Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 32)

* Mục tiêu cấp tiểu học môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp HS:

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.

những tập hợp số đó; Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn, tạo lập một số mô hình hình học đơn giản, tính toán một số đại lượng hình học, phát triển trí tưởng tượng không gian, giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng); Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản, giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.

- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.

* Quan điểm xây dựng chương trình: Chương trình môn Toán nhấn mạnh một số quan điểm sau:

- Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại: Nội dung chương trình đáp ứng nhu cầu hiểu biết, hứng thú, sở thích của người học, phù hợp với cách tiếp cận của thế giới ngày nay; chú trọng tính ứng dụng, gắn kết toán học với thực tiễn để giúp người học có thể áp dụng vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Mặt khác, chương trình còn mang tính hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của những nền giáo dục khác trên thế giới. Vì thế, HS cần được trực tiếp tham gia hoạt động thực hành trải nghiệm, tiếp cận với các công nghệ thông tin hiện đại để trang bị cho các em một nền tảng vững chắc và kĩ năng thích ứng với mọi biến động của xã hội, đáp ứng những đòi hỏi của thực tế và bắt kịp xu thế ngày càng phát triển của nhân loại.

- Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục: Chương trình bảo đảm tính thống nhất, sự phát triển liên tục gồm sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt lõi và sự phát triển của năng lực, phẩm chất của học sinh; tiếp nối với chương trình giáo dục mầm non và tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

- Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá: Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp nội bộ môn học và tích hợp liên môn (Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm,…) giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về văn hóa và các hoạt động trong đời sống xã hội, góp phần định hướng nghề nghiệp và bước đầu chuẩn bị hành trang vào đời giàu tính thực tiễn. Ngoài ra, chương trình môn Toán bảo đảm yêu cầu phân hoá, quán triệt tinh thần dạy học theo hướng cá thể hoá người học trên cơ sở bảo đảm đa số học sinh trên mọi miền của cả nước đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình. Chính điều này đã cho phép giáo viên mạnh dạn xây dựng nội dung dạy học môn Toán tích hợp đa dạng, phong phú dựa trên thực tế địa phương. Từ đó, giáo viên sẽ xây dựng được tiêu chí đánh giá việc phát triển năng lực toán học cho chính đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy. Điều này tạo thuận lợi cho việc đánh giá quá trình phát triển năng lực của từng đối tượng học sinh cho từng địa phương.

- Bảo đảm tính mở: Chương trình môn Toán bảo đảm sự thống nhất các nội dung giáo dục toán học cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. Đồng thời chương trình cho phép, khuyến khích nhà trường, GV lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, mục tiêu và cách đánh giá phù hợp thực tế địa phương. Vận dụng yếu tố này, khi dạy học môn Toán, đặc biệt với chương trình môn Toán ở các cấp cuối của bậc tiểu học như học sinh lớp 4, lớp 5, GV cần chủ động xây dựng hồ sơ dạy học các nội dung toán học gắn với tình hình địa phương. Ví dụ, không gian học tập mở ngoài lớp học để HS tham gia trải nghiệm thực tế tại địa phương. GV không còn là người giảng dạy duy nhất mà có thể huy động nguồn nhân lực ngoài xã hội tham gia. Họ có thể thuyết trình, chỉ giảng,… cho HS về ngành nghề, công việc của mình mà GV không thể làm tốt hơn được. Điều này không những giúp HS bước đầu bước biết vận dụng những kiến thức toán học vào giải quyết những vấn đề cơ bản trong thực

HS có sự yêu thích, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đây cũng chính là nền tảng giúp học sinh học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

* Phương pháp dạy học

- Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;

- Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.

- Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.

Bảng so sánh quan điểm của chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 và năm 2018

Nội dung CTGDPT năm 2006 CTGDPT năm 2018

Mục tiêu - Kiến thức về: Số học, đại lượng, hình học và thống kê đơn giản.

- Kĩ năng: Tính toán, đo lường, giải toán.

- Phát triển tư duy toán học, thái độ học tập chủ động.

