Giá của mỗi luống hoa cúc bán sỉ được 1000000 đồng, người mua sỉ bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 94)

bán lẻ lại với giá 3000 đồng / 1 cây. Hỏi người mua bán lại lời bao nhiêu tiền biết rằng 1 luống như thế có khoảng 500 cây hoa cúc? Theo em vì sao người

- HS làm việc nhóm để đo đạc độ dài khu vườn, giải quyết bài tập theo cá nhân vào phiếu bài tập.

- GV khai thác kinh nghiệm và giải nghĩa từ “bán sỉ”, “bán lẻ”

- HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau. - GV nhận xét chung.

Hoạt động 3: Kiểm chứng thực tế

- HS tiến hành đo và tính diện tích trồng hoa để kiểm chứng bài tập 2

- Bà Sáu trò chuyện với HS về cách trồng và chăm sóc các loại cây trong vườn cũng như công việc chính của người nông dân.

- HS lắng nghe, ghi lại những ý chính vào phiếu bài tập: Thời gian thu hoạch, cách chăm bón, cách gieo trồng,…

- HS trao đổi với bà Sáu để kiểm chứng suy luận của mình: Vì sao người nông dân thường chọn hình thức bán sỉ hơn là hình thức bán lẻ?

Củng cố, dặn dò: Nhận xét buổi trải nghiệm - HS tự nhận xét ưu khuyết điểm của nhóm. - GV nhận xét chung.

BÀI THỨ 3 1. Địa điểm: Lớp học, sân trường

2. Môn học tích hợp:

- Khoa học: Cây con mọc lên từ hạt; Cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.

- Tiếng Việt: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của cá nhân.

3. Chuẩn bị:

- Phiếu bài tập

- Các chậu cây hoa cảnh trong vườn

- HS vận dụng được những kiến thức toán đã học, vốn kinh nghiệm cá nhân để giải quyết bài toán liên quan đến thu nhập bình quân mỗi tháng của người nông dân trên mảnh vườn và đưa ra nhận xét về thu nhập của người nông dân. - Liệt kê được một số loại cây có thể mọc lên từ hạt và một số loài cây mọc lên từ bộ phận của cây mẹ.

- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái, tinh thần trách nhiệm.

5. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Thu nhập bình quân mỗi tháng của người làm vườn trồng rau hoa

Bài tập: Trên mảnh vườn, bà Sáu trồng 4 luống rau muống, 4 luống hoa cúc, 2 luống hoa vạn thọ. Dưới đây là bảng thời gian gieo trồng đến khi thu hoạch từng loại cây và tiến vốn (hạt giống, phân thuốc, điện nước tưới tiêu), tiền bán sỉ mỗi luống như sau:

Loại cây Thời gian thu hoạch Tiền vốn/ luống Tiền bán/ luống

Rau muống 1 tháng 70000 đồng 300000 đồng

Hoa cúc vàng 3 tháng 250000 đồng 1000000 đồng

Cúc vạn thọ 2 tháng 200000 đồng 600000 đồng

Em hãy tính thu nhập bình quân mỗi tháng của bà Sáu?

- HS thảo luận nhóm, giải quyết bài tập vào phiếu cá nhân, trình bày trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau, bình chọn bạn trình bày đúng nhất.

- GV: Yêu cầu HS vận dụng vốn sống cá nhân nhận xét về thu nhập của người nông dân so với thu nhập của một số ngành nghề khác?

- GV tổng hợp ý kiến.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loài cây hoa cảnh sân trường

GV giới thiệu: Trong sân trường chúng ta có rất nhiều các loại cây. Em hãy phân loại và liệt kê các loại cây đó theo cách: cây con mọc từ hạt và cây

Tên loại cây Cây con mọc từ hạt Cây con mọc từ một bộ phận cây mẹ Cây xoài Cây bàng Hoa giấy Hoa phượng

- HS ra sân trường quan sát, tìm hiểu về cách mọc của 5 loại cây, hoàn thành vào phiếu cá nhân và trình bày trước lớp.

- HS nhận xét đánh giá, bình chọn HS trả lời đầy đủ và chính xác nhất.

Củng cố, dặn dò:

- GV: Em hãy nêu những hiểu biết và suy nghĩ của mình sau khi đi trải ghiệm thực tế tại địa phương?

- HS hoàn thành vào phiếu và trình bày trước lớp.

