Yêu cầu khi thiết kế kế hoạch dạy học theo mô hình 5E nhằm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 49 - 50)

triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh

2.2.2.1 Vấn đề được đề xuất và các câu hỏi cho vấn đề tìm tòi, khám phá phải phù hợp với đối tượng học sinh

Giai đoạn 1 của mô hình 5E thật ra rất quan trọng trong quá trình dạy học. Giai đoạn này gắn với việc có phát huy được NL TTKP của HS hay không. Việc đề xuất vấn đề và đặt các câu hỏi nhằm kích thích động cơ học tập của các em HS phải phù hợp với từng đối tượng HS, nhằm kích thích HS và thúc đẩy HS vào quá trình học tập. Sử dụng thí nghiệm theo PP nghiên cứu GV tổ chức cho HS tập làm người nghiên cứu. HS hiểu mục đích nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã có đưa ra các dự đoán và dự kiến các phương án thực hiện việc kiểm nghiệm các dự đoán đưa ra, tiến hành thí nghiệm khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ dự đoán không phù hợp với kết quả thí nghiệm, tìm ra kiến thức cần thu nhận.

2.2.2.2 Mở bài gây hứng thú, nội dung kiến thức có liên quan vấn đề trong học tập và thực tiễn

Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, GV cần tạo ra được một không khí học tập thuận lợi về cả mặt tâm lý lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó. Những hoạt động gây không khí học tập này thường rất ngắn (5 -7 phút) nhưng vô cùng quan trọng. Vậy mở bài nên làm những gì và làm thế nào để có thể thực hiện được các mục đích đó. Theo mô hình dạy học 5E ở giai đoạn 1 là kích thích động cơ học tập, để HS thu hút vào quá trình học tập thì phần mở bài, mở đầu bài giảng phải cực kì gây hứng thú, thu hút HS trong suốt quá trình còn lại. Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy,

đồng thời tuỳ theo đối tượng HS của mình, GV có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp, gây hứng thú cho HS. Việc kết hợp nhuần nhuyễn này là để HS làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để GV tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới.

Trong quá trình thiết kế kế hoạch bài học theo mô hình dạy học 5E, GV phải linh hoạt hơn trong phần nội dung, không những đảm bảo nội dung về mặt kiến thức trong học tập mà cả kiến thức thực tiễn. Việc sử dụng những kiến thức thực tiễn vào dạy học nhằm gợi mở và hướng dẫn HS khai thác các nguồn tri thức và phát triển các NL tư duy, sáng tạo một cách logic. Kiến thức thực tiễn vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương tiện minh họa cho bài học.

Ví dụ: GV tổ chức trò chơi, cho HS thi nhịn thở. Mỗi tổ cử 1 đại diện lên thi. Giao cho 1 bạn trong lớp bấm thời gian xem ai nhịn thở được lâu hơn. Sau kết thúc cuộc thi, GV thông báo cho HS biết rằng mỗi chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vòng vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Điều đó cho thấy việc hít thở là rất quan trọng, nó giúp chúng ta duy trì sự sống không những của con người và cả các sinh vật khác trên Trái Đất. Vậy chúng ta hít thở “cái” gì? Và “Ai” là người đã tìm ra “cái” (nguyên tố hóa học) quan trọng đó.

2.3. Thiết kế bộ công cụ và sử dụng để đánh giá năng lực tìm tòi khám phá 2.3.1. Mô tả cấu trúc NL TTKP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)