Thông qua kết quả TNSP, thông qua việc xử lí số liệu TNSP thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này được thể hiện:
- Điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC (Bảng 3.9). Giá trị p của lớp TN và ĐC đều nhỏ hơn 0,05 điều đó có nghĩa là kết quả giá trị điểm TB của lớp TN và ĐC chênh lệch là có ý nghĩa chứ không phải do ngẫu nhiên.
- Đường luỹ tích của các lớp TN luôn nằm về bên phải và ở phía dưới đồ thị các đường luỹ tích của các lớp ĐC (từ hình 3.1 đến hình 3.6), điều đó chứng tỏ chất lượng nắm vững kiến thức của HS các lớp TN tốt hơn, đồng đều hơn so với các lớp ĐC.
- Tỉ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình của các lớp ĐC cao hơn lớp TN, còn tỉ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi của lớp TN luôn cao hơn của các lớp ĐC (từ hình 3.7 đến hình 3.12). Như vậy phương án TN đã có tác dụng phát triển NL TTKP của HS, góp phần làm giảm tỉ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỉ lệ HS khá, giỏi.
- Thông số p độc lập của phép kiểm chứng T-test sau mỗi bài kiểm tra đều nhỏ hơn 0,05. Điều này cho thấy sự khác biệt giá trị trung bình của nhóm TN và
nhóm ĐC là có ý nghĩa; các biện pháp đề xuất là có hiệu quả, có tính khả thi.
Mức độ ảnh hưởng của trường THPT Nguyễn Huệ - Phú Giáo là 0,995 và 0,693, trường THPT Dầu Tiếng là 0,872 và 0,743 và trường THPT Lê Lợi – Tân Uyên là 0,75 và 1,045 đều nằm trong mức độ trung bình khá. Nghĩa là các biện pháp thực hiện trong dạy học có tác động tích cực đối với việc nâng cao kết quả học tập của HS.