- GV giáo dục HS yêu quý lao động, tình cảm đối với người nông dân. - Tổng kết hoạt động:

+ HS tự nhận xét ưu/ khuyết điểm của nhóm và từng thành viên. + GV nhận xét tuyên dương.

Bài tập thu hoạch sau trải nghiệm

Em hãy lên kế hoạch và thực hành trồng một loại cây hoa cảnh ngắn ngày thường có ở địa phương em trong khoảng thời gian 2 tháng. Từ đó ước tính tiền lãi và tỉ số phần trăm tiền lãi so với tiền vốn của người nông dân khi trồng 100 chậu hoa để bán trong dịp Tết. Nội dung báo cáo bao gồm:

+ Tên cây, cách mọc + Thời gian trồng + Cách chăm sóc

+ Chi phí vốn bỏ ra ban đầu + Mức bán ra thị trường

+ Ước tính tiền lãi và tỉ số phần trăm tiền lãi so với tiền vốn của người nông dân khi trồng 100 chậu hoa.

BÀI THỨ 4 1. Địa điểm: Lớp học, sân trường

2. Môn học tích hợp: Khoa học, Tiếng Việt

3. Chuẩn bị:

- GV: Tiêu chí đánh giá

- HS: Các chậu cây hoa cảnh, nội dung báo cáo

4. Mục tiêu:

- HS vận dụng được những kiến thức Toán, Khoa học, Tiếng Việt để hoàn thành dự án trồng cây hoa cảnh trang trí lớp học. Qua đó, HS có kĩ năng trồng và chăm sóc các loại cây đơn giản, phát triển năng lực ngôn ngữ qua trình bày bài thuyết trình, năng lực toán học khi báo cáo chi phí bỏ ra và dự trù lợi nhuận thu vào của người nông dân.

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học khi lập kế hoạch và ghi nhật kí thực hiện dự án trồng cây hoa cảnh trang trí lớp học.

- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, chăm làm khi hoàn thành dự án trồng cây, biết quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ cùng bạn.

5. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Trưng bày sản phẩm và nêu tiêu chí đánh giá

- GV yêu cầu HS trưng bày các chậu cây hoa cảnh của mình trước lớp. - GV nêu các nội dung HS cần báo cáo và các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

NHỮNG TIÊU CHÍ CẦN CHO BÁO CÁO

STT Tiêu chí Yêu cầu

1 Nội dung báo cáo

- Môn Khoa học: + Tên cây hoa cảnh

+ Cách gieo trồng và chăm sóc - Môn Toán:

+ Chi phí bỏ ra ban đầu + Dự trù mức tiền bán ra

+ Dự trù mức chi phí ban đầu, mức thu vào và phần trăm tiền lãi của 100 chậu cây hoa cảnh.

Chú ý: Đánh giá cao ý tưởng sáng tạo

+ Chi phí bỏ ra hợp lí, tiết kiệm + Mức bán ra phù hợp với thị trường + Thông tin chính xác, khoa học

2 Hình thức báo cáo

- Thuyết trình, đóng kịch, phỏng vấn,… - Thời gian trình bày: 8 phút

- Trưng bày sản phẩm, hình ảnh/ slide.

Hoạt động 2: Thuyết trình và báo cáo về sản phẩm của mình

- Từng HS lần lượt mang sản phẩm của mình lên thuyết trình trước lớp. - HS nhận xét đánh giá, bình chọn.

- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương.

Củng cố, dặn dò:

- GV mời HS có sản phẩm xuất sắc nhất thuyết trình lại cách trồng và chăm sóc cây hoa cảnh để các bạn học hỏi.

+ HS tự nhận xét ưu/ khuyết điểm của nhóm và từng thành viên. + GV nhận xét tuyên dương, tổng kết dự án trồng cây.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Tiêu chí

đánh giá

Mức độ

Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Nội dung

Khoa học

Chưa nêu được tên loại cây, cách mọc, cách gieo trồng và chăm sóc cây.

Nêu được tên loại cây, cách mọc, cách gieo trồng và chăm sóc cây tương đối đầy đủ.

Nêu được tên loại cây, cách mọc, cách gieo trồng và chăm sóc cây đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc. Toán Chưa ước tính được chi phí bỏ ra khi gieo trồng 1 chậu hoa, chưa dự tính được chi phí và tiền lời của 100 chậu cây hoa cảnh.

