Xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng ĐKĐĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 112)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4. xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng ĐKĐĐ

ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐKĐĐ VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ YÊN BÁI

Trên cơ sở những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân, có thể đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái như sau:

3.4.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động

Khẩn trương xây dựng, trình UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt, quyết định thành lập Văn phòng ĐKĐĐ để đi vào hoạt động theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015 của Bộ TN&MT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ trực thuộc Sở TN&MT.

của Văn phòng ĐKĐĐ theo đúng cơ chế đơn vị sự nghiệp bán tự chủ, trên cơ sở cân đối giữa khả năng tự chủ tài chính từ các nguồn thu phí, lệ phí, dịch vụ được giữ lại sử dụng của từng đơn vị và nguồn kinh phí phải được bố trí từ ngân sách cho biên chế sự nghiệp không có thu; kinh phí thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng và mua sắm, sửa chữa thiết bị, tài sản.

Trên cơ sở điều kiện thực tế của Yên Bái, cần nghiên cứu, rà soát, sửa đổi bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về các khoản thu, mức thu phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính và cung cấp thông tin đất đai; đồng thời sửa đổi quy định về sử dụng các nguồn thu để bảo đảm kinh phí cho việc kiện toàn và hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ, trong đó, cần quy định cụ thể hơn việc Nhà nước giao, đặt hàng đơn vị sự nghiệp (nhất là đối với Văn phòng ĐKĐĐ) thực hiện nhiệm vụ (gồm quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với các nhiệm vụ sự nghiệp; loại nhiệm vụ sự nghiệp phải đặt hàng; cơ chế đặt hàng). Nhà nước thực hiện bù đắp các khoản thu cho Văn phòng ĐKĐĐ khi thực hiện miễn, giảm các khoản thu từ phí, lệ phí cho người SDĐ; các nhiệm vụ phải thực hiện nhưng không có khoản thu do có yêu cầu từ các cơ quan quản lý nhà nước, tòa án...

Tăng nguồn thu tài chính từ hoạt động dịch vụ để Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái hiện nay cũng như sau khi thành lập Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Yên Bái, Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ thành phố Yên Bái tự đảm bảo chi phí hoạt động theo hướng lâu dài và bền vững, giảm bớt phụ thuộc vào kinh phí Nhà nước cấp.

Ngoài ra cần thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan hiện nay cũng như sau khi thành lập Văn phòng ĐKĐĐ, nhất là đối với cơ quan Thuế, hệ thống công chứng cũng như UBND các xã, phường.

3.4.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức Văn phòng ĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Trước thực trạng một số cán bộ còn hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế, do đó giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái hiện nay cũng như Văn phòng ĐKĐĐ (trong đó có Chi nhánh tại thành phố Yên Bái) sau khi thành lập là rất quan trọng nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao.

Trình độ của các cán bộ quyết định đến hiệu quả công việc của Văn phòng ĐKĐĐ. Các cán bộ cần có chuyên môn sâu, vững để giải quyết một cách nhanh nhất và đúng nhất. Do đó cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại Văn phòng ĐKĐĐ, đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ của các chi nhánh Văn phòng về chuyên môn, nghiệp vụ như phần mềm MICRO (sử dụng quản lý bản đồ địa chính, thực hiện công tác trích đo, trích lục thửa đất, công tác cập nhật chỉnh lý...), phần mềm VILIS được sử dụng in GCN..., nâng cao trình độ về công nghệ thông tin để phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tạo nên kỹ năng làm việc cho các cán bộ đạt hiệu quả cao.

Tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân cho đội ngũ cán bộ thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, động viên tư tưởng, tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực thi công vụ. Việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh

trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể, vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã.

3.4.3. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ

Trước hết cần ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương cho thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng năm về đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, xây dựng cơ sở DLĐĐ trên toàn địa bàn Thành phố.

Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn rà soát theo từng tờ bản đồ địa chính, trong đó xác định cụ thể có bao nhiêu thửa đất đã biến động, những tờ bản đồ nào đã chỉnh lý biến động, những thửa đất thửa đất, tờ bản đồ nào chưa chỉnh lý biến động và đánh giá phần trăm (%) số thửa đất biến động trong tờ bản đồ so với tổng số thửa đất có trong tờ bản đồ; rà soát số lượng, chất lượng các loại sổ trong HSĐC như: sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động đất đai. Trên kết quả đã rà soát, xây dựng kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án đo vẽ, chỉnh lý biến động HSĐC.