- Năng lực toán học: NL tư duy và lập luận, NL mô hình hóa, NL GQVĐ, NL giao tiếp, NL sử dụng công cụ - phương tiện - Kiến thức, kĩ năng về: Số và phép tính, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

- Tích hợp môn học và hoạt động giáo dục có hiểu biết nghề nghiệp. Quan điểm xây dựng chương trình - Chú trọng 4 mạch kiến thức và ứng dụng vào thực hành tính, đo lường, giải toán. - Nội dung chương trình: thống nhất, liên tục, đồng tâm, mở rộng và phát triển dần từ tiểu học đến trung học, đảm bảo học đi đôi với hành.

- Hình thành kiến thức, kĩ năng qua hoạt động thực hành, luyện tập giải các bài toán.

- Kế thừa, phát huy ưu điểm CTGD năm 2006, tiếp thu thành tựu giáo dục trên thế giới.

- Nội dung chương trình: tinh giản, thiết thực, chú trọng thực hành và trải nghiệm; liên kết, thống nhất, liên tục, phát triển kiến thức cốt lõi và năng lực, phẩm chất (từ lớp 1-12); tích hợp nội môn, liên môn qua thực hành và trải nghiệm, cá thể hóa người học; tính mở về nội dung, phương pháp, hình thức, mục tiêu đánh giá,.. phù hợp với đối

Nội dung CTGDPT năm 2006 CTGDPT năm 2018

tượng HS, điều kiện địa phương.

Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học dựa trên cơ sở:

- Tổ chức hoạt động hấp dẫn - Tạo tình huống có vấn đề - Phương tiện trực quan - Dựa vào kinh nghiệm đời sống HS

Phương pháp dạy học dựa trên cơ sở:

- Tiếp cận kinh nghiệm và trải nghiệm của HS

- Lấy người học làm trung tâm - Phương pháp dạy học tích cực, dạy học trải nghiệm

- Sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học hiện đại

Từ bảng so sánh ở trên, chúng ta nhận thấy môn Toán ở tiểu học của chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 chú trọng dạy học theo hướng tiếp cận kiến thức và kĩ năng. Vì thế, chương trình được xây dựng theo hệ thống một loạt các bài toán để HS luyện tập, thực hành nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng. Phương pháp dạy học đa số là phương tiện trực quan, một số bài học xây dựng tình huống có vấn đề và dựa vào kinh nghiệm sống của trẻ. HS chủ yếu quan sát, chứng kiến hay thao tác trên đồ vật. Điều đó cho thấy chương trình môn Toán tiểu học hiện hành đã bước đầu chú ý đến việc dạy học dựa trên kinh nghiệm của HS. Trẻ được trải nghiệm nhưng vẫn còn ở mức độ mờ nhạt, chưa được trải nghiệm nhiều với những tình huống toán học gắn với thực tiễn cuộc sống hằng ngày mà trẻ đang sống. Trong khi đó, môn Toán ở tiểu học của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tiếp cận theo hướng hình thành và phát triển năng lực toán học và phẩm chất của HS, bảo đảm sự cân bằng giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó, các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, dạy học tích hợp nội môn, liên môn được chú trọng nhằm phát huy tính

chủ động, sáng tạo của HS. Đặc biệt, để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết cho HS, chương trình còn nhấn mạnh việc dạy học dựa trên tiếp cận kinh nghiệm và trải nghiệm của HS, xây dựng hoạt động thực hành và trải nghiệm xuyên suốt trong môn toán của chương trình từ lớp 1 đến lớp 12. Điều này được hướng dẫn cụ thể qua mỗi chủ đề, mạch kiến thức toán học của từng khối lớp.

