Tổng hợp sự thể hiện của từng HS qua quá trình thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 125)

Nhìn chung, qua các buổi trước và sau khi thực nghiệm, HS có sự tiến bộ rõ rệt về cả năng lực và phẩm chất:

- Lúc đầu HS A khá nhút nhát, thao tác hơi chậm. Với các yêu cầu đưa ra, đòi hỏi sự động viên từ bạn bè và GV, em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian. Trong bài làm cá nhân, em đều trình bày rõ ràng, đúng yêu cầu, sử dụng các phép tính phù hợp. Nội dung bài học thực nghiệm được tích hợp giữa môn Toán cùng các môn học khác, em đã nỗ lực trong việc khám phá những đặc điểm của địa phương mình, tính toán giải quyết các bài toán liên quan thực tế, tìm hiểu về các loại cây quen thuộc xung quanh và công việc của người nông dân, do vậy làm tăng khả năng tính toán, lập luận; năng lực giao tiếp, hợp tác. Từ những điều này cho thấy khi được tạo cơ hội thể hiện suy nghĩ, tình cảm thông qua các hoạt động, em dần mở lòng hơn, chủ động, tự tin hoàn thành bài tập một cách tốt nhất và cũng có nghĩa là thao tác làm bài của em đang được cải thiện.

- HS B ban đầu khả năng tập trung còn ít. Được sự khuyến khích, động viên của GV cùng với các bạn, các yêu cầu khác nhau của các hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự tập trung, suy luận, sáng tạo, em bắt đầu hứng thú và dần dần tập trung để hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân. Qua quá trình thực nghiệm cho thấy sự tiến bộ của em trong việc bài tập của em ngày càng hoàn thiện, chính xác hơn, đặc biệt là sự hào hứng, nỗ lực viết lên suy nghĩ của em

một cách sáng tạo. Ngoài ra, em có trách nhiệm trong việc tự tìm hiểu, chăm sóc và hoàn thành sản phẩm dự án của mình. Do vậy có thể thấy rằng các tình huống học tập càng hấp dẫn, gần gũi và thiết thực càng thu hút sự chú ý, tập trung của HS.

- HS C và D là những HS thường xuyên thể hiện sự mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động học tập của lớp, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khi bắt đầu thực nghiệm, các em đã tham gia các hoạt động một cách thích thú. Cả hai em dường như phát triển rất nhanh năng lực giải quyết vấn đề của bản thân. Các em nắm vững những kiến thức có liên quan đến nội dung thực nghiệm. Ở các bài tập, hai em đều thể hiện được sự sáng tạo, kết nối với những điều đã học, đã biết để vận dụng vào tình huống thực tế và thể hiện ý kiến riêng của bản thân. Bên cạnh đó, các em còn biết tra cứu, tìm hiểu và tham khảo ý kiến của người xung quanh có liên quan nội dung đến bài học Do vậy đối với những HS có năng khiếu có thể xây dựng những hoạt động học tập với yêu cầu cao hơn, đòi hỏi có sự tư duy, suy luận, sáng tạo để phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở các em. Riêng đối với HS D, khi em được làm trưởng nhóm đã tạo cơ hội để em thể hiện sự hòa đồng, cảm thông, chia sẻ với các bạn.

Tiểu kết chương 3

Từ cơ sở lí luận về dạy học trải nghiệm và thực trạng dạy học toán qua trải nghiệm, chúng tôi đã đề xuất mô hình thiết kế và thử nghiệm hoạt động dạy học toán qua trải nghiệm thực tế tại địa phương ở trường tiểu học. Đề tài nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho GV về ý tưởng dạy học trải nghiệm thực tế qua đó dạy lồng ghép kiến thức toán. Từ đó hướng đến việc nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường tiểu học nhằm đảm bảo mục tiêu, nội dung môn Toán lớp 5; tích hợp các môn học và hoạt động giáo dục khác; khai thác tối đa vốn kinh nghiệm sống cá nhân; huy động tất cả các giác quan của HS; phát huy các năng lực, phẩm chất cần thiết vào quá trình trải nghiệm.

Qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Hồ sơ tổ chức dạy học toán qua trải nghiệm thực tế tại địa phương đã có tác động tích cực đến việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Trong quá trình trải nghiệm, các em hứng thú, chủ động tìm tòi, khám phá thực tiễn cuộc sống xung quanh, vận dụng kiến thức Toán, Khoa học, Tiếng Việt, kĩ năng sống vào giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống đầy sáng tạo. Các sản phẩm của HS phản ánh chân thực vốn kinh nghiệm sống, bộc lộ rõ cảm xúc của bản thân về những gì các em quan sát, tìm hiểu được từ trải nghiệm. Đây là một hình thức dạy học mới, hấp dẫn đối với HS, giúp học sinh đạt được các mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất trong môn học. Kết quả thực nghiệm đã phản ánh tính hiệu quả, khả thi của đề tài và có thể thực hiện được ở trường tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu lý luận về dạy học trải nghiệm, mô hình và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế. Qua nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đưa ra những kết luận sau:

