Kế hoạch bài học bài lưu huỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 69)

Bài 30: LƯU HUỲNH (1 tiết) I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức sau khi học xong bài học này học sinh có thể

HS nêu được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh. - Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương và đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.

HS giải thích được:

- Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hidro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh).

2. Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của lưu huỳnh. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh,… rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của lưu huỳnh.

- HS vận dụng tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành sản phẩm.

3. Thái độ

- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.

- Hiểu được hóa học có ứng dụng thực tế trong cuộc sống.

4. Định hướng phát triển NL: Thông qua tổ chức dạy học theo mô hình 5E phát triển cho HS NL TTKP để đạt được các mục tiêu của bài học. Ngoài ra còn phát

II. Phương pháp dạy học

PP dạy học 5E (Engage: Kích thích động cơ học tập; Explore: Khám phá; Explain: Giải thích; Expand: Củng cố, mở rộng, kiến thức; Evaluate: Đánh giá) kết hợp với PP đàm thoại nêu vấn đề, PP trực quan và dạy học hợp tác theo nhóm.

III. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên Thiết kế kế hoạch bài học theo mô hình 5E; Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, đèn cồn, muôi sắt; Hóa chất: bột lưu huỳnh, bình chứa sẵn khí oxi, bột sắt, diêm, giấy pH, nước cất.

2. Học sinh

- SGK, máy tính bỏ túi, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học…

- Xem bài trước ở nhà và hoàn thành nhiệm vụ phiếu học tập số 1 (ở nhà)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Từ các nguồn thông tin trong SGK, thông tin trên mạng internet hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Lưu huỳnh có những dạng thù hình nào. So sánh tính chất vật lí và tính chất hóa học của 2 dạng thù hình đó.

2. Dựa vào cấu hình electron, cho biết số electron độc thân có thể có của lưu huỳnh, từ đó nêu các số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất và dự đoán tính chất hóa học của lưu huỳnh.

IV. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ So sánh tính chất hóa học của oxi và ozon? Viết phương

trình hóa học minh họa.

3. Tổ chức các hoạt động dạy học

Các biểu hiện của NLTTKP

Hoạt động 1. Kích thích động cơ học tập (Engage) 1. [1.1]Phát hiện đề xuất vấn đề [1.2]Đặt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi khám phá

GV kể câu chuyện dưới đây: Những cây son thần kì giúp đôi môi thêm mọng đỏ và thật quyến rủ các em nhỉ! Nhưng các em có biết ở nước Anh thời Tudor, các quý cô đã dùng một sản phẩm chiết xuất từ cây dâu tằm, không độc, nhưng lại được trộn lẫn với thủy ngân sunfua, một dạng thủy ngân màu đỏ cực độc, để tạo nên màu hồng cho má. Thủy ngân sunfua cũng được dùng để tạo ra kem màu đỏ để bôi môi (được coi là loại son môi đầu tiên). Các kiểm nghiệm đã thừa nhận rằng, loại kem này không gây chết người nhưng có thể gây vô sinh hoặc sẩy thai, và nếu dùng trong một thời gian dài bạn sẽ không còn nhận ra màu sắc thực sự của làn môi đã từng tươi tắn nữa.

GV đặt vấn đề: Câu chuyện trên đề cập đến nguyên tố và hợp chất hóa học nào? Hãy đặt một câu hỏi em mong muốn tìm hiểu điều gì?

HS trả lời: Nguyên tố hóa học đó là lưu huỳnh, thủy ngân và hợp chất HgS.

Câu hỏi: Mong muốn tìm hiểu về nguyên tố hóa học lưu huỳnh? Tại sao dùng HgS độc như vậy nhưng đơn chất S có độc hay không? Tại sao nó lại kết hợp được với thủy ngân để tạo ra hợp chất Thủy ngân sunfua; Ở chợ người ta thường bán một chất bột màu vàng và gọi là diêm sinh vậy có phải là S hay không?

