V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.6. Cá Sặc điệp Trichopodus microlepis (Günther, 1861) 21
Đặc điểm sinh học
Cá Sặc điệp có thân màu bạc hoặc xám [50]. Mắt to, dầu nhỏ, phủ vẩy hoàn toàn. Miệng nhỏ, ở đầu mõm. Khoảng cách gian mắt rộng. Thân phủ vảy tròn. Thân hình bầu dục hơi dài, rất hẹp ngang. Vây đuôi hơi lõm vào. Tia thứ nhất vây bụng kéo thành sợi dài qua vây đuôi. Vây ngực dài quá khởi điểm vây lưng [61]. Cá có cơ quan thở nên sống được ở điều kiện nước thiếu hoặc không có oxy. Cá cũng có khả năng chịu đựng được môi trường nước bẩn, hàm lượng hữu cơ cao cũng như môi trường có độ pH thấp (pH từ 4 - 4,5). Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24 - 30oC, có thể chịu đựng được nhiệt độ 11 - 39oC [55].
Hình 1.12 Cá Sặc điệp Trichopodus microlepis [50]
Có thể áp dụng phương pháp nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số loài cá khác như cá Mè trắng, cá Hường, Rô phi, Chép. Có thể thả ghép với mật độ 5 - 7 con/m2
Trong quá trình nuôi, nên thường xuyên theo dõi nước ao, nếu thấy dơ phải thay nước, mỗi ngày thay 30% nước cho đến khi nước tốt thì ngưng [55].
Kĩ thuật chuẩn bị ao gồm tháo cạn nước, diệt hết cá tạp, mầm bệnh trong ao. Vét bùn đáy ao, chỉ để lại 10 - 20cm bùn đáy. Dùng vôi bón xung quanh bờ ao và đáy ao, liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2, sau đó phơi đáy ao 2 – 3 ngày. Dùng phân hữu cơ với lượng từ 15 - 20kg/100m2 để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Sử dụng phân vô cơ trong trường hợp không có hoặc có ít phân hữu cơ. Khoảng 4 - 5 ngày nước có màu xanh thì bắt đầu thả cá. Tùy vào điều kiện mà nguồn thức ăn bổ sung có thể là thức ăn công nghiệp (cám, gạo, thức ăn viên), cá tạp [62].
Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm, tư liệu nghiên cứu
2.1.1.Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành thu mẫu ở 4 huyện (Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi) trong khoảng thời gian 9/2017 – 5/2018. Mỗi huyện thu mẫu 2 lần vào mùa mưa từ tháng 6 – 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Bảng 2.1 Thời gian thu mẫu ở 4 huyện ngoại thành, tp. HCM
Thời gian thu mẫu Mùa mưa Mùa khô
Cần Giờ Tháng 10/2017 Tháng 3/2018 Củ Chi Tháng 9-10/2017 Tháng 2-3/2018 Nhà Bè Tháng 6/2018 Tháng 4/2018 Bình Chánh Tháng 7/2018 Tháng 4-5/2018
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Theo thống kê của phòng Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh về sản lượng nuôi trồng thủy sản thì các huyện chủ yếu đóng góp số lượng nuôi cá thịt ở 4 huyện ngoại thành: Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành thu mẫu cá thịt ở 4 huyện này.
Địa điểm phân tích: phòng thí nghiệm Sinh lí - Giải phẩu Người và động vật, thuộc khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.1.3.Tư liệu nghiên cứu
Phiếu điều tra, phỏng vấn hộ thu mẫu cá thịt (phụ lục 1).
Hình chụp ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm (phụ lục 4, phụ lục 5). Phân loại sán lá giai đoạn metacercariae dựa vào khóa phân loại (phụ lục 2, 3) và theo tiêu chuẩn hình thái ấu trùng metacercariae của Murrell [18].
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp Cross - sectional study cho nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi lấy thịt ở 4 huyện ngoại thành, thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh) vào mùa mưa và mùa khô.