Tính được chi phí bỏ ra khi gieo trồng 1 chậu hoa, dự tính được chi phí và tiền lời của 100 chậu cây hoa cảnh tương đối hợp lí và chính xác. Tính được chi phí bỏ ra khi gieo trồng 1 chậu hoa, dự tính được chi phí và tiền lời của 100 chậu cây hoa cảnh một cách chính xác, rõ ràng, hợp lí.

Hình thức

- Chưa tạo ra được sản phẩm.

- Hình ảnh/ Slide chưa đầy đủ.

- Trình bày quá ngắn hoặc quá dài so với thời gian

-Tạo ra được sản phẩm.

- Hình ảnh/ slide đạt yêu cầu.

- Thời gian trình bày tương đối đảm bảo. - Tạo ra được sản phẩm đẹp mắt. - Hình ảnh/ slide đày đủ, phong phú. - Thời gian trình bày đúng quy

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

quy định.

- Trình bày chưa rõ ràng.

- Thông tin thiếu chính xác.

- Trình bày tương đối mạch lạc.

- Thông tin tương đối chính xác. định - Trình bày mạch lạc, rõ ràng. - Thông tin chính xác, khoa học và hợp lí.

(Ghi chú: HS sử dụng phiếu tự đánh giá trong làm việc nhóm ở tất cả các buổi học)

C. KẾ HOẠCH DẠY HỌC TOÁN QUA TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI RUỘNG ĐẬU PHỘNG (1 buổi)

1. Địa điểm: Ruộng đậu phộng

2. Thời gian:

- Thời gian tập trung tại trường: 14 giờ 45 phút - Thời gian di chuyển: 15 giờ

- Thời gian có mặt tại vườn: 15 giờ 30 phút

3. Môn học tích hợp:

- Khoa học: Cây con mọc lên từ hạt; Các bộ phận của cây và hoa.

- Kĩ năng sống (môn Kĩ thuật): Kĩ thuật chế biến thức ăn.

4. Chuẩn bị

- Phiếu bài tập 1; 2; 3

- Người hỗ trợ: Người nông dân - HS: Thước dây đo độ dài.

5. Mục tiêu:

- HS được trải nghiệm tại ruộng đậu phộng; thực hành thu hoạch và phơi đậu phộng, biết các bộ phận của cây phộng và lợi ích của đậu phộng .

- HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ toán học qua việc vận dụng đo đạc và tính diện tích đám ruộng, ước tính số đậu phộng thu hoạch được, từ đó ước tính được số dầu phộng ép được.

- HS có tinh thần trách nhiệm, tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của chuyến đi; tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế; ham học, mở rộng hiểu biết; biết quan tâm, chia sẻ với bạn; cảm thấy yêu quý những người lao động.

6. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Tham quan và tìm hiểu về ruộng đậu phộng

- GV giới thiệu tổng quan: Tại huyện miền núi Đồng Xuân, hầu hết mỗi gia đình đều làm nông trồng lúa, trồng mì, trồng mía,… Đối với những đám ruộng ở xa nguồn nước, người dân trồng đậu phộng phù hợp với vùng đất bị hạn hán nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- HS làm việc nhóm để đo đạc tính diện tích đám ruộng, trải nghiệm nhổ đậu trên một khoảng diện tích nhỏ, nhặt đậu, cân đậu và phơi đậu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cây đậu phộng

- HS quan sát và tìm hiểu các bộ phận của cây đậu phộng.

- Bác nông dân trò chuyện với HS về cách trồng và chăm sóc cây đậu phộng. - HS lắng nghe, ghi lại những ý chính vào phiếu bài tập 1: Thời gian thu hoạch, cách chăm bón, cách gieo trồng, bón phân,…

Cây đậu phộng:

- Viết tên các bộ phận của cây đậu phộng: ……… ……… ……… - Lợi ích: ……… ……… ………. ………. - Thời gian thu hoạch: ……. ngày - Cây con mọc lên từ: ……… - Cách chăm sóc: ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………

Hoạt động 3: Bài toán liên quan đến đám ruộng đậu phộng

- GV yêu cầu HS giải quyết bài tập sau:

Bài tập 2:

1/ Đám ruộng có dạng hình ………, diện tích khoảng ….m2

2/ Mỗi mét vuông đậu phộng thu hoạch được khoảng …. kg đậu phộng tươi. Vậy đám ruộng thu hoạch được khoảng ….. kg đậu tươi.

