Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 66)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Yên Bái

3.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai nên công tác này không ngừng được củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức từ thành phố đến các xã, phường, làm cho vấn đề quản lý đất đai dần dần hoàn thiện và đi

vào nề nếp.

a. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, UBND thành phố Yên Bái đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến đưa pháp luật đất đai đi vào cuộc sống; tổ chức thực hiện các văn bản do UBND tỉnh Yên Bái ban hành như Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của quy định bảng giá đất; Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 05/10/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai…; góp phần đưa cơng tác quản lý đất đai vào nề nếp, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch đề ra.

b. Công tác khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ; điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Nhìn chung, cơng tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng SDĐ được triển khai tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành, đúng quy định của Luật đất đai. Công tác đo đạc bản đồ, lập HSĐC ở các xã về cơ bản đã hoàn thành nhưng việc cập nhật, chỉnh lý biến động, đo đạc bổ sung chưa kịp thời nên việc quản lý và SDĐ chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, hoạt động điều tra đánh giá tài nguyên; điều tra xây dựng giá đất cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.

c. Công tác lập quy hoạch SDĐ, kế hoạch SDĐ

Việc lập kế hoạch SDĐ đã đi dần vào nề nếp, hàng năm các xã đều lập kế hoạch SDĐ trình UBND thành phố phê duyệt, làm cơ sở để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Kết quả về cơ bản các chỉ tiêu SDĐ được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch đã được thực hiện. Tính đến hết năm 2015, trên địa

bàn toàn thành phố đã lập xong quy hoạch SDĐ cho 17 xã, phường và quy hoạch SDĐ của Thành phố giai đoạn 2011 - 2020, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ

UBND thành phố đã tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ để nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên khó khăn tồn tại lớn nhất là việc bồi thường GPMB và việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường do các văn bản quy phạm pháp luật còn có sự chồng chéo, nhiều thủ tục, quy định được đặt ra. Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân SDĐ trái pháp luật và giải tỏa thực hiện cơng trình được tiến hành thường xuyên, song vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do định giá đất còn thấp so với thực tế.

đ. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Trên địa bàn thành phố Yên Bái trong năm 2017 đã tổ chức thực hiện công tác GPMB 25 công trình, trong đó có 7 cơng trình về cơ bản đã hoàn thành xong cơng tác GPMB, các cơng trình khác đang tiếp tục thực hiện. Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, GPMB cơ bản đúng theo trình tự, thủ tục, các quy định hiện hành, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm hơn so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do giá bồi thường, hỗ trợ còn chưa phù hợp với giá thị trường; hộ gia đình phải di chuyển để bàn giao mặt bằng song chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hỗ trợ di chuyển tài sản, thuê nhà ở tạm trong thời gian tạo lập chỗ ở mới; mặt bằng, giá đất tái định cư…

e. Việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

dung yêu cầu UBND các phường xã tiến hành ĐKĐĐ bắt buộc đối với người SDĐ và người được giao đất trên địa bàn, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Các trường hợp kê khai đăng ký đều được ghi vào sổ địa chính, nếu khơng được cấp GCN thì được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý. Nhìn chung cơng tác cấp GCNQSDĐ đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên do có sự thay đổi liên tục về các văn bản pháp luật nên việc triển khai cơng tác cấp GCN vẫn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc.

f. Việc quản lý tài chính về đất đai, giá đất

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được thành phố căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của thành phố để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố hàng năm ban hành, tổ chức đấu giá QSDĐ.

g. Về xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở DLĐĐ

Thành phố đang từng bước xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở DLĐĐ, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin đất đai tổng thể và thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu và phục vụ các dịch vụ công trực tuyến.

h. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê, thống kê đất đai của thành phố đến nay được tổ chức thực hiện thường xuyên theo đúng quy định đã đề ra. Công tác thống kê đất đai hàng năm của thành phố Yên Bái đã được thực hiện ở cả 2 cấp theo đúng quy định của ngành. Chất lượng thống kê đất đai từng bước được nâng cao, kết quả công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố.

i. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ

Công tác quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền SDĐ... được quan tâm, góp phần bảo đảm quyền lợi cho người SDĐ và nguồn thu ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người SDĐ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thơng qua việc cho th, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra vẫn cịn phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích SDĐ nhưng khơng đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý SDĐ đai rất khó khăn.

k. Cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn thành phố được quan tâm và thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức đã ngăn chặn và xử lý các hành vi SDĐ khơng đúng mục đích. Các vi phạm thường là thực hiện không đúng quy hoạch, giao đất trái thẩm quyền, SDĐ sai mục đích, cho thuê lại, chuyển QSDĐ trái pháp luật, lấn chiếm, bỏ hoang đất trong thời gian dài. Kết quả thực hiện đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người SDĐ, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

l. Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Đây là việc làm thường xuyên của UBND thành phố Yên Bái. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai thực hiện thông qua các kênh thơng tin của đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh thành phố Yên Bái, các buổi sinh hoạt Đảng, Đoàn tại các khu dân cư nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về chính sách pháp luật của nhàn nước về đất đai cũng như quyền và nghĩa vụ của người SDĐ.

n. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và SDĐ đai

Trong những năm qua thành phố Yên Bái đã thường xuyên duy trì tiếp dân, tiếp nhận các đơn thư về khiếu nại, tố cáo, liên quan đến quản lý và SDĐ đai, tranh chấp đất đai theo đúng pháp luật. Phối hợp với các ngành giải quyết các vụ tranh chấp đất đai theo địa giới hành chính. Từ năm 2009 tới nay đã tiếp nhận 500 đơn và đã giải quyết theo quy định với phương châm lấy việc hồ giải là chính, phát huy vai trị của mặt trận tổ quốc, các đồn thể quần chúng và UBND các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai, góp phần làm cho khiếu kiện tràn lan khơng xảy ra, nhiều vụ được giải quyết xong ngay từ cơ sở phường, xã.

m. Việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Trước đây việc thực hiện đăng ký SDĐ, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, SDĐ chưa theo kịp diễn biến SDĐ đai thực tế. Hiện tượng tùy tiện chuyển mục đích SDĐ, chuyển QSDĐ vẫn cịn diễn ra. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi thành phố triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về đất đai.

3.2.2. Hiện trạng và biến động SDĐ của thành phố Yên Bái

a. Hiện trạng SDĐ năm 2017

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 10.678,10 ha, phân bổ ở 17 đơn vị hành chính, trong đó có 09 phường và 08 xã. Trong đó, đất nơng nghiệp có 7.149,1 ha, chiếm 66,95%; đất phi nơng nghiệp với diện tích 3.452,9 ha, chiếm 32,34%; cịn lại đất chưa sử dụng có diện tích 76,1 ha, chiếm 0,71% tổng diện tích đất tự nhiên.

0.71

32.34

66.95 Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu 3.1: Biểu đồ hiện trạng SDĐ thành phố Yên Bái năm 2017

Hiện trạng SDĐ của thành phố Yên Bái được thể hiện ở Bảng 3.1 (chi tiết tại Phụ lục 1):

Bảng 3.1. Hiện trạng SDĐ năm 2017 thành phố Yên Bái

Đơn vị:ha STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 10.678,1 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 7.149,1 66,95

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.020,5 42,25

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.904,0 54,61

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 220,5 3,08

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 4,0 0,06

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.452,9 32,34

2.1 Đất ở OTC 681,0 19,72

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.888,6 54,70

2.3 Đấtcơ sở tơn giáo, tín ngưỡng TON 3,1 0,09

2.4 Đấtcơ sở tín ngưỡng TIN 5,7 0,17

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 45,6 1,32

2.6 Đất sơng ngịi, kênh rạch, suối SON 598,8 17,34

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 224,8 6,51

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,4 0,16

3 Đất chưa sử dụng CSD 76,1 0,71

- Trong nhóm đất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 3.904,0 ha, chiếm 54,61%, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của thành phố thuộc tỉnh miền núi; việc diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tới 66,83% (2.018,7 ha) trong tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp đã phần nào phản ánh thế mạnh trong cơ cấu cây trồng cũng như điều kiện đất đai của Thành phố (do địa hình, đất đai ít thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm).