- Dạy học trải nghiệm là vấn đề giáo dục được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc tiếp cận về học thông trải nghiệm bắt đầu được chú trọng và đưa vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đã đưa vào Hoạt động trải nghiệm thành hoạt động giáo dục bắt buộc ở Tiểu học với thời lượng 105 tiết/năm học/khối lớp. Chương trình đã đề cao vai trò của hoạt động trải nghiệm và thu hút được sự quan tâm từ các nhà giáo dục. Việc nghiên cứu thiết kế hồ sơ dạy học toán qua trải nghiệm thực tế tại địa phương đã cập nhật kịp thời những vấn đề đổi mới trong dạy học toán ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất.

- Hoạt động trải nghiệm hoàn toàn phù hợp với tâm sinh lí, nhận thức của HS tiểu học, đặc biệt là HS lớp 5. Dạy học toán qua trải nghiệm thực tế tạo cơ hội cho các em huy động toàn bộ kinh nghiệm cá nhân, vốn kiến thức, các giác quan vào giải quyết vấn đề thực tế cuộc sống và chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thể hiện được cái riêng của mỗi cá nhân. Trong quá trình trải nghiệm, HS tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân, từ đó góp phần hình thành và phát triển 5 phẩm chất, 10 năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Dạy học toán qua trải nghiệm thực tế được tích hợp với các môn học và hoạt động giáo dục khác. Việc tích hợp liên môn đòi hỏi HS vận dụng nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác để giải quyết một vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống. Vì thế, để việc dạy học trải nghiệm thực tế đạt hiệu

cuối cùng của học tập trải nghiệm có thể là những mô hình, sản phẩm, ấn phẩm,… có nội dung mang tính chất tổng hợp các kiến thức, kĩ năng được học trong quá trình trải nghiệm. Việc đánh giá vì sự tiến bộ của HS được thực hiện xuyên suốt trong quá trình học tập trải nghiệm và thực hiện dự án. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 5, bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính khả thi của đề tài và có thể thực hiện hiệu quả ở nhà trường tiểu học.

Tuy nhiên qua quá trình khảo sát thực tế và tiến hành thực nghiệm, chúng tôi cũng nhận thấy việc tổ chức dạy học toán qua trải nghiệm thực tế tại địa phương gặp một số khó khăn nhất định:

- Do giới hạn về mặt thời gian nên việc thực nghiệm các kế hoạch dạy học còn lại chưa được diễn ra một cách sâu sát theo đúng những mục tiêu, định hướng mà người viết đã trình bày trong luận văn.

- Số lượng HS tham gia thực nghiệm chưa đông nên kết quả khảo sát chưa mang tính phổ biến.

- GV gặp khó khăn trong khâu quản lí hoạt động của học sinh nhất là tham gia trải nghiệm thực tế dưới cơ sở địa phương. Vì thế, GV cần phổ biến trước những quy định tham gia trải nghiệm, phối hợp các GV bộ môn khác và phát huy vai trò của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm và quản lí nhóm.

- GV còn gặp các khó khăn liên quan đến việc xin ý kiến các cấp, thuyết phục các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tiến hành thực nghiệm.

2. Kiến nghị

Việc tổ chức dạy trải nghiệm thực tế qua đó dạy lồng ghép kiến thức toán đã mang lại những hiệu quả tích cực trong quá trình học tập không chỉ với môn Toán lớp 5 mà còn các bộ môn khác cũng như các khối lớp khác. Do đó, đề tài cần được tiếp tục phát triển trên diện rộng ở các khối lớp và mở rộng số lượng HS tham gia thực nghiệm. Đồng thời, hướng đề tài có thể mở mở rộng trên phạm vi khu vực địa lí.

Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cốt lõi của môn Toán vì thế cần đưa yêu cầu về năng lực giải quyết vấn đề vào trong mục tiêu chính của hoạt động trải nghiệm ở môn Toán, chú trọng kĩ năng áp dụng kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, những điều đã học vào thực tế cuộc sống xung quanh.

Thay đổi mạnh mẽ việc dạy học toán theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Để tạo ra thế hệ HS sáng tạo, chủ động, tự tin, GV cần chuyển từ cách dạy HS ghi nhớ quy tắc, công thức một cách máy móc sang hoạt động thực hành, trải nghiệm tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Việc dạy học trải nghiệm thực tế tùy thuộc vào việc lựa chọn địa điểm, thời gian và bối cảnh trải nghiệm nên GV có sự linh hoạt trong việc tích hợp các môn học, phối hợp phương pháp dạy học dự án nhằm đạt hiệu quả cao. Để đạt được điều đó, GV cần chủ động tiếp cận, tìm hiểu quy trình thiết kế, cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm thực tế, tích cực tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Các cấp quản lí giáo dục, nhà trường tiểu học cần những cơ chế, quy định cụ thể về hình thức dạy học trải nghiệm thực tế và tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho tất cả GV về dạy học trải nghiệm thực tế, cần khuyến khích, động viên GV nghiên cứu, thiết kế và áp dụng các hoạt động trải nghiệm thực tế vào dạy học các môn học khác nhau, đồng thời tăng cường mối liên kết với phụ huynh, lực lượng địa phương để nhận được sự đồng tình, hỗ trợ trong tổ chức dạy học trải nghiệm thực tế tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009). Sách giáo viên Toán 5. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy định về Đánh giá học sinh tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

