Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái. Theo chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái gồm rất nhiều hoạt động. Trong công trình nghiên cứu này không thể đưa rqa nghiên cứu đánh giá toàn diện các hoạt đông mà chỉ tập trung nghiên cứu các hoạt động chính là: lập và quản lý hồ sơ địa chính; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phát triển quỹ đất và đấu giá quyền sử dụng đất.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. - Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2017

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.2.2. Tình hình quản lý, SDĐ trên địa bàn thành phố Yên Bái;

2.2.3. Đánh giá tình hình hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát

triển quỹ đất thành phố Yên Bái;

2.2.4. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều thu thập thông tin, tài liệu

- Điều tra thu thập thông tin, số liệu thứ cấp:

bản pháp lý… liên quan đến hoạt động ĐKĐĐ;

+ Tại Phòng TN&MT Yên Bái: Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và hiện trạng SDĐ của thành phố Yên Bái từ năm 2015 đến năm 2017;

+ Tại Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê thành phố Yên Bái: Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017;

+ Tại Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của đơn vị, các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2015 - 2017 (Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động QSDĐ; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; các hoạt động dịch vụ công về đất đai; kết quả thu chi tài chính...).

- Điều tra thu thập thông tin, số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra được thiết kế sẵn đối với các hộ gia đình, cá nhân về các vấn đề liên quan đến hoạt động ĐKĐĐ trên địa bàn thành phố Yên Bái như mức độ công khai về thủ tục hành chính; mức độ tiếp cận đối với dịch vụ đăng ký, cấp GCN; quy trình, thời gian thực hiện chuyển nhượng QSDĐ; thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ đối với người dân và các khoản chi phí về phí, lệ phí khi làm thủ tục hành chính về đất đai. Số lượng phiếu điều tra là 60 phiếu trên địa bàn các phường Đồng Tâm, Yên Thịnh, Yên Ninh và xã Phúc Lộc.

2.3.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê, tổng hợp xử lý

thông tin, tài liệu, số liệu điều tra thu thập được về phục vụ cho việc nghiên cứu các vấn đề tổng quan của đề tài cũng như thực trạng hoạt động ĐKĐĐ của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái.

2.3.3. Phương pháp minh họa: Minh họa các số liệu sơ cấp, thứ cấp, số

2.3.4. Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích tổng hợp các kết quả

điều tra thu thập thông tin nhằm đánh giá khách quan thực trạng hoạt động ĐKĐĐ của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái, so sánh với kinh nghiệm của các nước để rút ra những nhận định, luận cứ khoa học trong quá trình nghiên cứu.

2.3.5. Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên

cứu trước có liên quan để tham chiếu, so sánh và luận giải các vấn đề trong quá trình nghiên cứu.

2.3.6. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chọn 4 phường xã nghiên cứu điều tra là phường đồng tâm, phường Yên Ninh, phường Yên Thịnh, xã Phúc Lộc. đây là các xã phường tập trung đông dân cư, là những địa phương phát sinh nhiều biến động đất đai.

2.3.7. Phương pháp chuyên gia: Tham vấn, trưng cầu ý kiến các nhà

quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ YÊN BÁI YÊN BÁI

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Yên Bái là đô thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’- 21016’độ vĩ bắc; 104058’08’’-104058’15’’ độ kinh đông.

Phía Bắc giáp xã Cường Thịnh - huyện Trấn Yên

Phía Đông - Đông Bắc giáp xã Đại Đồng - huyện Yên Bình Phía Nam giáp xã Hậu Bổng - huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Phía Tây giáp xã Hưng Khánh và xã Minh Quân - huyện Trấn Yên

Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Yên Bái, được thành lập theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11/01/2002 của Chính phủ và điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thành phố Yên Bái theo Nghị định số 87/2008/NĐ-CP ngày 04/8/2008 của Chính phủ. Hiện nay thành phố Yên Bái có diện tích tự nhiên 10.678,1 ha, dân số 99.830 người với 17 đơn vị hành chính, trong đó có 09 phường và 08 xã.

b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75 - 100 m so với mực nước biển với các dạng địa hình chủ yếu là địa hình bậc thềm phù sa sông Hồng bằng phẳng (có độ cao từ 31 - 35 m so với mực nước biển); địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc; địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước.

Với địa hình đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, song lại rất khó khăn cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.

c. Khí hậu

Các yếu tố khí hậu của thành phố Yên Bái mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, mùa nóng vào các tháng 4, 6 là 330C, mùa lạnh vào tháng 1 là 130C, tối cao tuyệt đối là 370C, tối thấp tuyệt đối là 40C.

d. Thuỷ văn

Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua địa phận thành phố Yên Bái với chiều dài khoảng 10 km, có lưu lượng trung bình: 2.629m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162m3/s, tốc độ chảy

lớn nhất: 3,02m/s, tốc độ chảy nhỏ nhất 0,62m/s. Ngoài ra còn có các suối tự nhiên có lưu vực rộng và đều đổ ra sông Hồng như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh...

e. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: khá phong phú, tập trung vào 5 nhóm đất chính là đất phù sa, đất Glay, đất đen, đất đỏ Feralit và nhóm đất tầng mỏng. Trong đó nhóm đất đỏ Feralit có diện tích lớn nhất 9.456,87 ha, chiếm 88,55% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Phân bố rải rác ở các xã, phường, những khu vực có đồi núi cao, chủ yếu ở xã Minh Bảo, phường Yên Ninh, có khả năng thích hợp với sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Tài nguyên nước: Thành phố Yên Bái có nguồn nước khá dồi dào, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Ngoài sông Hồng lớn nhất có lưu lượng trung bình 2.629 m3/s, còn có nước từ các suối tự nhiên như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh… cùng hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các công trình thuỷ lợi, ao nuôi thuỷ sản khá đa dạng và phong phú như hồ công viên Yên Hoà (10 ha), hồ Hoà Bình (5ha)…, đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, tạo cảnh quan sinh thái, điều hoà phân lũ trong mùa mưa. Ngoài ra nguồn nước ngầm có trữ lượng đáng kể, chất lượng nước tương đối tốt, phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong khu vực là chủ yếu.

