Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 58)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Yên Bái

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố n Bái là đơ thị miền núi phía bắc, giữ vị trí cửa ngõ đi vào khu Tây Bắc của tỉnh Yên Bái và của cả nước, có toạ độ địa lý 21040’- 21016’độ vĩ bắc; 104058’08’’-104058’15’’ độ kinh đơng.

Phía Bắc giáp xã Cường Thịnh - huyện Trấn n

Phía Đơng - Đơng Bắc giáp xã Đại Đồng - huyện n Bình Phía Nam giáp xã Hậu Bổng - huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Phía Tây giáp xã Hưng Khánh và xã Minh Quân - huyện Trấn Yên

Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Yên Bái, được thành lập theo Nghị định số 05/2002/NĐ-CP ngày 11/01/2002 của Chính phủ và điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thành phố Yên Bái theo Nghị định số 87/2008/NĐ-CP ngày 04/8/2008 của Chính phủ. Hiện nay thành phố n Bái có diện tích tự nhiên 10.678,1 ha, dân số 99.830 người với 17 đơn vị hành chính, trong đó có 09 phường và 08 xã.

b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Yên Bái có độ cao trung bình từ 75 - 100 m so với mực nước biển với các dạng địa hình chủ yếu là địa hình bậc thềm phù sa sơng Hồng bằng phẳng (có độ cao từ 31 - 35 m so với mực nước biển); địa hình vùng đồi bát úp đỉnh bằng, sườn dốc; địa hình vùng thung lũng xen giữa đất đồi là các dải đất bằng và ruộng lúa nước.

Với địa hình đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng sản xuất kết hợp bảo vệ mơi trường, song lại rất khó khăn cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, vì vậy các khu dân cư, các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật của thành phố chủ yếu được bố trí tập trung dọc theo các tuyến đường, được quy hoạch, thiết kế tương đối phù hợp với địa hình tự nhiên, đây cũng là nét đặc trưng riêng của thành phố Yên Bái.

c. Khí hậu

Các yếu tố khí hậu của thành phố Yên Bái mang đặc trưng khí hậu chuyển tiếp của miền Tây Bắc và Việt Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, mùa nóng vào các tháng 4, 6 là 330C, mùa lạnh vào tháng 1 là 130C, tối cao tuyệt đối là 370C, tối thấp tuyệt đối là 40C.

d. Thuỷ văn

Sông Hồng là con sông lớn nhất chảy qua địa phận thành phố Yên Bái với chiều dài khoảng 10 km, có lưu lượng trung bình: 2.629m3/s, lưu lượng lớn nhất: 5.298m3/s, lưu lượng nhỏ nhất vào mùa kiệt: 162m3/s, tốc độ chảy

lớn nhất: 3,02m/s, tốc độ chảy nhỏ nhất 0,62m/s. Ngồi ra cịn có các suối tự nhiên có lưu vực rộng và đều đổ ra sơng Hồng như suối Ngịi n, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh, suối xã Tân Thịnh...

e. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: khá phong phú, tập trung vào 5 nhóm đất chính là đất

phù sa, đất Glay, đất đen, đất đỏ Feralit và nhóm đất tầng mỏng. Trong đó nhóm đất đỏ Feralit có diện tích lớn nhất 9.456,87 ha, chiếm 88,55% tổng diện tích tự nhiên tồn thành phố. Phân bố rải rác ở các xã, phường, những khu vực có đồi núi cao, chủ yếu ở xã Minh Bảo, phường n Ninh, có khả năng thích hợp với sản xuất nơng - lâm nghiệp.

- Tài nguyên nước: Thành phố Yên Bái có nguồn nước khá dồi dào,

bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Ngồi sơng Hồng lớn nhất có lưu lượng trung bình 2.629 m3/s, cịn có nước từ các suối tự nhiên như suối Ngòi Yên, suối Khe Dài, suối Yên Thịnh… cùng hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các cơng trình thuỷ lợi, ao ni thuỷ sản khá đa dạng và phong phú như hồ cơng viên n Hồ (10 ha), hồ Hồ Bình (5ha)…, đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, tạo cảnh quan sinh thái, điều hoà phân lũ trong mùa mưa. Ngoài ra nguồn nước ngầm có trữ lượng đáng kể, chất lượng nước tương đối tốt, phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong khu vực là chủ yếu.

- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố tính

đến năm 2017 là 3.904,0 ha, chiếm 36,56% tổng diện tích tự nhiên, tồn bộ là rừng sản xuất với chủng loại cây lâm nghiệp chủ yếu như Keo, Bạch đàn, tập trung ở xã ngoại thành. Động vật rừng nghèo với sự xuất hiện trở lại của các loài như cầy, cáo, gà rừng và một số loại chim. Ngoài việc phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp, rừng của thành phố cịn có giá trị lớn về cảnh quan sinh thái để phát triển du lịch.

khoáng sản chính như cao lanh, trữ lượng 159.575 tấn; fenspát trữ lượng 129.000 tấn, tập trung tại xã Minh Bảo; mỏ đất sét tại phường Nguyễn Phúc, xã Tuy Lộc, trữ lượng khoảng 500.000m3 hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho cơng nghiệp chế biến khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố; ngồi ra cịn có cát đen với trữ lượng khoảng 70.000m3 tại ven sông Hồng thuộc phường Hồng Hà.

d. Cảnh quan môi trường

Thành phố Yên Bái có cảnh quan đặc trưng của một thành phố miền núi, mơi trường ít bị ơ nhiễm, hệ sinh thái cơ bản được giữ gìn và củng cố, tỷ lệ tàn che trên địa bàn đạt 52% (gồm tàn che của đất có rừng và đất cây lâu năm), công tác vệ sinh môi trường được chú trọng. Việc di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào các khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung đã và đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên việc ô nhiễm môi trường của khói bụi, nguồn nước thải của các bệnh viện, của các hộ chăn nuôi cũng như các cơng trình vệ sinh chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh được xả thẳng vào nguồn nước đã và đang là vấn đề cần nghiên cứu và khắc phục.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Thực trạng phát triển kinh tế

Những năm qua, thành phố Yên Bái đã khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thuận lợi, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn. Kinh tế khu vực ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng cao, kể cả về qui mô và chất lượng. Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 đạt trên 2.084,1666 tỷ đồng. Trong đó:

* Về cơng nghiệp:

Cơng nghiệp của thành phố luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, giá trị sản xuất năm 2017 đạt trên 1.042,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% trong cơ cấu kinh tế.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp, trong đó sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Sản xuất công nghiệp tập trung vào các ngành có lợi thế như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sứ cách điện, chế biến nông lâm sản…, hiện nay đang từng bước phát triển các ngành lắp ráp sản phẩm điện tử, xe máy, cơ khí chính xác và tự động hoá…

* Về thương mại, dịch vụ

Cùng với q trình đơ thị hố đang diễn ra nhanh chóng, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố đang phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt tại một số phường Hồng Hà, Minh Tân, Yên Ninh. Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây và đạt 48% năm 2017 với tổng giá trị là 1.000,4 tỷ đồng, trong đó tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ thương mại, xuất khẩu, du lịch, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thơng, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân… Đồng thời mạng lưới chợ tại 9 phường và 8 xã được sắp xếp củng cố, đưa vào quản lý sử dụng có hiệu quả, thu hút được nhiểu tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, thúc đẩy lưu chuyển hàng hố, tạo việc làm, ổn định thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ.

* Về nông nghiệp

Trong những năm qua, thành phố tập trung hỗ trợ cho chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả theo hướng bền vững. Giá trị sản xuất năm 2017 đạt 41,68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2% trong cơ cấu kinh tế. Đến nay đã hình thành một số trang trại có diện tích lớn như ở các xã Minh Bảo, phường Hợp Minh, xã Văn Tiến, xã Văn Phú. Tuy nhiên, q trình cơng nghiệp và đơ thị cũng làm cho

diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó ngành nơng nghiệp được quy hoạch theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái đảm bảo phát triển bền vững.

b. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

- Đường sắt: Tuyến đường sắt qua thành phố hiện đang trở thành tuyến vận tải hàng hoá, hành khách khá tấp nập nối Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai với bình qn 17-18 đơi tầu ngày/đêm xi ngược (trong đó có 7 đơi tàu khách), ga Yên Bái đã được đầu tư xây dựng mới đáp ứng tốt nhu cầu đưa đón khách.

- Đường bộ: Hệ thống giao thông trong thành phố bao gồm 106 km, trong đó có 40 km đạt tiêu chuẩn đường đơ thị Việt Nam. Trên địa bàn đã đầu tư xây dựng tuyến đường thành phố Yên Bái đi Văn Tiến, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Âu Cơ, xây dựng mới cầu Tuần Quán, cầu Bách Lẫm; kiên cố hoá được 28 km đường giao thơng nơng thơn. Bên cạnh đó, về hệ thống đường đối ngoại có quốc lộ 70, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 37, 32C đi qua thành phố, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên chất lượng mặt đường cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển. - Đường thuỷ: Hiện tuyến đường thuỷ sông Hồng nối thành phố Yên Bái với Lào Cai và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng chưa được đầu tư khai thác tương xứng, các cảng sông cũ chưa được đầu tư xây dựng, do nhu cầu vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ chưa thực sự là nhu cầu cấp thiết.

* Thuỷ lợi:

- Cấp nước: Thành phố hiện đang sử dụng nước bằng nguồn nước hồ Thác Bà với cơng suất đạt 11.500 m3/ngày đêm, bình qn mức sử dụng nước đạt 1.20l m3/ngày đêm.