Tiểu kết chương 1

Với những nghiên cứu về cơ sở lí luận ở chương 1, chúng ta nhận thấy giáo dục không chỉ dừng lại ở sự tiếp thu kiến thức mà đó còn là sự thúc đẩy quá trình phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Đặc biệt, với xu hướng “Học tập trải nghiệm” ngoài thực tế sẽ cho phép HS sử dụng môi trường và hoàn cảnh xung quanh như là một phương tiện cho việc học. Ngoài ra, tâm lí của HS tiểu học là thích khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống. Chính điều này cho phép người GV vận dụng việc đưa những khái niệm trừu tượng, khó hiểu của toán học vào trải nghiệm trong bối cảnh thực tế. Từ đó, giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tế - Đây chính là mục tiêu cuối cùng và quan trọng trong dạy học toán ở tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, xu hướng dạy tập trải nghiệm vẫn chỉ đang được hiểu ở mức độ tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong lớp học. Điều này vô hình chung đã giới hạn khả năng sáng tạo của chính GV và HS trong quá trình tiếp cận các kiến thức toán học. Nhằm khắc phục những hạn chế này đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và hướng đến việc tiếp cận các xu hướng dạy học toán tích cực trên thế giới, chúng tôi xây dựng các hoạt động dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương dành cho đối tượng HS lớp 5. Để việc xây dựng các hoạt động mang tính thiết thực, đáp ứng yêu cầu vận dụng vào thực tế một cách cụ thể, chúng tôi sẽ tìm hiểu về thực trạng dạy học trải nghiệm thực tế qua đó dạy lồng ghép kiến thức toán tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để từ đó đưa ra những giải pháp giúp GV tìm cách khắc phục, lựa chọn nội dung dạy học trải nghiệm thực tế phù hợp với chính địa phương thực nghiệm.

Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC TOÁN QUA TRẢI NGHIỆM 2.1. Dạy học toán qua trải nghiệm trong chương trình Toán lớp 5 hiện hành

NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT

I. SỐ HỌC

1. Số tự nhiên Củng cố các kĩ năng:

- Đọc, viết, so sánh và xếp được thứ tự các số tự nhiên

- Nhận biết được các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân chia các số tự nhiên, vận dụng được các tính chất của phép tính để tính nhanh, thuận tiện

- Giải được các bài toán có liên quan đến các phép tính số tự nhiên

2. Phân số - Củng cố các kĩ năng:

+ So sánh, rút gọn, quy đồng được các phân số

+ Thực hiện được các phép với phân số

- Nhận biết được phân số thập phân, chuyển được một số phân số thành phân số thập phân

- Nhận biết, đọc và so sánh được hỗn số

- Thực hiện được các phép tính với hỗn số

- Nhận biết được tỉ số phần trăm và ý nghĩa của hai đại lượng cùng loại

3. Số thập phân

- Nhận biết được số thập phân và tên gọi các thành phần của số thập phân - Đọc, viết, so sánh và xếp được thứ tự các số thập phân

- Thực hiện được các phép với số thập phân

- Thể hiện được các số đo đại lượng bằng cách dùng số thập phân

- Giải được các bài toán có liên quan đến các phép tính với các số thập phân

II.YẾU TỐ THỐNG KÊ - Nhận biết được biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó

- Biết thu thập và xử lí một số thông tin đơn giản từ một biểu đồ hình quạt - Đọc được số liệu trên biểu đồ cột và bổ sung được tư liệu trong bảng thống kê số liệu

III. ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG

- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích, đơn vị đo thể tích (chỉ một số đơn vị thông dụng)

- Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích, đơn vị đo thể tích (chỉ một số đơn vị thông dụng)

- Biết mối quan hệ và chuyển đổi được một số đơn vị đo thời gian thông dụng

- Thực hiện được các phép tính với số đo thời gian

- Giải được các bài toán liên quan đến đơn vị đo độ dài, đơn vị đo diện tích, đơn vị đo khối lượng.

VI. YẾU TỐ HÌNH HỌC - Nhận biết được hình thang, một số dạng hình tam giác và những đặc điểm của nó

- Tính được diện tích hình thang, hình tam giác

- Tính được chu vi và diện tích của hình tròn

- Nhận biết được hình hộp chữ nhật,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)