Hoạt động 2 Khám phá – Giải thích (Explore – Explain)

[2.1] Phân tích xác định mối liên hệ giữa kiến thức có liên quan [2.2] Đưa ra được dự đoán và xây dựng giả thuyết

HS đã được chuẩn bị ở nhà, gọi đại diện HS lên trình bày câu hỏi 1; 2 theo nhiệm vụ của phiếu học tập số 1.

Thảo luận câu hỏi 3

+ Cấu hình electron của nguyên tố S …….

+ Số electron độc thân có thể có của lưu huỳnh……… + Số oxh có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất………. + Nhận xét đặc điểm về cấu hình e của S và cho biết khả năng nhận và nhường e của S để đạt cấu hình bền vững? Từ đó rút ra được tính chất hóa học gì của S?

+ Dự đoán tính chất hóa học của lưu huỳnh: lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hidro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh).

3. [3.1] Lập kế hoạch [3.2] Phân tích , lựa chọn phương án thí nghiệm Tiến hành được thí nghiệm

2.2. Tìm hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh HS hoạt động theo nhóm

GV yêu cầu các nhóm HS đề xuất các thí nghiệm cần làm để

chứng minh các dự đoán đã nêu ở trên (dựa vào các hóa chất, dụng cụ đã cho trong khay (hình ảnh minh họa các dụng cụ hóa chất có trong khay dưới đây) và sử dụng video thí nghiệm S tác dụng với kim loại Natri, S tác dụng với H2.

[3.3]. Mô tả hiện tượng thí nghiệm; giải thích 4. [4.1] Trình bày kết quả [3.4]. Rút ra kết luận

Nước cất Giấy pH Ống nghiệm

Sắt bột Diêm

HS lập kế hoạch thí nghiệm theo mẫu phiếu thực hành

STT Tên thí

nghiệm

Cách làm (vẽ hình

cách tiến hành thí nghiệm đơn giản hoặc nêu ngắn gọn cách làm)

Mô tả hiện tượng TN và viết PTHH (viết và xác định số oxi hóa) 1 Lưu huỳnh tác dụng với oxi 2 Lưu huỳnh tác dụng với bột sắt 3 Xem video TN S tác dụng với Na

4

Xem video TN S tác dụng với H2

GV góp ý cách lựa chọn thí nghiệm của HS (như đã viết ở trong phiếu thực hành) cách làm thí nghiệm của HS, sau đó HS tiến hành TN; GV quan sát theo dõi giúp đỡ HS khi cần thiết.

HS xem video thí nghiệm lưu huỳnh tác dụng với kim loại Na và H2

HS trình bày kết quả thí nghiệm và quan sát qua video (mô tả hiện tượng TN quan sát được – giải thích – viết PTHH)

GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của lưu huỳnh Từ các thí nghiệm trên rút ra nhận xét về tính chất hóa học của S? S tác dụng với kim loại thể hiện tính chất ……….. S tác dụng với phi kim thể hiện tính chất ……… S tác dụng với H2 thể hiện tính chất ……… HS đưa ra kết luận về tính chất hóa học của lưu huỳnh:

-Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại và hidro thể hiện tính oxi hóa -Lưu huỳnh tác dụng với phi kim thể hiện tính khử

Kết luận: Lưu huỳnh có tính oxi hóa và tính khử.

Hoạt động 3. Mở rộng - đánh giá ( Explore - Explain)

[4.2] Mở rộng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

2.3. Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

(1) Nêu ứng dụng chính của lưu huỳnh và liên hệ thực tế. Ở chợ người ta thường bán một chất bột màu vàng và gọi là diêm sinh vậy có phải là S hay không?

[4.3] Đánh giá

(2) Ở nhà chẳng may các em làm vỡ cặp nhiệt độ có thủy ngân làm thế nào để thu hồi được thủy ngân?

(3) Hiện nay người ta thường hay dùng bột S để sấy giữ thuốc bắc, măng … chống mốc, ẩm…bạn hãy nêu ý kiến của mình về việc trên? (4) Nêu trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh như thế nào?

Hoạt động củng cố:

- GV sử dụng sơ đồ tư duy để HS xây dựng tổng kết bài học - HS làm bài tập củng cố

Bài 1: Chất nào sau đây tác dụng được với lưu huỳnh: Fe, Cu, Au, HCl., H2SO4 đặc, O2, F2, Ar

Bài 2: Nung nóng hỗn hợp bột Fe dư và S. Sau phản ứng kết thúc, cho dung dịch axit HCl vào, người ta thu được hỗn hợp khí gì?