D. A. Kolb. (1984). Experiential learning: experience as the source of learning and development. Address: Englewood Cliffs, New Jersey; Publisher: Prentice - Hall.

Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Hằng. (2018). Học tập trải nghiệm-Lý thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông”. Tạp chí Giáo dục, 433, tr. 36-40.

Đinh Thị Kim Thoa. (2017). Phương pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Hoàng Phê. (1992).Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Viện Ngôn ngữ học.

Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam. (2005). Từ điển Bách khoa Việt Nam quyển 1. Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa. http://detrangfarm.vn/chuong-trinh-da-ngoai-cho-hoc-sinh-cap-i-1-ngay.html http://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ nghĩa kinh nghiệm.

https://www.ncetm.org.uk/resources (National Centre for Excellence in the Teaching of Mathematics)

Hussan Ait Zaouite. Math in Morocco: Where Math Grows on Trees. Retrieved from http://www.teachingchannel.org/video/experiential- learning-math.

Phạm Minh Hạc. (1997). Tâm lý học Vygotsky”. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Tổ chức giáo dục Anh quốc GOV.UK https:// www.gov.uk/ government/ organisations/ofsted.

Võ Trung Minh. (2014). “Vận dụng mô hình giáo dục trải nghiệm (David Kolb) trong dạy học ở tiểu học”. Tạp chí Giáo dục, số 332,tr.23-25. Vũ Thị Ngọc Uyên. (2003). “Vận dụng mô hình giáo dục trải nghiệm của

David A. Kolb vào dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học”. Tạp chí Giáo dục, số 314.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Kính thưa quý Thầy/ Cô!

Em là học viên cao học của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, đang nghiên cứu đề tài Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm thực tế tại địa phương nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu ích giúp việc học toán của học sinh trở nên có ý nghĩa hơn. Những ý kiến quý báu từ kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của quý Thầy/Cô sẽ giúp ích rất nhiều để đề tài được hoàn thiện. Em rất mong nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ của quý Thầy/Cô. Mọi thông tin quý Thầy/Cô cung cấp sẽ được bảo mật cẩn thận và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!

Thầy/Cô đã từng dạy khối: ………….., hiện đang dạy khối:… Thâm niên giảng dạy…... năm.

Câu1: Thầy/Cô đã từng tiến hành dạy học trải nghiệm trong môn Toán chưa?

 Chưa bao giờ  Thỉnh thoảng  Thường xuyên Nếu Thầy/Cô đã từng dạy học trải nghiệm trong môn Toán thì xin cho một vài ví dụ mà Thầy/Cô đã từng dạy: ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 2: Xin quý Thầy/Cô đánh dấu X vào lựa chọn của mình Ý kiến Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Việc dẫn học sinh đi thực tế, qua đó lồng ghép với dạy kiến thức

toán là việc làm cần thiết.

Giáo viên hiện nay có thể thiết kế

được kế hoạch dạy học dẫn học sinh đi thực tế, qua đó lồng ghép với dạy kiến thức toán.

Giáo viên hiện nay hoàn toàn có

thể làm được việc: dẫn học sinh đi thực tế, qua đó lồng ghép với dạy kiến thức toán.

Nhà trường nên khuyến khích

giáo viên dạy kiến thức môn học cho học sinh trong các chuyến đi thực tế.

Câu 3: Theo Thầy/Cô khi dẫn học sinh đi thực tế, qua đó lồng ghép với dạy kiến thức Toán thì sẽ giúp học sinh đạt được điều gì? (đánh dấu X vào ô lựa chọn) Ý kiến Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Hiểu thêm kiến thức toán

Biết vận dụng kiến thức toán vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn

Kiểm nghiệm và điều chỉnh

những kinh nghiệm vốn có của bản thân

Phát triển những năng lực cần thiết (giải quyết vấn đề, giao tiếp- hợp tác,…)

Phát huy tính tích cực, chủ động trong học toán.

Câu 4: Theo Thầy/Cô khi tổ chức dạy học Toán lồng ghép với hoạt động cho học sinh trải nghiệm thực tế sẽ gặp những khó khăn nào? (đánh số từ 1 đến 10

tương ứng với từ khó khăn nhất đến ít khó khăn nhất)

 Giáo viên không đủ thời gian

 Giáo viên không đủ năng lực thực hiện

 Thiếu kinh phí để tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 125)