- Thoát nước: Hệ thống thoát nước thải, nước mặt của thành phố với chiều dài 210 km, trong đó 90 km rãnh xây, 120 km rãnh hở, các suối thốt

nước chính như Khe Dài, Ngịi n, Ngịi Xẻ, n Thịnh...

- Đê điều: Thành phố đã xây dựng được hệ thống đê phòng chống ngập lụt do lũ sông Hồng thuộc xã Nam Cường, Tuy Lộc và phường Nguyễn Phúc.

- Hồ chứa nước: Thành phố có hệ thống các hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, các cơng trình thuỷ lợi, ao thả thuỷ sản với tổng diện tích 90,55 ha.

- Kênh mương: Hầu hết đã được kiên cố hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất, chủ yếu ở các xã như Tuy Lộc, Minh Bảo, Tân Thịnh, Nam Cường.

- Cơng trình đầu mối: Tồn thành phố có 3 trạm bơm, ngồi ra cịn có các đập dâng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, các cơng trình đầu mối cấp nước đều đã được nâng cấp, kiên cố hoá đảm bảo cấp nước tưới.

c. Thực trạng về y tế, giáo dục

- Về y tế: Trên địa bàn thành phố có 05 bệnh viện, 05 trung tâm y tế, 17

trạm y tế. Nhìn chung, cơ sở vật chất ở bệnh viên, trung tâm y tế của thành phố hiện nay cịn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

- Về giáo dục: Thành phố có 6 trường trung học phổ thơng, bổ túc văn

hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên, 15 trường phổ thông cơ sở, 16 trường tiểu học, 32 trường mẫu giáo. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong thành phố, trong đó có 11 trường đạt chuẩn quốc gia.

d. Dân số, lao động và việc làm

* Dân số

Năm 2017 dân số trung bình của thành phố là 99.830 người, trong độ tuổi lao động là 57.000 người. Tuy nhiên có sự phân bố dân cư khơng đồng đều giữa các phường, xã, đông nhất là phường Yên Ninh, mật độ thấp nhất là xã Minh Bảo. Sự phân bố dân cư không hợp lý, mật độ dân số ở một số phường khá cao đã gây ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng và các điều kiện xã hội.

* Lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê, dân số trong độ tuổi lao động là 57.000 người (chiếm 57% dân số), trong đó số người thất nghiệp chưa có cơng ăn việc làm là 7.830 người (chiếm 7,83%). Phần lớn số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể, một phần nhỏ làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh, thành phố, phường, xã. Một bộ phận thất nghiệp chủ yếu là lao động nông nghiệp bị mất đất nơng nghiệp do ảnh hưởng của q trình đơ thị hố.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

Nhìn chung thành phố n Bái có nhiều thuận lợi về mọi mặt so với các huyện, thị trong tỉnh, thể hiện qua các mặt sau:

- Do có địa hình nằm ở vùng thấp của tỉnh, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội và an ninh quốc phịng của cả tỉnh, là đầu mối giao thông đi các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh lân cận, có vị trí an ninh quốc phịng quan trọng. Vì vậy, thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai so với các huyện thị trong tỉnh.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện đất đai tương đối tốt, đặc biệt là vùng ven Sông Hồng với những cánh đồng phù sa rộng, rất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây cơng nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là trồng rau màu, trồng hoa và các cây ngắn ngày khác. Các vùng ngoại thành có khả năng kết hợp nơng - lâm nghiệp tạo ra các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là sản xuất chè, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp.

- Có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp trên cơ sở rừng nguyên liệu hiện có như sản xuất giấy từ gỗ rừng trồng. Có khả năng lớn để phát triển kinh tế trang trại kết hợp phương thức sản xuất VACR kết hợp kinh doanh

dịch vụ du lịch sinh thái thu hút khách du lịch.

- Tài nguyên khoáng sản hiện đã và đang được khai thác phục vụ cho cơng nghiệp chế biến khống sản, vật liệu xây dựng của tỉnh và thành phố.

- Có nhiều dân tộc chung sống với phong tục, tập quán khác nhau và có những nét riêng biệt độc đáo về văn hố, là nơi có nhiều di tích lịch sử gắn bó với cách mạng, với phong trào giải phóng dân tộc đây là những điều kiện phát triển du lịch sinh thái, tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

b. Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi, thành phố Yên Bái cũng có những khó khăn nhất định, đó là:

- Địa hình chủ yếu là đồi núi, rất khó khăn cho việc san tạo mặt bằng xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tài ngun khống sản ít về chủng loại, phân bố rải rác, trữ lượng nhỏ, giá trị kinh tế thấp.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, phân bố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất thành phố yên bái tỉnh yên bái (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)