GV nhận xét, HS tự đánh giá và tiến hành thực hiện bài kiểm tra 15 phút

Tư liệu tham khảo

Măng khô, đũa dùng một lần, thuốc bắc, hoa quả sấy khô, đặc biệt là tăm tre sấy lưu huỳnh sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn? Làm thế nào để xử lý hàm lượng lưu huỳnh còn tồn dư trên thực phẩm?

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, sở dĩ các cơ sở trên xông măng khô với lưu huỳnh là ngoài tác dụng chống mốc còn để tạo màu vàng đẹp cho măng. Với đũa, tăm tre hay các sản phẩm sinh hoạt được sản xuất từ tre, gỗ, nứa cũng thường được xông lưu huỳnh để diệt mốc, ngăn chặn mốc phát triển. Quá trình xông thường sinh khí SO2 có mùi khó chịu – đó chính là khí độc, có ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của người chế biến và người sống xung quanh.

Tình huống thực tiễn: Nhiệt kế là một dụng cụ quen thuộc trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên, nhiệt kế rất dễ vỡ, đặc biệt khi vỡ chất

thủy ngân trong nhiệt kế sẽ tràn ra ngoài và đây là một chất độc cực mạnh, có thể gây ngộ độc cho người. Nêu cách xử trí khi bị vỡ nhiệt kế. Tại sao khi chúng ta làm vỡ nhiệt kế thủy ngân lại sử dụng bột lưu huỳnh để thu gom?

Trả lời: Kiểm tra xem thủy ngân có dính vào người và quần áo không. Thu dọn hạt thủy ngân vương vãi bằng cách dùng bột lưu huỳnh để thu gom. Để làm sạch quần áo dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút. Ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ C. Sau đó ngâm 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước pha chất tẩy. Cuối cùng xả sạch bằng nước lạnh

Hg S HgS

Sơ đồ tư duy bài lưu huỳnh

V. Dặn dò

- Làm bài tập 3, 4, 5/132 SGK, học và soạn bài mới cho tiết sau. - Nhận xét tiết dạy.

VI. Rút kinh nghiệm, bổ sung

Bài 29: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT (2 tiết) I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: sau khi học xong bài học này học sinh có thể Nêu được:

- Tính chất của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. Giải thích được

- H2SO4 có tính axit mạnh (đổi màu chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazo, oxit bazo và muối của axit yếu,…).

- H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại. nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.

2. Kĩ năng

- Quan sát được thí nghiệm, hình ảnh,… rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.

- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế. - Nhận biết được ion sunfat.

- Tính được nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ

- Lòng yêu thích say mê môn hóa học, say sưa tìm hiểu các kiến thức khoa học. - Rèn luyện cho HS thái độ nghiêm túc, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm tòi và hăng say trong học tập.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển NL: Thông qua tổ chức dạy học theo mô hình 5E phát triển cho HS NL TTKP để đạt được các mục tiêu của bài học. Ngoài ra còn phát triển cho HS NL hợp tác; NL thực nghiệm.

II. Phương pháp dạy học PP dạy học 5E kết hợp với PP đàm thoại nêu vấn đề,

PPDH trực quan và dạy học hợp tác theo nhóm.

1. GV chuẩn bị : Thiết kế kế hoạch bài học theo mô hình 5E; Dụng cụ và hóa

chất thí nghiệm: H2SO4 đặc, nước cất, Fe, Cu, đường saccarozo, BaCl2, Na2SO4, Ba(NO3)2, ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, bông, giấy quỳ, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, giấy trắng.

