Phương pháp dạy học trực quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 33 - 34)

Theo (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ, 2010; Lê Thị Kim Văn, 2012). PPDH trực quan là PPDH dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ, bản trong, máy chiếu, sử dụng thí nghiệm hoá học… để cung cấp kiến thức mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Trong dạy học hoá học, phương tiện trực quan chia làm nhiều loại trong đó thí nghiệm hoá học giữ vai trò chủ yếu. Thí nghiệm hoá học, phương tiện trực quan được coi là nguồn kiến thức nền rất quan trọng. Sử dụng thí nghiệm là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của HS, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của GV mà HS

không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp HS kiểm tra các giả thuyết, các dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hoá các khái niệm, quy luật hoá học…

Sử dụng thí nghiệm hoá học

Theo (Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2015) việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học thường được sử dụng theo những cách khác nhau:

Sử dụng thí nghiệm theo PP nghiên cứu: GV tổ chức cho HS tập làm người nghiên cứu. HS hiểu mục đích nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã có đưa ra các dự đoán và dự kiến các phương án thực hiện việc kiểm nghiệm các dự đoán đưa ra, tiến hành thí nghiệm khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ dự đoán không phù hợp với kết quả thí nghiệm, tìm ra kiến thức cần thu nhận. Bằng cách đó, HS vừa thu được kiến thức hoá học qua sự tìm tòi vừa có được PP nhận thức hoá học cùng các kĩ năng hoá học cơ bản.

Sử dụng thí nghiệm theo PP kiểm chứng: PP này nhằm kiểm tra những dự đoán, những suy đoán lí thuyết. Ví dụ: Khi dạy bài sắt, GV có thể sử dụng PP đàm thoại gởi mở kết hợp với sử dụng thí nghiệm theo PP kiểm chứng.

Sử dụng thí nghiệm theo PP nêu và giải quyết vấn đề: Dùng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề, đặt vấn đề, GV tổ chức cho HS nhớ lại kiến thức cũ và dự đoán được hiện tượng thí nghiệm xảy ra, kiểm tra những dự đoán đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)