2.2.1.Ngoài thực địa
Mẫu cá thịt được thu ở 4 huyện bằng phương pháp thu ngẫu nhiên (thả lưới, thả câu). Mỗi hộ thu 1 ao, mỗi ao thu ngẫu nhiên 10 con cá thịt. Tiến hành thu mẫu cá ở 4 huyện trong mùa mưa và mùa khô.
Số lượng hộ thu mẫu cá thịt được tính theo công thức của Toft và cộng sự [64]. n = N Z 2 1-α/2 p (1-p) N L2 + Z21-α/2 p (1-p) Trong đó n: cỡ mẫu thu
N: tổng số hộ nuôi ở khu vực nghiên cứu p: ước tính tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá trên cá L: sai số cho phép
α: chỉ số tin tưởng
Z1-α/2: hệ số tin cậy 95%, có giá trị 1,96
Do tỉ lệ nhiễm cercariae trên cá thịt thấp [46]. Chọn p=0,05, số lượng hộ ở các huyện vào năm 2017 dao động từ 20 – 100 hộ (Cần Giờ có số hộ nuôi thấp nhất) để tính số hộ. Dựa vào công thức và số hộ nuôi thực tế các loài ở 4 huyện ngoại thành tp.HCM, đề tài đã thu 15 hộ nuôi ở Cần Giờ (3 hộ cá Chẽm, 12 hộ cá Rô phi vằn), 20
hộ nuôi ở Bình Chánh (1 hộ cá Sặc điệp, 4 hộ cá Tra, 1 hộ cá Điêu hồng, 4 hộ cá Trê lai, 6 hộ cá Rô phi), 10 hộ nuôi ở Nhà Bè (10 hộ cá Rô phi) ở mỗi mùa. Tổng cộng thu 1200 con cá ở 4 huyện trong 2 mùa.
Điều tra kĩ thuật nuôi cá thịt
Các thông tin về kĩ thuật nuôi cá được thu thập thông qua quan sát ao nuôi và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ qua phiếu điều tra (phụ lục 1). Các thông tin phỏng vấn như sau:
Thông tin chung: họ tên chủ hộ, địa chỉ nông hộ, ngày phỏng vấn, người phỏng vấn.
Thông tin nuôi trồng thủy sản: diện tích nông trại, diện tích ao, loài cá nuôi, bón vôi và phơi đáy khi chuẩn bị ao, nguồn nước cho ao, độ sâu ao, hiện diện của ốc trong ao và kênh, quản lí và chăm sóc cá.
Các thông tin khác: sự hiện diện của các vật chủ như chó, mèo, chim trong nông trại.
Thu mẫu cá thịt
Cá được thu ngẫu nhiên bằng cách thả lưới, thả câu. Mẫu cá thu từ các ao khác nhau được để riêng và chuyển về ngay phòng thí nghiệm Khoa Sinh học - Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh để phân tích metacercariae.
2.2.2.Trong phòng thí nghiệm
Phân lập ấu trùng metacercariae trên mẫu cá thịt
Áp dụng phương pháp tiêu cơ để phân lập ấu trùng sán lá truyền qua cá ở phụ lục 6 của WHO [1].
Các bước tiến hành phân lập metacercariae:
1. Định loại loài cá.
2. Cân từng cá thể và ghi lại.
3. Cá nhỏ (dưới 50g/con) được xay nguyên con bằng máy xay sinh tố. Cá lớn được chia thành các mẫu nhỏ có khối lượng khoảng 50 - 100g và chọn ngẫu nhiên cho vào máy xay nhuyễn. Mỗi con cá trong từng mẫu thu (1 ao) sẽ được xay riêng.
4. Cho mẫu xay của từng con cá vào cốc thuỷ tinh đã đánh dấu chứa dung dịch dạ dày nhân tạo (6g pepsin +8 ml HCl + 1 lít nước cất), chuyển vào tủ ấm 37oC ủ trong khoảng 3 giờ.
