Sử dụng bài tập hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 34 - 36)

Theo từ điển Tiếng Việt, “Bài tập là bài ra cho HS để vận dụng những điều đã học”. Bài tập hóa học là một phương tiện để tổ chức các hoạt động của HS nhằm khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản. Việc giải các bài tập hoá học còn mang lại cho người học một trạng thái hưng phấn, hứng thú nhận thức.

Bài tập hoá học là phương tiện dạy học không thể thiếu và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông. Bên cạnh việc giúp HS củng cố, vận dụng và mở rộng kiến thức, bài tập hoá học còn giúp HS rèn luyện các kỹ năng, phát triển NL, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách toàn diện của HS.

Theo (Lê Thị Kim Văn, 2012), bài tập hóa học được sử dụng một trong những hình thức sau:

1.4.3.1. Sử dụng bài tập hoá học khi dạy kiến thức mới

Trong tiết học dạy kiến thức mới, bài tập hoá học được GV sử dụng như công cụ để dẫn dắt, giới thiệu với HS các kiến thức mà HS chưa biết, hoặc bài tập hoá học được GV đưa ra khi HS đã nắm được nội hàm của các kiến thức đó nhưng chưa nắm một cách rõ ràng, chính xác. Vì vậy, khi dạy kiến thức mới, bài tập hoá học sẽ được sử dụng ở khâu đặt vấn đề, khâu giải quyết vấn đề và khâu khắc sâu kiến thức mới.

1.4.3.2. Sử dụng bài tập hoá học khi đặt vấn đề

Khâu dạy kiến thức mới thường được bắt đầu bằng việc đặt vấn đề. Đặt vấn đề khi dạy kiến thức mới là bước tạo sự thu hút, sự chú ý và hứng thú của HS đối với những gì họ sắp được học.

1.4.3.3. Sử dụng bài tập hoá học khi hình thành khái niệm hoá học

Sử dụng bài tập hoá học trong dạy học là PP hiệu quả trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Thông qua bài tập hoá học, GV định hướng, điều khiển quá trình tư duy của HS để hình thành khái niệm hoá học mới.

1.4.3.4. Sử dụng bài tập hoá học khi hình thành quy luật

Đối với dạng bài lý thuyết phản ứng, GV có thể sử dụng bài tập hoá học để dẫn

dắt, tổ chức cho HS khái quát hoá kiến thức hình thành quy luật. Bên cạnh đó, để giúp HS tiếp thu kiến thức mới có hiệu quả, GV nên sử dụng bài tập áp dụng (lí thuyết hoặc TN) để tổ chức cho HS vận dụng những gì mình học được, từ đó giúp các em khắc sâu và nhớ lâu hơn.

1.4.3.5. Sử dụng bài tập hoá học khi củng cố và hệ thống kiến thức

Củng cố và hệ thống hoá kiến thức là những khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học ở trường THPT. Thông qua củng cố và hệ thống hoá, HS vừa có thể khắc sâu kiến thức, vừa sắp xếp các mảng kiến thức trong mối liên hệ khoa học, từ đó tránh tình trạng học vẹt và nhồi nhét kiến thức. Khi củng cố và hệ thống lại kiến thức, nếu chỉ đơn thuần nhắc lại các kiến thức đã học sẽ khiến HS chán vì không có gì mới mẻ và hấp dẫn. Vì vậy, bài tập hoá học được GV sử dụng như một giải pháp

kích thích tinh thần học tập của HS, giúp tăng hứng thú và sự tích cực tư duy cho HS, nhất là các HS khá – giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)