Thực hiện kịp thời việc cung cấp hồ sơ, biên bản kiểm tra hiện trạng, trích đo thửa đất để đẩy nhanh công tác kê khai đăng ký cấp GCN lần đầu, cấp mới. Sau khi làm thủ tục cấp GCN trả kết quả cho người dân theo đúng phiếu hẹn trả kết quả phải gửi thông báo về UBND xã, phường để các cán bộ quản lý và cập nhật sổ sách.

Đối với những địa bàn HSĐC chưa có bản đồ số hóa, cần khắc phục bằng biện pháp tăng cường công tác cấp đổi GCN hàng loạt sang bản đồ địa chính nhằm thống nhất dữ liệu bản đồ, tránh sai sót khi thực hiện các giao dịch sau này như công tác đăng ký biến động, giao dịch bảo đảm.

Phối hợp tốt với các cơ quan, bộ phận có liên quan khi thực hiện các dự án thu hồi đất của người dân trên địa bàn Thành phố để tiến hành chỉnh lý kịp thời GCN của người dân nơi thu hồi đất; trong trường hợp không chỉnh lý được thì thực hiện cấp đổi bìa mới theo bản đồ địa chính cho người dân phục

vụ cho công tác quản lý sau này.

Tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở DLĐĐ, đảm bảo công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai được đồng bộ hóa, hiện đại hóa. Nhanh chóng hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm VILIS để xây dựng cơ sở DLĐĐ trên địa bàn toàn Thành phố nói riêng và toàn tỉnh Yên Bái nói chung.

Với mô hình tổ chức mới, Văn phòng ĐKĐĐ (tỉnh và các chi nhánh) phải có trách nhiệm thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động HSĐC thường xuyên và cung cấp bảo sao HSĐC (dạng số và dạng giấy) cho UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ TN&MT.

Công tác cập nhật chỉnh lý, hoàn thiện HSĐC cần được phân cấp rõ ràng giữa Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Yên Bái và các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ thành phố Yên Bái. Văn phòng ĐKĐĐ cập nhật các tổ chức, các chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ cập nhật chỉnh lý hộ gia đình, cá nhân, tuy nhiên cần thống nhất dùng chung trên một nền bản đồ địa chính và các loại sổ sách hiện có. Đồng thời đối với những xã, phường mà sổ sách, hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có những sổ sách bị thất lạc, cần tiến hành lập sổ mới tránh quản lý bị gián đoạn lâu. Thực hiện quản lý tốt hồ sơ dạng giấy hiện đang sử dụng và tiến hành thành lập HSĐC dạng số theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về HSĐC.

3.4.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Để thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan đến hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái hiện nay cũng như sau khi thành lập Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Yên Bái có chi nhánh tại thành phố Yên Bái, một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Trước thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế như hiện nay, trước hết cần đầu tư cơ sở, trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện, phương tiện tối thiểu bao gồm: phòng làm việc để đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ; phòng (kho) lưu trữ hồ sơ để đảm bảo cho công tác lưu trữ và khai thác tài liệu; mua thêm máy móc trang thiết bị kỹ thuật như máy đo điện tử, máy tính, máy in A3, máy scan, phầm mềm về bản đồ để phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai, cấp GCN và đăng ký biến động, hoàn thiện HSĐC; cũng như các thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai; xây dựng các công cụ phần mềm hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai.

Việc đầu tư trang thiết bị, máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính cần phải được xem xét, tính toán để đảm bảo tính năng nâng cấp, cập nhật thường xuyên, đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở DLĐĐ, bảo đảm cho mô hình Văn phòng ĐKĐĐ hoạt động có hiệu quả theo mô hình dịch vụ công điện tử; đồng thời đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin cho Văn phòng ĐKĐĐ để có thể trao đổi thông tin với cơ quan thuế theo hình thức điện tử khi xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người SDĐ...

