Một số hình ảnh thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 102 - 130)

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ TNSP chúng tôi đã tiến hành TN trên cặp lớp ĐC và TN ở trường THPT Nguyễn Huệ, THPT Dầu Tiếng, THPT Lê Lợi với 3 kế hoạch dạy học đó là các bài oxi – ozon, lưu huỳnh, axit sunfuric – muối sunfat. Tiến hành kiểm tra 2 bài với 1 bài kiểm tra 15 phút, 1 bài kiểm tra 45 phút và lấy ý kiến tự đánh giá về hứng thú của HS sau khi học xong chương.

Chúng tôi đã thu thập và xử lý phân tích các số liệu theo PP thống kê toán học để làm cơ sở khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển NL TTKP cho HS.

Qua TNSP chúng tôi đã thu được kết quả đồ thị đường tích lũy của HS ở lớp TN được đều cao hơn so với lớp ĐC. Kết quả bài kiểm tra được xử lí theo PP thống kê toán học, qua phân tích kết quả TN chúng tôi thấy NL TTKP của HS các lớp TN cao hơn lớp ĐC, HS hoạt động tích cực, chủ động hơn và kết quả học tập tốt hơn so với các lớp ĐC. Như vậy việc vận dụng dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển NL TTKP cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, quá trình thực hiện luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau đây:

1.1. Trên cơ sở phân tích các nguồn tài liệu, chúng tôi đã tổng quan những nghiên cứu lí luận về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông; lí luận về NL, NL TTKP; lí thuyết dạy học kiến tạo; dạy học theo mô hình 5E và vận dụng trong dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông như thế nào và chỉ ra được mối liên hệ giữa dạy học theo mô hình 5E với việc phát triển NL TTKP cho HS. Về cơ sở thực tiễn: Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực trạng về những hiểu biết của GV về dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển NL TTKP cho HS; tình hình học tập hóa học và NL TTKP của HS tại một số trường THPT ở tỉnh Bình Dương để làm cơ sở đề xuất các biện pháp phù hợp trong chương 2.

1.2. Trên cơ sở phân tích mục tiêu, đặc điểm về PPDH chương Oxi – Lưu

huỳnh, Hóa học 10 chúng tôi đã đề xuất:

- Nguyên tắc và yêu cầu khi thiết kế kế hoạch dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển NL TTKP cho HS.

- Thiết kế bộ công cụ và sử dụng để đánh giá NL TTKP trong dạy học chương Oxi – Lưu huỳnh, Hóa học lớp 10 .

- Thiết kế 3 kế hoạch dạy học theo mô hình 5E trong chương Oxi – Lưu huỳnh và phân tích các hoạt động của mô hình 5E tương ứng với các biểu hiện của NL TTKP cho HS qua các kế hoạch dạy học đó.

1.3. Trên cơ sở xác định mục đích, nhiệm vụ TNSP chúng tôi đã tiến hành TN

trên cặp lớp ĐC và TN ở trường THPT Nguyễn Huệ, THPT Dầu Tiếng, THPT Lê Lợi với 3 kế hoạch dạy học đó là các bài oxi – ozon, lưu huỳnh, axit sunfuric – muối sunfat. Tiến hành kiểm tra với 1 bài kiểm tra 15 phút, 1 bài kiểm tra 45 phút và lấy ý kiến tự đánh giá về hứng thú của HS sau khi học xong chương. Chúng tôi đã thu thập và xử lý phân tích các số liệu theo PP thống kê toán học để làm cơ sở khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển NL TTKP cho HS. Qua TNSP chúng tôi đã thu được kết quả đồ thị đường tích

lũy của HS ở lớp TN được đều cao hơn so với lớp ĐC. Kết quả bài kiểm tra được xử lí theo PP thống kê toán học, qua phân tích kết quả TN chúng tôi thấy NL TTKP của HS các lớp TN cao hơn lớp ĐC, HS hoạt động tích cực, chủ động hơn và kết quả học tập tốt hơn so với các lớp ĐC. Như vậy việc vận dụng dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển NL TTKP cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học hiện nay.

