóm để lắng nghe ý kiến trình bày của các bạn, chưa mạnh dạn nêu những thắc mắc của mình. Em tự vẽ nhưng chưa chính xác. GV, các bạn trong nhóm động viên, em mới bày tỏ sự thắc mắc của mình và nhờ sự hướng dẫn của trưởng nhóm để hoàn thành tốt bài tập. Những yêu cầu tiếp theo của bài tập, em nắm bắt tốt hơn, cởi mở, vui vẻ với các bạn trong nhóm. Khi thảo luận về các yếu tố ở địa phương giúp nghề nông phát triển, em bắt đầu biết đưa ra ý kiến cá nhân bổ sung cho bài tập nhóm đầy đủ hơn.

- Ngày thứ hai thực nghiệm thực tế, em tích cực tham gia đo đạc cùng cả nhóm, ghi số liệu vào sổ, tính toán các cạnh của khu vườn để hoàn thành đúng thời gian mặc dù bài cá nhân của em chưa hoàn toàn chính xác. Khi trò chuyện với người nông dân, em quan sát tỉ mỉ, chăm chú lắng nghe, ghi chép một cách chi tiết, rõ ràng trong bài cá nhân về các loại cây trong vườn. Đối với các bạn theo dõi không kịp, chưa hoàn thành xong bài, em sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ một cách vui vẻ. Em còn xung phong đại diện nhóm để báo cáo kết quả trước lớp. Em nhận ra điểm mạnh của bản thân mình, cảm thấy mình

- Ngày học thứ ba, em hòa đồng hơn, cởi mở hơn khi trao đổi ý kiến với các bạn. Em tò mò và bị thu hút bởi bài toán về thu nhập của người làm vườn. Bài tập này, em bắt đầu mạnh dạn trao đổi cách giải của cá nhân mình trước nhóm, biết lắng nghe ý kiến người khác, cùng nhau bàn bạc với bạn để tìm ra cách giải bài toán, sau đó tự hoàn thành bài vào phiếu cá nhân. Em chủ động mang bài tập lên thắc mắc với GV và đưa ra nhận xét: “Thu nhập của bà Sáu thấp quá, thua thu nhập của ba con luôn. Ba con làm thợ xây, mỗi ngày được 250 nghìn đó.” Ngoài ra, khi nêu những hiểu biết và suy nghĩ về người nông dân, em quan sát khá tinh tế, phát hiện ra những tổn hại về sức khỏe của người nông dân do lao động gây nên như: lội bùn làm ruộng sẽ bị nước ăn chân, phun thuốc cho cây sẽ bị nhiễm độc vào cơ thể,…

Như vậy, qua ba ngày thực nghiệm cho thấy được sự tiến bộ của HS A. Nếu như trước đây, em không thích học toán, không tự tin vào khả năng của mình khi làm toán thì giờ đây em nhận thấy toán học rất gần gũi trong đời sống hằng ngày. Em có sự cố gắng, sẵn sàng học toán, mạnh dạn nêu thắc mắc của mình để được hỗ trợ, giúp đỡ. Ngoài ra, em không còn rụt rè mà có sự chủ động, hòa nhập và bày tỏ ý kiến cá nhân trước tập thể. Qua đó, em đã được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học để hoàn thiện bản thân mình.

HỌC SINH B

Trước khi thực nghiệm

Em có kĩ năng tính toán cộng, trừ, nhân, chia với số thập phân, biết nhận dạng, phân biệt được các dạng toán về tỉ số phần trăm nhưng chưa cẩn thận khi làm bài và không có thói quen kiểm tra lại bài làm. Khả năng tập trung chú ý chưa cao, thường bị chi phối bởi hoàn cảnh xung quanh. Tuy

Trong khi thực nghiệm

- Buổi thực nghiệm đầu tiên, em rất hứng thú với các hoạt động tổ chức tìm hiểu về địa phương. Nhưng em chưa chú ý tập trung vào việc thảo luận nhóm, hay đưa ra những thắc mắc không liên quan đến nội dung tìm hiểu bài. Vì thế, bài làm của em được các bạn nhận xét, đánh giá chưa hoàn chỉnh, còn thiếu sót những lỗi nhỏ. Em tự nhận xét bản thân có tính chủ quan, ít tập trung. GV động viên các bạn làm chưa tốt cần cố gắng nhiều hơn qua các hoạt động tiếp theo. Qua bài tập 2, em bắt đầu tập trung hơn khi vẽ biểu đồ chính xác, làm đúng phép tính về tỉ số phần trăm. Ngoài ra, em còn biết nêu lên những hiểu biết của bản thân mình về nguyên nhân địa phương có nhiều người làm nghề nông là do trước đây người dân còn nghèo, không có điều kiện học hành và gia đình ít quan tâm đến việc học hành.

- Trải nghiệm tại khu vườn làm cho em rất hứng thú khám phá xung quanh. Đôi lúc, em chưa tập trung, còn tự ý rời nhóm làm việc riêng, ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của nhóm. Khi được các bạn trong nhóm nhắc nhở, động viên, em nhanh chóng chủ động hòa nhập cùng bạn, tham gia thực hành đo độ dài khu vườn, cố gắng tính toán diện tích khu vườn, diện tích trồng hoa chính xác. Trong buổi học này, em cố gắng lắng nghe, ghi chép đầy đủ, làm bài cẩn thận hơn, bắt đầu biết kiểm tra lại bài sau khi hoàn thành nên bài cá nhân tương đối hoàn thiện.

- Ngày thực nghiệm thứ ba, em chú ý tập trung hơn, tự giác thảo luận, đóng góp ý kiến, cố gắng không làm ảnh hưởng đến nhóm, hoàn thành bài tập toán một cách chi tiết và chính xác. Đồng thời, ở bài tập 2, em tự sáng tạo làm bài cá nhân theo cách độc lập của riêng mình. Với vốn sống, vốn kinh nghiệm của mình, em lấy dẫn chứng về người ông trong gia đình của mình, là một người nông dân. Từ đó, em nêu lên những khó khăn, đức tính của người nông dân và thể hiện tình cảm của mình đối với ông – một người nông dân gần gũi trước mắt của em.

Qua thời gian thực nghiệm cho thấy, tuy HS B có khả năng tập trung chú ý chưa cao nhưng em ý thức được nhược điểm của mình làm ảnh hưởng kết quả học tập của bản thân cũng như kết quả của tập thể. Em có sự thay đổi, điều chỉnh về hành vi của mình để hoàn thiện hơn. Như vậy, em đã biết nhìn nhận bản thân mình một cách trung thực và bắt đầu có trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể. Ngoài ra, với vốn kinh nghiệm sống rất

phong phú, em biết vận dụng vào giải quyết bài tập thực tế đầy sáng tạo. Qua đó, em được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của cá nhân.

HỌC SINH C

Trước khi thực nghiệm

Em nắm các kiến thức toán đã học khá tốt, biết vận dụng vào giải các bài toán có lời văn. Tuy nhiên, em tìm hiểu đề bài chưa kĩ hoặc chủ quan nên bài làm thường bị sai sót. Ưu điểm của em là thích tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ xung quanh. Em luôn chủ động, mạnh dạn nêu lên những thắc mắc của mình khi chưa hiểu rõ vấn đề và luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên giao. Trong giao tiếp, em dễ hòa đồng, biết quan tâm đến các bạn.

Trong khi thực nghiệm

- Ngày thực nghiệm đầu tiên, em mạnh dạn xung phong trình bày đặc điểm vị trí địa lí, khí hậu, địa hình của tỉnh Phú Yên một cách rõ ràng, rành mạch. Bài toán thống kê về nghề nghiệp của người dân địa phương đã kích thích sự tò mò của em. Em khá hào hứng khi khám phá ra được từ một bài toán thực tế

mà em có thể biết nghề nghiệp chính của người dân địa phương và những thế mạnh ở địa phương giúp ngành nông nghiệp phát triển. Khi thảo luận, em luôn vui vẻ chia sẻ, hỗ trợ những bạn chậm hơn trong nhóm.

- Buổi thứ hai đi thực tế tại khu vườn, em biết sử dụng thước dây đo độ dài một cách thành thạo (vì em có kinh nghiệm giúp mẹ đo vải). Em còn nhiệt tình hướng dẫn các bạn đo đạc để có kết quả chính xác nhất. Khi trò chuyện với người nông dân, em chủ động nêu những câu hỏi thắc mắc của mình liên quan đến các loại cây trồng trong vườn như: Vì sao trên lá hoa cúc có những đốm đen? Phải phun thuốc gì để cây hoa không bị bệnh? Phun thuốc sâu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Làm thế nào để khi phun thuốc, mình không bị nhiễm độc?,… Bên cạnh đó, khi giải toán ở bài tập 2, trong khi các HS khác chọn cách giải bằng cách tìm số tiền người mua sỉ bán ra (3000x500 =1500000 (đồng)), sau đó trừ cho số tiền mua vào sẽ được kết quả tiền lãi (1500000–1000000= 500000 (đồng)), em tìm ra được một cách giải khác: tìm số tiền mua sỉ 1 cây hoa cúc (1000000:500=2000 (đồng)), tìm số tiền 1 cây

hoa cúc người mua sỉ lãi được (3000–2000=1000 (đồng)), sau đó tìm tiền lãi của người mua sỉ khi mua một luống hoa cúc (1000x500=5000 (đồng)).

- Ngày thực nghiệm thứ ba, em hứng thú tìm hiểu về cách mọc của các loại cây trong sân trường, tự mình lấy hạt và cây con của một số cây về nhà gieo trồng. Em giải tốt bài toán thu nhập của người nông dân. Ngoài ra, em còn biết rằng người nông dân ngoài khoản thu nhập từ việc làm vườn còn có thêm nguồn thu nhập từ trồng lúa nước, hay một số nông dân có thể tranh thủ làm nhiều nghề một lúc để tăng thu nhập, hoặc người nông dân chuyển từ trồng rau sang trồng cây hoa cảnh để tăng cao thu nhập. Từ đó, em suy luận với công việc như thế thì thu nhập của người nông dân sẽ không thấp.

Như vậy, đối với HS C, việc học trải nghiệm thực tế đã giúp GV phát hiện ra những năng lực tiềm ẩn của HS mà lâu nay em chưa có dịp thể hiện bản thân mình trên lớp ví dụ như: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học; năng lực tư duy, lập luận. Từ đó, GV có thể tạo cơ hội để những năng lực cá nhân HS được phát huy hơn nữa. Không những thế, qua làm việc nhóm, em đã hình thành và phát triển thêm phẩm chất nhân ái, sẵn sàng học hỏi, hòa nhập, giúp đỡ bạn.

HỌC SINH D

Trước khi thực nghiệm

Em tiếp thu tốt, tính toán nhanh, thông minh, năng động, nắm chắc kiến thức, biết vận dụng vào giải toán một cách thành thạo và rất hứng thú khi học toán. Trong giờ học, em tập trung nghe giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập một cách có trách nhiệm. Em luôn chủ động tìm hiểu bài và mạnh dạn nêu thắc mắc của mình khi chưa hiểu. Thế nhưng, em ít hòa đồng và chia sẻ những điều mình biết cùng với các bạn. Tuy nhiên, em vẫn được GV thử thách giao nhiệm vụ làm trưởng nhóm để em có sự đoàn kết và cảm thông chia sẻ với bạn.

Trong khi thực nghiệm

- Ngày đầu thực nghiệm diễn ra trên lớp, em theo dõi chăm chú các hoạt động học tập, tích cực phát biểu ý kiến, tham gia thảo luận nhóm sôi nổi, với khả năng suy luận cao nên em đưa ra các ý kiến chân thực, chính xác. Em luôn thể hiện sự nổi trội của bản thân so với các bạn trong lớp. Những bài tập trong tiết học dường như không khó khăn đối với em. Em luôn hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất. Điều đó chứng tỏ, em hiểu bài và nắm bắt được vấn đề một cách nhanh nhạy.

- Ngày thứ hai đi thực nghiệm thực tế tại địa phương, em hứng thú quan sát tìm hiểu các hoạt động diễn ra xung quanh, tích cực trao đổi, hòa đồng cùng bạn bè. Bài làm của cá nhân em cũng có sự khác biệt, em biết làm tròn các số đo độ dài, sử dụng phép tính gộp để giải quyết bài toán một cách ngắn gọn và suy luận rất hợp lí. Nhưng khi đối diện với yêu cầu bài toán về thực hành đo độ dài khu vườn, với vai trò là trưởng nhóm, em đã lúng túng không biết phải làm thế nào với chiếc thước dây để đo chính xác độ dài của thực tế của khu vườn. Em bắt đầu biết trao đổi và lắng nghe ý kiến của các bạn trong nhóm, thậm chí nhờ sự hỗ trợ hướng dẫn của nhóm khác. Qua buổi học, em nhận ra bản thân mình không phải xuất sắc nhất, các bạn trong lớp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng của mình.

- Buổi học thứ ba, em vẫn là học sinh xuất sắc trong môn Toán khi biết cách giải quyết bài toán thực tế một cách chính xác. Bây giờ, em có sự thân thiện, hòa đồng và tôn trọng ý kiến của các bạn trong nhóm. Bài tập được giao về tìm hiểu cách mọc của các loại cây trong sân trường, em tích cực trao đổi và nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các bạn để tìm hiểu rõ hơn các loại cây. Bài tập viết về suy nghĩ cá nhân sau buổi thực nghiệm, em đã thấy được những nỗi vất vả của nghề nông và có cái nhìn cảm thông với những khó khăn của người nông dân. Em biết viết câu văn súc tích, rõ ràng và đưa ra ý kiến cá nhân một cách chân thực.

Qua thời gian thực nghiệm, HS D ngoài việc được thể hiện những năng lực của bản thân, em còn phát huy thêm năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học. Bên cạnh đó, qua trải nghiệm thực tế, em đã thấy được những hạn chế của bản thân, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm tốt của bạn và sẵn sàng hòa đồng, học hỏi thêm được nhiều điều hay ở bạn mà trước đây khi học trên lớp em chưa nhận ra những điều đó. Vì thế, em có sự tôn trọng, hòa nhập, sẵn sàng học hỏi, giúp đỡ bạn. Đó chính là hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái.

Đánh giá sản phẩm dự án sau quá trình trải nghiệm PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ

Nhóm : 1

- 0: Không làm.

- 1: Làm không bằng các thành viên khác hoặc làm chưa tốt. - 2: Làm đúng các công việc của mình.

- 3: Làm tốt công việc của mình và giúp đỡ các thành viên khác

Tiêu chí/ Tên thành viên Mức độ

0 1 2 3

A. Tham gia thảo luận nhóm

1. Thành viên A 2. Thành viên B 3. Thành viên C 4. Thành viên D x x x x E. Đóng góp ý kiến trả lời 1. Thành viên A 2. Thành viên B 3. Thành viên C 4. Thành viên D x x x x F. Đề xuất giải pháp 1. Thành viên A 2. Thành viên B 3. Thành viên C 4. Thành viên D x x x x G.Thực hiện đúng quy định và sự phân công của nhóm

1. Thành viên A 2. Thành viên B 3. Thành viên C 4. Thành viên D x x x x

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM 1 Tiêu chí đánh giá Tên thành viên Mức độ Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Nội dung Khoa học Thành viên A Thành viên B Thành viên C Thành viên D x x x x Toán Thành viên A Thành viên B Thành viên C Thành viên D x x x x Hình thức Thành viên A Thành viên B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 108 - 125)