- Trong nhóm đất phi nông nghiệp, đất chun dùng có diện tích lớn nhất với 1888,6 ha, chiếm 54,70%, trong đó chủ yếu là đất có mục đích cơng cộng với 749,9 ha (chiếm 39,71% tổng diện tích đất chuyên dùng), tiếp đến là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 473,1 ha (chiếm 25,05 tổng diện tích đất chuyên dùng), qua đó cho thấy mức độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng kinh tế trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra, với 598,8 ha đất sơng ngịi, kênh rạch, suối, chiếm 17,34% trong tổng diện tích đất phi nơng nghiệp cũng phản ánh điều kiện địa hình bị ảnh hưởng bởi sự chia cắt của hệ thống thủy văn, hạn chế đến đầu tư phát triển của Thành phố.

- Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố hiện còn 76,10 ha đất chưa sử dụng (bao gồm 43,5 ha đất bằng và 32,6 ha đất đồi núi chưa sử dụng), mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ (0,71%) trong tổng diện tích đất tự nhiên, song cũng cần có kế hoạch đưa vào sử dụng trong thời gian tới để tránh lãng phí.

b. Biến động SDĐ năm 2016 - 2017 trên địa bàn thành phố Yên Bái

Qua so sánh số liệu thống kê đất đai năm 2017 với năm 2016 cho thấy biến động SDĐ trên địa bàn thành phố Yên Bái được thể hiện qua Bảng 3.2 (chi tiết tại Phụ lục 2):

Bảng 3.2. Biến động SDĐ năm 2016 – 2017 trên địa bàn thành phố Yên Bái Đơn vị:ha Thứ tự MỤC ĐÍCH SDĐ Diện tích năm 2016 Diện tích năm 2017 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 10678,10 10678,10 0 1 Đất nông nghiệp NNP 7180,80 7149,10 -31,7

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3042,80 3020,50 -22,3

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3913,70 3904,00 -9,7

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 224,30 220,50 -3,8

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 4,0 4

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3420,20 3452,90 32,7

2.1 Đất ở OTC 662,60 681,00 18,4

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1872,60 1888,60 16

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 3,30 3,10 -0,2

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,40 5,70 0,3

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễNHT

NTD 45,60 45,60 0

2.6 Đất sơng ngịi, kênh rạch, suối SON 598,80 598,80 0

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùn, g MNC 226,50 224,80 -1,7

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 5,40 5,40 0

3 Đất chưa sử dụng CSD 77,10 76,10 -1

(Nguồn: Phòng TN&MT thành phố Yên Bái, 2017)

Từ số liệu trong Bảng 3.2. cho thấy:

- Diện tích đất nơng nghiệp năm 2017 giảm 31,7 ha so với năm 2016, trong đó giảm hầu hết ở tất cả các loại đất, nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp (22,3 ha), tiếp đến là đất lâm nghiệp (9,7 ha). Ngoài việc chuyển đổi

cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất nơng nghiệp thì diện tích đất nơng nghiệp giảm là do được chuyển sang đáp ứng cho các mục đích phi nơng nghiệp.

- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2017 tăng 32,7 ha so với năm 2016, được lấy từ đất nông nghiệp (31,7 ha) và đất chưa sử dụng (1,0 ha). Trong đó tăng nhiều nhất là đất ở với diện tích 18,4 ha, tiếp đến là đất có mục đích cơng cộng với diện tích 18,2 ha. Điều này hồn toàn phù hợp với xu thế đơ thị hóa khi nhu cầu về chỗ ở của người dân tăng lên cũng như việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu đời sống người dân.

- Diện tích đất chưa sử dụng năm 2017 giảm 1,0 ha do chuyển sang đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển các cơng trình phi nơng nghiệp là hồn tồn phù hợp.

3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Yên Bái thành phố Yên Bái

a. Những mặt được:

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhìn chung trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt. Đã tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, SDĐ theo pháp luật đất đai năm 2013; hồn thành cơng tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 66)