1.4. Hướng phát triển của đề tài

Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ mới nghiên cứu vận dụng mô hình 5E nhằm phát triển NL tìm tòi khám phá cho HS.

Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ nghiên cứu vận dụng mô hình này trong dạy học để phát triển một số NL khác cho HS trong quá trình học tập.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức rất nhiều đợt tập huấn cho cán bộ cốt cán ở các trường THPT, điều đó cần tiếp tục phát huy và phổ biến rộng rãi tới các tỉnh thành nhằm giúp GV cả nước cùng nắm bắt được PP mới trong giảng dạy, những PP giúp HS có thể phát triển các NL.

- Việc tập huấn cần mở rộng tới các đối tượng tham gia, không chỉ là GV mà cần phổ biến tới sinh viên học hệ Sư phạm của các trường ĐH, những GV tương lai của đất nước được tham dự.

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại như các bộ dụng cụ thí nghiệm tiên tiến, máy chiếu, học cụ… tạo điều kiện cho việc dạy và việc học đạt hiệu quả cao nhất.

2.2. Đối với trường Đại học Sư phạm

- Tăng cường trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng để dạy HS nâng cao NL TTKP bằng cách vận dụng các mô hình hay hoặc các PPDH mới.

2.3. Đối với nhà trường trung học phổ thông

- Về phía nhà trường:

+ Nên tổ chức các buổi tập huấn cho GV về các PPDH mới và sử dụng nhiều mô hình dạy học hay để vận dụng trong quá trình dạy học.

+ Nên tổ chức nhiều buổi sinh hoạt ngoại khóa để học sinh có thêm kiến thức về hóa học, đồng thời yêu thích môn học hơn.

- Về phía GV:

+ Tích cực học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng thí nghiệm. Không được hài lòng với những gì mình đã học được bởi kiến thức là bao la, vô tận. Bản thân không ngừng tự học hỏi, nâng cao chuyên môn, năng lực của bản thân để theo kịp và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

+ Cần có tâm huyết, yêu nghề và đức tính kiên nhẫn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ là người đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục. Rèn luyện đức tính khiêm tốn, biết chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.

+ Tham gia các buổi tập huấn đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá. - Về giáo dục HS:

+ Hiện nay phần lớn HS học vì điểm số, các em chỉ muốn học theo cách nào nhanh nhất và đạt điểm số cao nhất mà chưa quan tâm đến việc tự học, tự trau dồi kiến thức, kĩ năng giải bài tập… Vì vậy GV cần có nhiều hình thức hỗ trợ các em tự học, tạo hứng thú, niềm say mê học tập.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu của đề tài “Dạy học theo mô hình 5E nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi – lưu huỳnh Hóa học 10 THPT”. Mặc dù đã cố gắng hết mình để thực hiện luận văn, tuy nhiên vì thời gian có hạn nên thiếu sót là không tránh khỏi. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận văn, trong chừng mực nào đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Môn Hoá học, cấp THPT. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ. (2010). Dạy và học tích cực, Một số

phương pháp và kĩ thuật dạy học. Hà Nội: Nxb Đại học sư phạm.

Trịnh Văn Biều. (2003). Lí luận dạy học Hóa học. Tp. HCM: Nxb Đại học Quốc Gia.

Nguyễn Hữu Châu. (2005). Dạy học kiến tạo, vai trò của người học và quan điểm kiến tạo trong dạy học . Tạp chí dạy và học ngày nay, (5), Tr 8 – 20.

Nguyễn Cương. (2007). Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Nxb Giáo dục.

Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier. (2010). Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. Bộ GD và ĐT, dự án phát triển giáo dục THPT. Hồ Thị Mỹ Dung. (2011). Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học chương Dẫn

xuất Halogen – Ancol – Phenol Hóa học lớp 11 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Hóa học. Trường ĐHSP Tp.HCM. Tp HCM.

Vũ Cao Đàm. (2009). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phó Đức Hòa. (2016). Lí thuyết dạy học hiện đại và cách tiếp cận dạy học khám phá trong giáo dục. Tạp chí khoa học, 61(8A), tr 77-87.

Dương Giáng Thiên Hương. (2017). Dạy học khám phá theo mô hình 5E – một hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học ở tiểu học. Tạp chí khoa học,số 4, tr 112 -221.

Lê Thanh Hùng. (2009). Phương pháp dạy học kiến tạo và vận dụng trong dạy học phần hữu cơ Hóa học 11 nâng cao THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Chuyên nghành Lí luận và PPDH bộ môn Hóa học. Trường ĐHSP Tp.HCM. Tp HCM.

Đỗ Anh Khuê. (2014). Thiết kế bộ hồ sơ bài dạy phục vụ dạy Hóa bằng tiếng Anh phần Hóa hữu cơ chương trình IGCSE Cambridge theo mô hình 5E. Khóa luận tốt nghiệp. Trường ĐHSP Tp.HCM.

Nguyễn Văn Lễ, Lê Văn Khu. (2011). Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng hóa học 10, Việt Nam: Nxb Giáo dục.

Võ Thị Minh Nguyệt. (2015). Dạy học chương Hidrocacbon không no Hóa học 11 theo định hướng phát triển năng lực. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Hóa học. Trường ĐHSP Tp.HCM.

Tp HCM.

Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hướng. (2003). Các thuyết phát triển tâm lý người,

Hà Nội: Nxb ĐHSP.

Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu. (2015). Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông. Hà Nội: Trường ĐHSP.

Giăng Piagiê. (1986). Tâm lí học và giáo dục học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm. (2009). Phương pháp dạy học hóa học, học phần phương pháp dạy học hóa học 2 – giảng dạy những nội dung quan trọng của chương trình và SGK Hóa học phổ thông. Hà Nội: Nxb khoa học và kĩ thuật. Hoàng Thanh Thúy. (2015). Dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong các trường Đại

học Sư phạm. Việt Nam: Nxb Giáo dục.

Nguyễn Xuân Trường. (2007). Bài tập hóa học 10. Nxb Giáo dục.

Nguyễn Quang Thuấn. (2017). Từ lý thuyết kiến tạo đến lý thuyết kiến tạo xã hội. Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, số 4 (2107) 137 – 148.

Robert J. Marzano. (2011). Các phương pháp dạy học hiệu quả. Việt Nam: Nxb Giáo dục.

Châu Thị Mỹ Uy. (2017). Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh bằng mô hình dạy học 5E phần hóa hữu cơ lớp 11 trường trung cấp chuyên nghiệp. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Hóa học Trường ĐHSP Tp.HCM. Tp HCM.

Lê Thị Kim Văn. (2012). Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hoá học lớp 11 theo hướng dạy học tích cực. Luận văn thạc sĩ giáo dục. Chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Hóa học. Trường ĐHSP Tp.HCM. Tp HCM.

Bybee, R. W. (2014). The BSCS 5E instructional model: Personal reflections and contemporary implications. Science and Children, 51(8), 10-13.

Bybee, R. W., Taylor, J. A., Gardner, A., Van Scotter, P., Powell, J. C., Westbrook, A., & Landes, N. (2006). The BSCS 5E instructional model: Origins and effectiveness. Colorado Springs, Co: BSCS, 5, 88-98.

