V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.5. Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) 20
Đặc điểm sinh học
Cá Tra có đầu tương đối nhỏ, da trơn, thân dài. Cơ thể có màu xám nhạt không sọc lưng xám đen, bụng hơi bạc. Vây màu xám đen hoặc đen, vây lưng có 6 tia [50], [52]. Cá có thân dài, bề ngang hẹp, bên trong răng cửa có độc tố. Mắt khá to, miệng rộng, răng nhỏ, có hai đôi râu, trong đó râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu gọi là râu mép. Râu hàm dưới ngắn hơn ¼ chiều dài đầu gọi là râu cằm. Vây lưng và vây ngực của cá có ngạnh cứng, vây bụng tương đối dài. Về màu sắc, khi còn nhỏ cá có màu xanh lục, khi lớn thân có màu xám tro, lưng màu xám xanh, đầu có màu đen hơi thẫm, bụng cá màu trắng bạc, gốc vây bụng và vây hậu môn có màu vàng nhạt, đuôi có màu đỏ hung [59].
Hình 1.11 Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus[50]
Ao nuôi cá Tra thường có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5 - 2m. Trước khi thả cá phải tháo cạn, dọn sạch đáy ao, vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2 - 0,3m. Dùng vôi bột rải khắp ao và phơi đáy. Sử dụng nguyên liệu có sẵn địa phương như cám gạo, cá vụn, rau xanh cho cá ăn, có thể kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp. Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp [60]. Ao có diện tích từ 500 - 1000 m2, độ sâu từ 1 - 1,5 m. Cải tạo gồm bơm cạn ao, diệt tạp. Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 5 cm. Bón vôi bột với liều lượng từ 10 - 15 kg/100m2 ao. Phơi ao từ 2 - 3 ngày.Lọc nước vào ao với mức nước 0,8 - 1m trước khi thả cá 4 ngày. Có thể sử dụng bột đậu nành hay bột cá bón từ 2 - 3 kg/100m2 ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên [55].