Cá Điêu hồng Oreochromis sp 19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố hồ chí minh​ (Trang 28 - 29)

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 

1.3.4. Cá Điêu hồng Oreochromis sp 19

Đặc điểm sinh học

Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn. Miệng rộng hướng ngang, rạch kéo dài đến đường thẳng đứng sau lỗ mũi một ít. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dầy. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn ở nửa trước và phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, gáy lõm ở ngang lỗ mũi. Toàn thân phủ vẩy, có màu đỏ đến hồng [50]. Vẩy trên thân có màu vàng đậm, hoặc vàng nhạt hoặc màu đỏ hồng, cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn những đám vẩy màu đen nhạt [55].

Hình 1.10 Cá Điêu hồng Oreochromis sp. [58]

Yếu tố kĩ thuật nuôi

Theo Dương Nhật Long, đối với ao nuôi, trước khi thả cá, ao nuôi cũng phải được cải tạo. Diện tích ao nuôi trung bình 0,2 – 1 ha/ao. Ao có cống cấp và thoát nước chủ động. Mực nước trong ao dao động từ 1,2 – 1,5 m, trong quá trình nuôi, có thể dùng phân hữu cơ (phân heo, gà) đã ủ mục bón lót để tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá giống, tất nhiên sau đó không cần bón bổ sung, cá tăng trưởng chủ yếu

dựa vào nguồn thức ăn cung cấp từ bên ngoài [55]. Gây màu nước bằng phân chuồng hoặc phân vô cơ từ 5 - 6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào nuôi. Cá ăn tạp nên có thể cho cá ăn các loại thức ăn như rau muống, rau thái nhỏ, các loại động vật như tôm cá nhỏ, giun ốc đã xay nhỏ, ngoài ra còn có thể cho ăn thêm thức ăn công nghiệp [58].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố hồ chí minh​ (Trang 28 - 29)