2. HS chuẩn bị: SGK, máy tính bỏ túi, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa

học, xem bài trước ở nhà và hoàn thành nhiệm vụ phiếu học tập số 1 (ở nhà) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Từ các nguồn thông tin trong SGK, thông tin trên mạng internet hãy trả lời các câu hỏi sau:

1. Trình bày tính chất vật lí của axit sunfuric? Cách pha loãng axit H2SO4 đặc và giải thích?

2. Từ công thức cấu tạo dự đoán tính chất hoá học của axit sunfuric.

IV. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp 2. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. [1.1] Phát hiện đề xuất vấn đề [1.2] Đặt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi,

Hoạt động 1. Kích thích động cơ học tập (Engage)

Một hôm cô H (GV phụ trách phòng thực hành bộ môn) đi mua dụng cụ hóa chất cho phòng thí nghiệm trong đó có một bình 1kg axit sunfuric đậm đặc, về tới phòng thí nghiệm cô H kiểm tra mở nắp bình ra tính làm thí nghiệm thì có người gọi điện thoại. Cô ra nghe điện thoại sau đó có việc phải đi và quên đóng nắp bình lại. Hôm sau cân kiểm tra cô thấy bình axit sunfuric đậm đặc nặng tới 1,2kg. Tại sao vậy?

GV dẫn dắt: Để giải thích điều này, chúng ta học bài hôm nay nhé “Axitsunfuric – muối sunfat”.

GV đặt vấn đề: Câu chuyện trên đề cập đến một axit, đó là axit gì? Hãy đặt một câu hỏi em mong muốn tìm hiểu điều gì?

khám phá HS trả lời: Hợp chất là axit sunfuric

Câu hỏi: Mong muốn tìm hiểu về axit sunfuric? Khi sử dụng axit sunfuric chúng ta nên sử dụng như thế nào vì đây là dạng hoá chất nguy hiểm, tiếp xúc da sẽ gây bỏng cháy nặng, vào mắt gây hỏng mắt vỉnh viễn.

Hoạt động 2 Explore – Explain (Khám phá – Giải thích)

2. [2.1] Phân tích xác định mối liên hệ có liên quan [2.2] Đưa ra được dự đoán và xây dựng giả thuyết 2.1 Tìm hiểu về tính chất vật lí

- GV cho HS quan sát bình đựng dung dịch H2SO4 đặc và phát biểu tính chất vật lí theo phiếu học tập số 1

Thảo luận câu hỏi: Tính chất hoá học chung của một axit? Từ đó nêu ra được tính chất hoá học của axit sunfuric?

Xác định số oxi hoá của S trong hợp chất H2SO4? Từ đó dự đoán tính chất hóa học của axit sunfuric?

Dự đoán tính chất hoá học của axit sunfuric vừa có tính chất của một axit vừa có tính oxi hoá mạnh.

2.2 Nghiên cứu về tính chất hóa học của axit sunfuric

3

[3.1]

- GV yêu cầu HS đề xuất các thí nghiệm cần làm để chứng minh các dự đoán đã nêu ở trên (dựa vào các hóa chất, dụng cụ đã cho

Lập kế hoạch [3.2] Phân tích lựa chọn phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm [3.3] Mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích

dưới đây) và sử dụng video thí nghiệm axit sunfuric tác dụng với hợp chất.

Axit sunfuric loãng Axit sunfuric đặc Đèn cồn Diêm

Đinh sắt (Fe) Dây đồng (Cu) Lưu huỳnh (S) Đường C12H22O11

Ống nghiệm Kẹp ống nghiệm Cốc thủy tinh nhỏ

Đĩa thủy tinh nhỏ

[3.4] Rút ra kết luận [3.3] Mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích Đường

HS lập kế hoạch thí nghiệm theo mẫu phiếu thực hành

STT Tên thí nghiệm Cách làm (vẽ hình cách tiến hành thí nghiệm đơn giản) Hiện tượng và viết PTHH (viết và xác định số oxi hóa) 1 H2SO4 loãng tác dụng với Fe 2 H2SO4 đặc tác dụng với Cu 3 H2SO4 đặc tác dụng với S 4 H2SO4 đặc tác dụng với đường Saccarozơ 4 Xem video TN H2SO4 đặc tác dụng với KBr

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo mô hình 5e nhằm phát triển năng lực tìm tòi khám phá cho học sinh thông qua chương oxi lưu huỳnh hóa học 10 trung học phổ thông​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)