http://chd.gse.gmu.edu/immersion/knowledgebase/theorists/constructivism/ vygotsky.html [18 August, 2005]. Truy cập 10:00 ngày 3/3/2018

https://science-bits.com/en/rodger-w-bybee/ Truy cập 15:00 ngày 29/3/2018

https://coggle.it/diagram/Wu3HS4jjYe0TQr_A/t/d%E1%BA%A1y- h%E1%BB%8Dc-ki%E1%BA%BFn-t%E1%BA%A1o

http://hocvienkhampha.edu.vn/mo-hinh-day-hoc-5e-trong-giao-duc-stem/ Truy cập 8:00 ngày 3/5/2018

MỤC LỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CỦA GIÁO VIÊN ... 2

Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CỦA HỌC SINH ... 6

Phụ lục 3. ĐỀ, ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA SỐ 1 ... 8

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CỦA GIÁO VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LỚP CAO HỌC LL VÀ PPDHBM HÓA HỌC

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÌM TÒI KHÁM PHÁ CHO HỌC SINH BẰNG MÔ HÌNH DẠY HỌC 5E CHƯƠNG OXI LƯU HUỲNH HÓA HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Kính chào quý Thầy/Cô!

Phiếu khảo sát này được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng phát triển NL TTKP cho HS bằng mô hình dạy học 5E hiện nay. Kính mong quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến và quan điểm của mình về một số vấn đề dưới đây. Chúng tôi xin đảm bảo mọi thông tin quý Thầy/Cô cung cấp sẽ chỉ được sử dụng nhằm mục đích khoa học của đề tài này mà không được sử dụng vào mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của quý Thầy/Cô.

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin quý Thầy/Cô điền vào một số thông tin dưới đây:

Trình độ chuyên môn:………

Đơn vị công tác:………

Quận (huyện):………

Tỉnh (thành phố)………

Số năm kinh nghiệm: ☐ Dưới 5 năm ☐ Từ 5 đến dưới 15 năm ☐ Từ 15 đến dưới 25 năm ☐ Trên 25 năm Email:……… B. NỘI DUNG ĐIỀU TRA

Xin Thầy/Cô vui lòng đánh dấu “X” vào những ô mà quý Thầy/Cô cho là hợp lý (Mô hình 5E là mô hình dạy học mới theo 5 bước gồm: Engage (kích thích động cơ học tập); Explore (khám phá); Explain (giải thích); Expand (củng cố, mở rộng kiến thức); Evalute (đánh giá))

1/ Thầy/Cô có biết và vận dụng ở mức độ PPDH theo mô hình 5E chưa? ☐ Có biết nhưng chưa áp dụng trong dạy học

☐ Có biết và đã áp dụng trong dạy học ☐ Chưa nghe qua

2/ Theo Thầy/Cô, mô hình 5E có thể phát triển được những NL nào sau đây? ☐ NL phân tích, so sánh ☐ NL tìm tòi, khám phá ☐ NL thực hành thí nghiệm ☐ NL hợp tác nhóm ☐ NL tư duy ☐ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

☐ NL sử dụng ngôn ngữ hóa học ☐ NL tính toán

☐ NL nghiên cứu khoa học ☐ NL đánh giá

3/ Quí Thầy/Cô cho biết ý kiến về những biểu hiện của NL TTKP của HS THPT

STT Biểu hiện Đồng

ý Đồng một phần ý

Không đồng ý

1 Quan sát, thu thập thông tin 2 Phân tích, xử lí số liệu 3 Dự đoán kết quả nghiên cứu

4 Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi khám phá

5 Đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết 6 Lập kế hoạch thực hiện

7 Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề 8 Trình bày kết quả vấn đề tìm tòi, khám

phá

9 Sử dụng các chứng cứ khoa học

10 Lý giải các chứng cứ để rút ra kết luận 11 Phân tích so sánh rút ra những dấu hiệu

chung và riêng

12 Biểu hiện khác (cụ thể nếu có)

4/ Theo Thầy/Cô trong quá trình dạy học, GV có đưa ra các biện pháp nào sau đây để phát triển NL TTKP cho HS?

(1)Engage (Kích thích động cơ học tập) thông qua các hoạt động khởi động bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 102 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)