5. Lấy mẫu ra khỏi tủ ấm, lọc mẫu bằng lưới lọc có mắt lưới 1x1mm và rửa sạch bằng nước muối sinh lý (0,86%).
6. Loại bỏ phần nổi một cách nhẹ nhàng, lấy phần lắng, làm như vậy khoảng 8 - 10 lần cho đến khi chất lắng trở nên trong.
7. Cho phần lắng vào đĩa Petri soi dưới kính soi nổi để xác nhận sự hiện diện của metacercariae.
8. Khi phát hiện có metacercariae, dùng ống hút các nang sán trong cùng mẫu cá qua đĩa petri nhỏ có chứa nước muối sinh lí để định loại.
Định loại ấu trùng truyền qua cá
Mỗi mẫu cá có thể nhiễm một hay nhiều loại metacercariae khác nhau. Ấu trùng metacercariae trong từng mẫu sẽ được phân loại thô qua kích thước (lớn hay nhỏ), hình dạng nang (hình tròn hoặc hình bầu dục), quan sát dưới kính soi nổi Nikon SMZ 745.
Sau đó, nang sán sẽ được định loại chi tiết hơn ở độ phóng lớn ở kính hiển vi đảo ngược Nikon Eclipse Ti, quan sát các đặc điểm hình thái quan trọng của ấu trùng (giác miệng, giác bụng, túi bài tiết, răng trên giác bụng hoặc giác miệng,…)và phân loại dựa theo khóa phân loại metacercariae. Sử dụng khóa định loại ấu trùng (phụ lục 2, 3) kết hợp với tài liệu mô tả hình thái xác định loài sán [18].
Công thức tính tỉ lệ nhiễm sán trên cá
Tỉ lệ nhiễm (%) = ố ẫ á ễ
ố ẫ á ể x 100
Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng Microsoft Excel 2010 và SPSS (Statistical Package for Social Sciences version 20; SPSS Inc., Chicago, Illinois) để nhập số liệu và phân tích.
Phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic regression được dùng để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến sự nhiễm metacercariae trong mô hình nuôi với P < 0,05.
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá nuôi ở 4 huyện ngoại thành, tp. Hồ Chí Minh Minh
3.1.1.Loài cá khảo sát
Trong 2 mùa, đã thu được tổng cộng 1200 con cá trong 4 huyện. Các loài cá được định loại dựa vào tài liệu của [50]–[52], [61]. Danh sách các loài cá thu mẫu được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1 Loài cá thịt thu mẫu ở 4 huyện ngoại thành (Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh), thành phố Hồ Chí Minh
STT Loài cá Số lượng (con) Kích cỡ cá
1 Chẽm 60 6 - 8 tháng 2 Rô phi vằn 580 3 - 4 tháng 3 Trê lai 440 4 - 5 tháng 4 Điêu hồng 20 3 - 4 tháng 5 Tra 70 6 - 8 tháng 6 Sặc điệp 30 5 - 6 tháng Tổng cộng: 1200 3.1.2.Tỉ lệ nhiễm metacercariae
Bảng 3.2 Tỉ lệ nhiễm metacercariae trên mẫu cá nuôi thịt STT Loài cá Số lượng (con) Số mẫu cá có metacercariae Tỉ lệ nhiễm metacercariae (%) 1 Chẽm 60 1 1,67 2 Rô phi vằn 580 1 0,17 3 Trê lai 440 6 1,36 4 Điêu hồng 20 0 0 5 Tra 70 0 0 6 Sặc điệp 30 20 66,67 Tổng cộng: 1200 28
Qua bảng 3.2, ở 6 loài cá được phân tích ấu trùng metacercariae thì có cá Tra và cá Điêu hồng không phát hiện thấy nang sán trên mẫu thịt cá, còn cá Chẽm, Rô phi vằn, Trê lai và cá Sặc điệp có phát hiện nang sán trên mẫu phân tích. Cá Sặc điệp có tỉ lệ nhiễm metacercariae cao nhất (20 con cá nhiễm sán trong tổng số 30 con, tỉ lệ là 66,67%), tiếp đến là cá Chẽm 1,67% (1 con nhiễm trong 60 con), cá Trê lai 1,36% (6 con nhiễm trong 440 con), cá Rô phi vằn 0,17% (1 con nhiễm trong 580 con).