3.4.5. Các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp nêu trên cũng cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số giải pháp khác như:

- Tiếp tục lồng ghép các thủ tục hành chính có liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính để sớm giải quyết yêu cầu của người SDĐ đúng hoặc trước hạn trả kết quả theo quy định, tránh gây phiền hà cho người dân, trong đó Bộ phận “một cửa” tiếp nhận hồ sơ phải tăng cường hướng dẫn, cung cấp

các mẫu đơn, tờ khai xác định nghĩa vụ tài chính cho người SDĐ ghi đầy đủ các thông tin trong đơn và tờ khai để việc thẩm tra hồ sơ, xác định được nghĩa vụ tài chính được thuận lợi, tránh cho người SDĐ phải đi lại nhiều lần.

- Đẩy mạnh, đổi mới phương thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai để nâng cao nhận thức của người dân nói chung cũng như các quy định về thủ tục hành chính, ĐKĐĐ cho người SDĐ nói riêng.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức ĐKĐĐ để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cán bộ thực thi công vụ cũng như tìm ra giải pháp khắc phục những tồn tại, mâu thuẫn trong quá trình thực thi hệ thống pháp luật đất đai.

- Nghiên cứu, tiếp tục đề xuất các chính sách về thuế, lệ phí trong hoạt động tài chính đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Yên Bái nói chung và trên địa bàn thành phố Yên Bái nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

(1) Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Yên Bái với tổng diện tích tự nhiên là 10.678,1 ha, dân số 99.830 người, là địa bàn có tốc độ đô thị hoá nhanh, giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 đạt trên 2.084 tỷ đồng.

(2) Công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ đai và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái nói riêng mặc dù còn nhiều khó khăn, song đã đạt được những kết quả nhất định, dần đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn đi vào nề nếp, trong đó việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai có nhiều tiến triển. Công tác lập và quản lý HSĐC thực hiện khá tốt. Đến hết năm 2017, công tác cấp GCN đất nông nghiệp đạt 93,59% về số hộ đăng ký với diện tích đạt 55,0%, còn lại 45% là diện tích chưa đủ điều kiện; đất lâm nghiệp tỷ lệ tương ứng là 87,49%, 77,95% và 42,36%; đất ở đô thị tương ứng là 94,85%, 74,59% và 18,82%; đất ở nông thôn tương ứng là 94,21%, 94% và 2,54%. Từ năm 2015 - 2017 đã thực hiện 6.187 hồ sơ chuyển nhượng trên cơ sở quy trình 7 bước, thời gian thực hiện 10 ngày. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phát triển quỹ đất và đấu giá QSDĐ được thực hiện theo đúng quy định của Luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

(3) Đa số người dân đều đánh giá hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố đã có nhiều tiến bộ, cải thiện rõ ràng với tỷ lệ ý kiến cho rằng thủ tục hành chính được công khai đạt 85%, mức độ tiếp cận dịch vụ cấp GCN là 87%, tiến độ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 70% và 90% hài lòng về thái độ, mức độ hướng dẫn cho người dân của cán bộ, 92% ý kiến cho rằng không phải đóng các khoản lệ phí ngoài quy định. Tuy nhiên vẫn

còn một tỷ lệ nhất định người dân chưa hài lòng đối với các nội dung nêu trên, điều này đòi hỏi cần sớm được khắc phục trong thời gian tới.

(4) Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ và Phát triển quỹ đất thành phố Yên Bái cần sớm thành lập Văn phòng ĐKĐĐ có chi nhánh tại thành phố Yên Bái theo đúng quy định của pháp luật đất đai 2013, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp bán tự chủ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; hoàn thiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ về đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký, cấp GCN, xây dựng cơ sở DLĐĐ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra cũng như cần có các chính sách thuế, lệ phí về đất đai cho phù hợp.

2. KIẾN NGHỊ

- Đề tài nghiên cứu trong bối cảnh tỉnh Yên Bái chưa thành lập Văn phòng ĐKĐĐ cũng như việc sáp nhập 2 đơn vị (gồm Văn phòng ĐKĐĐ và Tổ chức Phát triển quỹ đất) trên địa bàn Thành phố nên không đủ điều kiện để đánh giá đầy đủ tất cả các hoạt động của Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo toàn diện hơn.

- Đề tài chỉ nghiên cứu điểm trên 4 đơn vị hành chính là phường Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 112)