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố tính đến năm 2017 là 3.904,0 ha, chiếm 36,56% tổng diện tích tự nhiên, toàn bộ là rừng sản xuất với chủng loại cây lâm nghiệp chủ yếu như Keo, Bạch đàn, tập trung ở xã ngoại thành. Động vật rừng nghèo với sự xuất hiện trở lại của các loài như cầy, cáo, gà rừng và một số loại chim. Ngoài việc phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp, rừng của thành phố còn có giá trị lớn về cảnh quan sinh thái để phát triển du lịch.

khoáng sản chính như cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspát trữ lượng 129.000 tấn, tập trung tại xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc, trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngoài ra còn có cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven sông Hồng thuộc phường Hồng Hà.

d. Cảnh quan môi trường

Thành phố Yên Bái có cảnh quan đặc trưng của một thành phố miền núi, môi trường ít bị ô nhiễm, hệ sinh thái cơ bản được giữ gìn và củng cố, tỷ lệ tàn che trên địa bàn đạt 52% (gồm tàn che của đất có rừng và đất cây lâu năm), công tác vệ sinh môi trường được chú trọng. Việc di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung đã và đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên việc ô nhiễm môi trường của khói bụi, nguồn nước thải của các bệnh viện, của các hộ chăn nuôi cũng như các công trình vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh được xả thẳng vào nguồn nước đã và đang là vấn đề cần nghiên cứu và khắc phục.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Thực trạng phát triển kinh tế

Những năm qua, thành phố Yên Bái đã khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thuận lợi, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn. Kinh tế khu vực ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng cao, kể cả về qui mô và chất lượng. Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 đạt trên 2.084,1666 tỷ đồng. Trong đó:

* Về công nghiệp:

Công nghiệp của thành phố luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, giá trị sản xuất năm 2017 đạt trên 1.042,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% trong cơ cấu kinh tế.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp, trong đó sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Sản xuất công nghiệp tập trung vào các ngành có lợi thế như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sứ cách điện, chế biến nông lâm sản…, hiện nay đang từng bước phát triển các ngành lắp ráp sản phẩm điện tử, xe máy, cơ khí chính xác và tự động hoá…

* Về thương mại, dịch vụ

Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố đang phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt tại một số phường Hồng Hà, Minh Tân, Yên Ninh. Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt 48% năm 2017 với tổng giá trị là 1.000,4 tỷ đồng, trong đó tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ thương mại, xuất khẩu, du lịch, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân… Đồng thời mạng lưới chợ tại 9 phường và 8 xã được sắp xếp củng cố, đưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả, thu hút được nhiểu tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá, tạo việc làm, ổn định thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ.

* Về nông nghiệp

Trong những năm qua, thành phố tập trung hỗ trợ cho chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả theo hướng bền vững. Giá trị sản xuất năm 2017 đạt 41,68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% trong cơ cấu kinh tế. Đến nay đã hình thành một số trang trại có diện tích lớn như ở các xã Minh Bảo, phường Hợp Minh, xã Văn Tiến, xã Văn Phú. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp và đô thị cũng làm cho

diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó ngành nông nghiệp được quy hoạch theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái đảm bảo phát triển bền vững.

b. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

- Đường sắt: Tuyến đường sắt qua thành phố hiện đang trở thành tuyến vận tải hàng hoá, hành khách khá tấp nập nối Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai với bình quân 17-18 đôi tầu ngày/đêm xuôi ngược (trong đó có 7 đôi tàu khách), ga Yên Bái đã được đầu tư xây dựng mới đáp ứng tốt nhu cầu đưa đón khách.

- Đường bộ: Hệ thống giao thông trong thành phố bao gồm 106 km, trong đó có 40 km đạt tiêu chuẩn đường đô thị Việt Nam. Trên địa bàn đã đầu tư xây dựng tuyến đường thành phố Yên Bái đi Văn Tiến, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Âu Cơ, xây dựng mới cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm; kiên cố hoá được 28 km đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, về hệ thống đường đối ngoại có quốc lộ 70, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 37, 32C đi qua thành phố, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên chất lượng mặt đường cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển. - Đường thuỷ: Hiện tuyến đường thuỷ sông Hồng nối thành phố Yên Bái với Lào Cai và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng chưa được đầu tư khai thác tương xứng, các cảng sông cũ chưa được đầu tư xây dựng, do nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ chưa thực sự là nhu cầu cấp thiết.

* Thuỷ lợi:

- Cấp nước: Thành phố hiện đang sử dụng nước bằng nguồn nước hồ Thác Bà với công suất đạt 11.500 m3/ngày đêm, bình quân mức sử dụng nước đạt 1.20l m3/ngày đêm.

- Thoát nước: Hệ thống thoát nước thải, nước mặt của thành phố với chiều dài 210 km, trong đó 90 km rãnh xây, 120 km rãnh hở, các suối thoát

nước chính như Khe Dài, Ngòi Yên, Ngòi Xẻ, Yên Thịnh...

- Đê điều: Thành phố đã xây dựng được hệ thống đê phòng chống ngập lụt do lũ sông Hồng thuộc xã Nam Cường, Tuy Lộc và phường Nguyễn Phúc.

- Hồ chứa nước: Thành phố có hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các công trình thuỷ lợi, ao thả thuỷ sản với tổng diện tích 90,55 ha.

- Kênh mương: Hầu hết đã được kiên cố hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)