STT Loài cá Số lượng ao thu Số ao nhiễm Tỉ lệ nhiễm metacercariae (%) 1 Chẽm 6 1 16,67 2 Rô phi vằn 58 1 1,72 3 Trê lai 44 6 13,64 4 Điêu hồng 2 0 0 5 Tra 6 0 0 6 Sặc điệp 4 1 25 Tổng cộng: 120
Qua bảng 3.3, tỉ lệ nhiễm metacercriae trên ao nuôi cá Sặc điệp là cao nhất (25%), trên ao nuôi cá Chẽm 16,67%, trên ao nuôi cá Trê lai 13,64%, trên ao nuôi cá Rô phi vằn 1,72%, trên ao nuôi cá Điêu hồng và cá Tra chưa phát hiện sự nhiễm sán.
3.2. Thành phần loài Sán lá song chủ giai đoạn metacercariae trên cá nuôi
Định danh được 4 loài sán thuộc 2 họ sán lá (Cryptogonimidae và Heterophyidae) truyền qua cá, dựa vào khóa phân loại metacercariae (phụ lục 2, 3).
3.2.1.Sán lá Exorchis oviformis
Bào nang ấu trùng sán lá Exorchis oviformis được phân lập có hình elip, có thành mỏng và trong suốt, được nhận dạng nhờ đặc điểm đặc biệt là có điểm mắt ở hai bên hầu như ở hình 3.1.
Hình 3.1 Nang sán Exorchis oviformis (x100)
Ngoài ra, metacercariae của Exorchis oviformis còn có tuyến bài tiết hình chữ V đặc trưng, thể hiện ở hình 3.2.
Hình 3.2 Túi bài tiết hình chữ V của Exorchis oviformis (x40 và x100)
Nang sán Exorchis oviformis được phân lập từ mẫu cá Chẽm thu ở Cần Giờ.
3.2.2.Sán lá ruột nhỏ Centrocestus sp.
Nang sán Centrocestus sp. được phân lập từ mẫu cá Sặc điệp thu ở Bình Chánh. Ở hình 3.3, ấu trùng sán thoát khỏi nang có răng xếp vòng tròn thành 2 hàng xung quanh giác miệng, đây là đặc điểm nhận dạng của ấu trùng sán lá Centrocestus sp.. Ngoài ra, Centrocestus sp. còn có đặc điểm là có tuyến bài tiết hình chữ X quan sát ở hình 3.4.
Hình 3.3 Ấu trùng metacercaria của
Centrocestus sp. bị phá nang (x100)
Hình 3.4 Tuyến bài tiết hình chữ X ở
Centrocestus sp. (x100)
3.2.3.Sán lá ruột nhỏ Procerovum sp.
Nang sán Procerovum sp. được phân lập từ mẫu cá Sặc điệp thu ở Bình Chánh. Nang sán của Procerovum sp. có hình elip và có một túi bài tiết hình chữ D, sán có
Hình 3.5 Nang sán Procerovum sp. (x40)
3.2.4.Sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio
Nang sán Haplorchis pumilio được phân lập từ mẫu cá Trê thu ở Củ Chi, cá Rô phi vằn ở Bình Chánh. Haplorchis pumilio được nhận dạng nhờ đặc điểm là có hàng răng nhỏ xếp xung quanh giác bụng quan sát hình 3.6.