3/ Hiện nay, giá của mỗi ki-lô-gam đậu tươi là 15000đồng. Với giá đó, người nông dân sẽ thu được ………… đồng.

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- HS tự nhận xét ưu khuyết điểm của nhóm. - GV nhận xét chung.

BÀI TẬP SAU TRẢI NGHIỆM

GV đưa ra yêu cầu. Các nhóm sẽ chuẩn bị hoàn thành bài và báo cáo trước lớp (trong thời gian 1 tuần)

Bài tập 3: Để bảo quản đậu phộng được lâu, người nông dân có thể phơi khô, tách lấy hạt hoặc ép dầu. Sau khi phơi khô, bác nông dân thu được khoảng 300kg đậu khô.

1/ Cứ 10kg đậu phộng khô ép được 3l dầu. Với 300kg đậu ép được bao nhiêu lít dầu phộng?

2/ Mỗi lít dầu phộng có giá 100000 đồng, em hãy tính số tiền bác nông dân thu được?

3/ Biết rằng tiền vốn ban đầu để đầu tư cho đám ruộng gồm: + Tiền giống : 1000000 đồng

+ Tiền phân bón : 260000 đồng + Tiền nước tưới : 200000 đồng

+ Tiền công :1800000 đồng

Em hãy tính số tiền lãi bác nông dân thu được từ đám ruộng đậu phộng sau một vụ mùa gieo trồng?

4/ Đậu phộng là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe vì thế đậu phộng được dùng nhiều trong chế biến thức ăn. Với số tiền 50000 đồng, em hãy lên kế hoạch và chế biến một món ăn từ đậu phộng mà em yêu thích.

NHỮNG TIÊU CHÍ CẦN CHO BÁO CÁO

STT Tiêu chí Yêu cầu

1 Nội dung báo cáo

- Môn Toán:

+ Dự trù lượng dầu ép ra + Dự trù mức tiền thu được + Tiền lãi sau khi thu hoạch - Kĩ năng sống

+ Tên món ăn

+ Nguyên liệu chuẩn bị

+ Cách chế biến (tỉ lệ giữa các nguyên liệu) + Tiền mua nguyên liệu (giới hạn trong 50000 đồng.

2 Hình thức

báo cáo

- Thuyết trình, đóng kịch, phỏng vấn,… - Thời gian trình bày: 5-8 phút

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TẬP Tiêu chí

đánh giá

Mức độ

Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt

Nội dung

Toán

Chưa ước tính được lượng dầu, chưa tính được tiền dầu thu được sau khi ép và chưa tìm được tiền lãi của nông dân sau vụ mùa.

Biết cách ước tính được lượng dầu, tiền dầu thu được sau khi ép và tiền lãi của nông dân sau vụ mùa tương đối chính xác .

Tính được lượng dầu, tiền dầu thu được sau khi ép và tiền lãi của nông dân sau vụ mùa một cách chính xác, rõ ràng.

Tiêu chí đánh giá

Mức độ

Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt năng

sống

món ăn, chưa nêu được các nguyên liệu, cách chế biến, chưa liệt kê được số tiền từng nguyên liệu.

ăn, nêu được các nguyên liệu chuẩn bị, cách chế biến tương và kinh phí đối chính xác, đầy đủ. món ăn, nêu các nguyên liệu, cách chế biến và kinh phí một cách đầy đủ, rõ ràng. Hình thức - Trình bày quá ngắn hoặc quá dài so với thời gian quy định và chưa rõ ràng. - Chưa ra được sản phẩm hoặc sản phẩm chưa được chế biến.

- Thông tin thiếu chính xác.

- Thời gian trình bày tương đối đảm bảo.

- Trình bày tương đối mạch lạc.

- Sản phẩm đã được chế biến.

- Thông tin tương đối chính xác. - Thời gian trình bày đúng quy định - Trình bày mạch lạc, rõ ràng. - Sản phẩm được chế biết đẹp mắt và ngon. - Thông tin chính xác, hợp lí.

( Ghi chú: HS sử dụng Phiếu tự đánh giá trong làm việc trong buổi học) 3. 5. Tổ chức thực nghiệm

3.5.1. Mục đích thực nghiệm

Dựa trên những những phân tích của cơ sở thực tiễn và kế hoạch dạy học trải nghiệm thực tế tại khu vườn trồng trọt, chúng tôi tiến hành triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Trang 94)