Phân tích đặc điểm về PPDH chương oxi – lưu huỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 46 - 48)

Theo (Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu, 2015), đặc điểm về PPDH chương oxi – lưu huỳnh Hoá học 10 cần tổ chức dạy học theo sơ đồ sau:

- GV cần biết những mục tiêu mà HS đã được học ở cấp THCS để kế thừa và phát triển kiến thức tránh nhàm chán và huy động được vốn kiến thức HS đã biết.

ứng oxi hoá – khử,.. để nghiên cứu các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm.

- Từ đặc điềm cấu tạo nguyên tử oxi – lưu huỳnh, GV yêu cầu HS dự đoán về số oxi hoá trong hợp chất với hidro, kim loại. Giải thích vì sao oxi chỉ có mức oxi hoá +2 (trong F2O) và -2, còn lưu huỳnh có số oxi hoá -2, +4, +6 trong các hợp chất.

- Nghiên cứu lưu huỳnh và hợp chất cần chú ý: so sánh cấu tạo phân tử oxi và cấu tạo mạng tinh thể của lưu huỳnh. Về độ hoạt động của lưu huỳnh cần lưu ý về tính oxi hoá và khử của lưu huỳnh khi tương tác với các phi kim hoạt động mạnh hơn và một số chất oxi hoá mạnh.

Trong quá trình dạy chương oxi – lưu huỳnh cần sử dụng các PPDH sau để áp dụng vào bài học:

- PP trực quan được sử dụng thường xuyên, ngoài nhiệm vụ tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, các phương tiện trực quan còn giúp HS kiểm tra các giả thuyết, các dự đoán về tính chất các chất và làm chính xác hoá các khái niệm, quy luật hoá học…

- Thí nghiệm hoá học được sử dụng chủ yếu để minh hoạ, kiểm tra, đánh giá tính xác thực của giả thuyết, những điều dự đoán về tính chất các chất được xuất phát từ cấu tạo, thành phần các chất và được sử dụng để tạo tình huống có vấn đề. Ví dụ: Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi, ozon, H2S, SO2,SO3, H2SO4.

- PP suy lí – diễn dịch được tiến hành trong các mối liên hệ: từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử oxi, lưu huỳnh (cấu hình electron), dạng liên kết hoá học trong phân tử, yêu cầu HS dự đoán tính chất vật lí, hoá học cơ bản. Dùng phản ứng hoá học xác nhận giả thuyết, khẳng định tính đúng đắn của dự đoán, kết luận về tính chất hoá học của chất đó. Cũng từ các tính chất của các chất suy ra được trạng thái tự nhiên, điều chế các chất, sử dụng, bảo quản, ứng dụng của các chất đó. Thông qua PP này giúp HS phát triển NL nhận thức.

- Ngoài ra còn sử dụng PP dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề và PP rèn luyện các thao tác tư duy. Cụ thể: so sánh nguyên tố oxi và lưu huỳnh, so sánh các nhóm nguyên tố đã nghiên cứu, tìm điểm giống và khác nhau trên cơ sở lí thuyết

chủ đạo.

Việc sử dụng thường xuyên PP này, kết hợp với củng cố, ôn tập vận dụng kiến thức lí thuyết đi sâu vào bản chất của hiện tượng sẽ giúp HS hiểu bài sâu, dễ nhớ kiến thức, tự trang bị cho mình PP học tập và tư duy đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)