Hình 3.6 Giác bụng của Haplorchis pumilio (x100)
Ở hình 3.7, bào nang ấu trùng Sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio được phân lập từ cá có hình dạng giống trong mô tả về H. pumilio trong khóa định loại metacercariae của Murrell và cộng sự [18].
Hình 3.7 Nang sán Haplorchis pumilio (x100)
3.3. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự nhiễm sán lá song chủ trên cá nuôi và giải pháp kĩ thuật làm giảm nguy cơ nhiễm sán giải pháp kĩ thuật làm giảm nguy cơ nhiễm sán
Phương pháp phân tích hồi qui Binary logistic regression cũng được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của yếu tố mùa, yếu tố kĩ thuật nuôi đến tỉ lệ nhiễm metacercariae, chỉ số kiểm định P<0,05 được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố mùa, yếu tố kĩ thuật nuôi và sự xuất hiện sán lá trên cá.
3.3.1.Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa, loài cá và khu vực thu mẫu cá cá
Trong 60 ao thu mẫu ở mùa mưa có 9 ao nhiễm sán, còn trong 60 ao mùa khô thì chỉ có 1 ao nhiễm.
Bảng 3.4 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa, loài cá và khu vực thu mẫu cá thịt ở Cần Giờ,
Phân tích hồi qui Binary logistic regression cho thấy mối liên quan giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa là có ý nghĩa thống kê (P <0,05) hay yếu tố mùa ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán trên cá. Điều này có thể giải thích là do mùa mưa tạo điều kiện cho ốc phát triển và môi trường cho trứng sán lây lan, nhiễm lên ốc và sau đó nhiễm lên cá thông qua thức ăn hoặc là qua môi trường nước. Trong khi đó, mùa khô có lượng mưa ít, việc lan truyền trứng sán và ấu trùng sán trong môi trường nước không thuận lợi như ở mùa mưa nên tỉ lệ nhiễm sán trên cá ở mùa khô thấp hơn so với mùa mưa.
Kết quả phân tích có sự tương đồng với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của yếu tố mùa đến tỉ lệ nhiễm sán trên cá. Nghiên cứu của Thiện và cộng sự cho thấy tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô [43]. Theo Qi và cộng sự, tỉ lệ nhiễm sán trên cá cao nhất vào khoảng cuối mùa mưa [65]. Sự chuyển mùa ảnh hưởng đến sự lây truyền sán lá, như sự lây truyền ở ấu trùng cercariae của O. viverrini chịu sự ảnh hưởng của lượng mưa và yếu tố mùa. Ở C. chinensis,ấu trùng cercariae bắt đầu lây truyền từ tháng 5 đến tháng 10 ở Hàn Quốc [23]. Lượng mưa nhiều tạo điều kiện trứng sán và quần thể ốc gặp nhau, dẫn đến số lượng ốc nhiễm sán tăng và ấu trùng cercaria thoát ra từ ốc nhiễm lên cá tăng theo, tỉ lệ nhiễm sán trên cá cao vào mùa mưa.
Do không có trường hợp nhiễm sán trên loài cá Tra, cá Điêu hồng nên phân tích hồi qui được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa việc xuất hiện sán lá với 4 loài cá còn lại (Rô phi vằn, Trê lai, Chẽm, Sặc điệp). Kết quả phân tích hồi qui cho thấy mối liên quan giữa việc xuất hiện sán lá với loài cá thu mẫu là không có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với nơi thu mẫu (Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh) cũng không có ý nghĩa thống kê (P >0,05) hay nơi thu mẫu không phải là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự nhiễm sán, có thể do nguồn cá giống của các nơi thu mẫu giống nhau, cùng từ một nguồn cung cấp cá giống.
Sig. 95% C.I.for EXP(B)
Lower Upper
Mùa .029 1.275 84.998
Loài cá .069 .956 3.259
3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật nuôi đến sự nhiễm metacercariae
Một số kĩ thuật nuôi được chọn để khảo sát xem có ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm