Mô hình thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 65 - 67)

Mô hình dạy học toán qua trải nghiệm thực tế tại địa phương được dạy tích hợp môn Toán cùng các môn học khác như Địa lí, Khoa học, Đạo đức,… và hoạt động giáo dục khác. Vì thế mô hình thiết kế giống với mô hình dạy học dự án. Mô hình này gồm 3 pha như sau:

Pha 1: Tình huống thực tế Pha 2: Khai thác kiến thức thực tế

Pha3: Huy động kiến thức để thực hiện nhiệm vụ Thiết kế chung Thiết kế chi tiết Kiểm tra đánh giá Thực hiện hoàn thiện

Pha 1: Tình huống thực tế: Chúng tôi đặt HS vào nhiệm vụ học tập liên quan đến tình huống học tập thực tế.

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình học tập, khi giao nhiệm vụ GV cần phải lưu ý:

-Lưu ý tính vừa sức đối với các em.

-Nhiệm vụ học tập phải khơi gợi sự kích thích, ham khám phá của HS, đảm bảo tất cả HS sẵn sàng học tập. Các em phải đều hiểu rõ nhiệm vụ.

-Định hướng các tình huống, các bài tập để HS tiến hành thử nghiệm theo mức độ từ dễ đến khó.

-Nhiệm vụ cần đảm bảo tính an toàn cho HS khi trải nghiệm.

Pha 2: Khai thác kiến thức: GV tổ chức cho HS phân tích, phản ánh, xem xét các kinh nghiệm. Sau đó, GV yêu cầu HS thiết lập hệ thống kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của mình liên quan đến quá trình trải nghiệm thực tế.

Trong giai đoạn này, GV cần lưu ý đảm bảo thực hiện tốt các nội dung sau:

-GV phải bao quát lớp, kịp thời điều hướng để các em tham gia vào hoạt động học tập.

-Tạo cơ hội để tất cả HS đều tham gia trình bày ý tưởng. -Hỗ trợ, giúp đỡ khi các em gặp khó khăn.

Pha 3: Huy động kiến thức để giải quyết tình huống: HS sẽ tổng hợp các kiến thức, kĩ năng trong pha 2 để thực hiện. Trong pha này chúng tôi chia thành 4 bước:

- Bước 1: Kế hoạch chung: HS thảo luận để xây dựng một kế hoạch thực hiện.

- Bước 2: Thực hiện chi tiết: HS thực hiện từng bước của kế hoạch. Trong bước này, HS tự rút ra các khái niệm, kiến thức liên quan, kết nối những gì khái quát được trong bài học với thực tiễn cuộc sống. GV cần lưu ý:

+ Kịp thời điều chỉnh, giải thích những thắc mắc của các em trong quá trình thử nghiệm.

- Bước 3: Hoàn thiện: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Bước 4: Kiểm tra đánh giá: HS trình bày sản phẩm của mình, GV và HS đánh giá theo các tiêu chí đề ra. GV yêu cầu HS đưa ra được trình bày ngắn gọn, rõ ràng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 65 - 67)