PPDH giải quyết vấn đề là một trong PPDH tích cực theo định hướng NL (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ, 2010)
Dạy học giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động giải quyết các vấn đề. HS sẽ thu nhận được một kiến thức mới, một kĩ năng mới hoặc một thái độ tích cực sau khi giải quyết vấn đề.
PPDH này nhấn mạnh vai trò của GV và HS, GV và HS là người đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề trong các nhiệm vụ đó.
Các hoạt động chủ yếu thực hiện theo PPDH giải quyết vấn đề thường như sau: - Phát hiện vấn đề
GV hoặc HS phát hiện, nhận dạng vấn đề, nêu vấn đề cần giải quyết.
Tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề thường xuất hiện khi : + Nảy sinh mâu thuẫn giữa điều HS đã biết và điều đang gặp phải. + Gặp tình huống bế tắc trước nội dung mới.
+ Gặp tình huống, xuất phát từ nhu cầu nhận thức tại sao?…
- Giải quyết vấn đề
GV hoặc HS đề xuất cách giải quyết vấn đề khác nhau, thực hiện cách giải quyết đã đề ra.
- Kết luận vấn đề
Phân tích để chọn cách giải quyết đúng.
Nêu kiến thức hoặc kĩ năng, thái độ thu nhận được từ giải quyết vấn đề trên.
Trong dạy và học giải quyết vấn đề có thể có các mức độ tham gia của GV và HS như sau:
+ Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, GV giải quyết vấn đề. HS chỉ là người quan sát và tiếp nhận kết luận do GV thực hiện.
+ Mức 2: GV nêu vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề, HS giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV, GV đánh giá kết quả học tập của HS. HS chỉ tham gia thực hiện giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Mức 3: GV gợi ý để HS phát hiện vấn đề, hướng dẫn HS tìm cách giải quyết vấn đề, HS tiến hành giải quyết vấn đề, GV và HS cùng đánh giá kết quả học tập của HS. HS tích cực tham gia phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề, tự giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả học tập dưới sự hướng dẫn của GV.
HS thảo luận nhóm và phân công cá nhân hoặc cặp giải quyết các vấn đề đặt ra. Trên cơ sở kết quả thu được, HS kết luận về các vấn đề đã giải quyết và rút ra kiến thức đã học được.
+ Mức 4: HS tự phát hiện vấn đề cần nghiên cứu trong học tập và thực tiễn, nêu cách thực hiện giải quyết vấn đề, HS tiến hành giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả chất lượng, hiệu quả có sự hỗ trợ của GV (nếu cần) trong quá trình thực hiện.
HS chủ động tích cực độc lập phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề, tiến hành giải quyết vấn đề và đánh giá kết quả học tập với sự hỗ trợ của GV khi cần.